Điều kiện tài nguyên du lịch sinh thái

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các điều kiện phát triển du lịch sinh thái Hà Giang (Trang 44)

7. Kết cấu của đề tài

2.3.1.Điều kiện tài nguyên du lịch sinh thái

Tài nguyên DLST của Hà Giang về cơ bản được chia thành hai nhóm là TNDLTN và TNDLNV. Sự đa dạng của nguồn TNDLTN (vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn, tài nguyên sinh vật…) lẫn nguồn TNDLNV (các di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội, những phong tục tập quán, nghề và làng nghề thủ công truyền thống…) là một trong những điều kiện quan trọng để phát triển DLST.

2.3.1.1. Tài nguyên tự nhiên

Nằm trong khu vực địa bàn vùng núi cao phía bắc lãnh thổ Việt Nam, Hà Giang là một quần thể núi non hùng vĩ, địa hình hiểm trở, có độ cao trung bình từ 800m đến 1200m so với mực nước biển. Hà Giang có tới 49 ngọn núi cao từ 500m - 2500m (10 ngọn cao 500m - 1000m, 24 ngọn cao 1000m - 1500m, 10 ngọn cao 1500m - 2000m và 5 ngọn cao từ 2000m - 2500m). Địa hình Hà Giang được chia thành 3 vùng rõ rệt sau:

Vùng một là vùng cao phía bắc còn gọi là cao nguyên Đồng Văn, gồm 4 huyện: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc. Độ cao trung bình từ 1.000m đến 1.600m, gồm nhiều khu vực núi đá vôi (chiếm khoảng 90% diện tích của trong vùng) nằm sát với chí tuyến bắc có độ dốc khá lớn, đặc trưng cho địa hình Karst. Trong 4 huyện thì Yên Minh được coi là vùng trũng hơn cả, chủ yếu là đồi núi thấp có độ cao trung bình 500m đến 700m. Cao nguyên đá Đồng Văn với chiều dài 145 km về phía Bắc là vùng núi đá hùng vĩ có 05 di tích cấp quốc gia và có những núi đá tai mèo sắc nhọn, những khe núi sâu, hẹp cùng nhiều vách đá dựng đứng, xen kẽ những dải núi cao là thung lũng với những dải đất hẹp.

Vùng hai là vùng cao phía Tây thuộc khối núi thượng nguồn sông Chảy gồm các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần và một số xã thuộc huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên. Độ cao trung bình của vùng từ 900m đến 1000m, sườn núi dốc, đèo cao, thung lũng và sông suối hẹp. Địa hình nơi đây phổ biến dạng vòm hoặc nửa vòm, quả lê, yên ngựa xen kẽ các dạng địa hình dốc, đôi khi sắc nhọn hoặc lởm chởm dốc đứng, bị phân cắt mạnh, nhiều nếp gấp.

Vùng ba là vùng đồi núi thấp (vùng đồi núi thung lũng sông Lô) gồm các huyện Bắc Mê, Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình và thành phố Hà Giang. Độ cao trung bình từ 50m đến 100m. Khu vực này có những dải rừng già xen kẽ những thung lũng tương đối bằng phẳng nằm dọc theo sông, suối. Đây là vùng đất phát triển nhất của Hà Giang, là vùng động lực về phát triển kinh tế xã hội bởi có rất nhiều thuận lợi trong canh tác, giao thông đường bộ và đường thủy. Đối với hoạt động DLST thì địa hình miền núi Hà Giang có nhiều ưu thế vì có sự kết hợp của nhiều dạng địa hình, vừa thể hiện vẻ đẹp hùng vĩ và thơ mộng của

thiên nhiên, vừa có khí hậu mát mẻ, không khí trong lành. Ở miền núi có nhiều đối tượng cho hoạt động du lịch. Đó là các sông suối, thác nước, hang động, rừng cây với thế giới sinh vật tự nhiên vô cùng phong phú. Miền núi còn là nơi cu trú của đồng bào các dân tộc thiểu số với đời sống và nền văn hóa đa dạng đặc sắc. Có sức hấp dẫn rất lớn đối với du khách.

Khí hậu

Là tỉnh miền núi cao nên khí hậu ở Hà Giang mang tính chất nhiệt đới gió mùa, lạnh rõ rệt so với vùng thấp và trung du kế cận. Nét nổi bật của khí hậu Hà Giang là duy trì độ ẩm trong năm cao, mưa nhiều và kéo dài, nhiệt độ mát và lạnh, ấm hơn vùng Đông Bắc nhưng lạnh hơn miền Tây Bắc. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 20,7ºC – 23,7ºC, dao động nhiệt độ ngày và đêm ở thung lũng diễn ra chênh lệch hơn vùng đồng bằng.

