7. Kết cấu của đề tài
2.5.3. Cơ hội để phát triển các điều kiện
- Năm 1997 Việt Nam ra nhập WTO nên đã có nhiều chính sách đổi mới, mở của hội nhập, tăng cường trao đổi hợp tác giữa các tổ chức trong khu vực và thế giới, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế luôn được cải thiện tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch, tạo động lực tăng trưởng của dòng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào du lịch nâng cao năng lực cạnh trạnh.
- Đảng và nhà nước ngày càng quan tâm, chú ý tới phát triển du lịch. Trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2020, tầm nhìn 2030 được triển khai sẽ ưu tiên đẩy mạnh phát triển sản phẩm DLST.
- Ngày nay khoa học công nghệ phát triển, máy móc thay thế con người nên thời gia rỗi gia tăng, đời sống, thu nhập của con người được cải thiện và nâng cao, nhu cầu giao lưu văn hóa ngày càng tăng, người dân có nhiều điều kiện đi du lịch hơn.
- Việt Nam là nước có nền kinh tế chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng, du lịch phát triển nhanh và là điểm đến an toàn thân thiện cho du khách.
- Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, xu hướng toàn cầu hóa và phát triển bền vững thì DLST là một loại hình được rất nhiều cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước quan tâm.
- Cuộc sống ngày càng phát triển, nhịp độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, du khách có xu hướng tìm kiếm những trải nghiệm mới và thiết thực, họ tìm kiếm những trải nghiệm càng lạ cuộc sống bình thường hàng ngày của họ càng tốt và muốn ghé thăm những điểm du lịch chưa bị ảnh hưởng nhiều của cuộc sống hiện đại.