Bảng 2.2: Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm (Trạm Hà Giang)

Đơn vị tính: 0 C Tháng 2006 2007 2008 2009 2010 Cả năm 23,3 23,1 20,7 23,4 23,7 Tháng 1 16,7 15,2 14,7 14,2 17,9 Tháng 2 18,1 20,6 12,7 21,6 19,8 Tháng 3 20,2 21,5 20,3 20,9 21,7 Tháng 4 25,2 22,6 24,4 24,0 24,4 Tháng 5 26,2 25,7 26,3 25,7 28,0 Tháng 6 28,2 28,4 27,1 27,7 28,4 Tháng 7 28,4 27,6 27,2 27,9 28,4 Tháng 8 27,2 25,7 27,4 28,5 29,9 Tháng 9 26,2 25,8 27,1 27,6 27,4 Tháng 10 25,1 24,2 25,1 25,3 24,2 Tháng 11 22,2 19,2 19,4 19,6 19,6 Tháng 12 16,4 18,6 16,5 18,0 17,5

Chế độ mưa khá phong phú, bình quân hàng năm vào khoảng 1.500– 2.900 mm, riêng ở huyện Bắc Quang hơn 4.000mm, đây là một trong số những trung tâm mưa lớn nhất ở nước ta, số ngày mưa đạt tới 180 đến 200 ngày/năm. Hà Giang là một trong những vùng có độ ẩm cao và duy trì hầu như các mùa trong năm. Bình quân hàng năm 85% và sự dao động cũng không lớn, ranh giới giữa mùa mưa và mùa khô cũng không rõ rệt.

Bảng 2.3: Lượng mưa các tháng trong năm (Trạm Hà Giang)

Đơn vị tính: mm Tháng 2006 2007 2008 2009 2010 Cả năm 1.475,8 2.656,5 2.902,0 2.343,7 2.550,1 Tháng 1 3,4 42,3 14,1 15,8 61,4 Tháng 2 29,3 88,4 51,2 6,6 4,5 Tháng 3 60,0 81,8 28,9 62,4 101,4 Tháng 4 143,9 112,5 87,9 152,8 104,5 Tháng 5 143,9 217,8 176,8 584,0 140,5 Tháng 6 286,8 498,4 334,5 491,9 393,5 Tháng 7 297,5 1.033,0 876,8 507,6 738,8 Tháng 8 356,0 353,9 728,0 319,3 420,2 Tháng 9 56,9 173,2 293,7 145,9 302,8 Tháng 10 105,6 13,8 110,0 49,1 179,5 Tháng 11 31,4 11,6 170,0 4,0 58,6 Tháng 12 36,2 30,1 29,8 4,3 146,2

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang 2010

Lượng mây trung bình khoảng 7,5/10, tập trung cao nhất là cuối mùa đông, lên tới 8 – 9/10, tập trung cao nhất là cuối mùa đông, lên tới 8 – 9/10 và tương

đối ít nắng. Cả năm có khoảng 1.428 giờ nắng, tháng nhiều nhất chỉ đạt 181 giờ, tháng ít nhất khoảng 54 giờ.

Bảng 2.4: Giờ nắng các tháng trong năm (Trạm Hà Giang)

Đơn vị tính: giờ Tháng 2006 2007 2008 2009 2010 Cả năm 1.326,8 1.407,5 1.218,7 1.428,2 1.632,5 Tháng 1 55,9 42,1 50,2 65,2 54,2 Tháng 2 28,4 118,6 8,5 101,0 113,9 Tháng 3 39,7 60,7 69,0 63,5 70,3 Tháng 4 108,7 93,6 84,8 97,8 112,3 Tháng 5 148,3 174,2 140,4 134,2 143,0 Tháng 6 138,4 177,8 108,8 138,9 103,2 Tháng 7 154,5 109,9 133,2 137,9 168,9 Tháng 8 147,5 175,8 112,9 223,8 196,8 Tháng 9 179,4 127,9 194,7 175,7 348,6 Tháng 10 96,5 104,9 94,7 105,4 141,3 Tháng 11 140,1 159,6 134,2 114,6 113,6 Tháng 12 79,4 62,4 87,3 69,3 66,4

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang 2010

Đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa đã giúp cho cảnh quan thiên nhiên Hà Giang độc đáo và thơ mộng hơn tạo cơ sở cho Hà giang phát triển loại hình DLST.

Thủy văn

Ngoài những sông chính là sông Lô bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) chảy qua biên giới Việt - Trung (khu vực Thanh Thuỷ), qua thành phố Hà Giang, Bắc Quang về Tuyên Quang và sông Gâm bắt nguồn từ Trung Quốc qua Cao Bằng, Bắc Mê chảy xuống Tuyên Quang, còn có một số sông ngắn và nhỏ như

đoạn nguồn sông Chảy, sông Nho Quế, sông Miện, sông Bạc, sông Chừng, cùng với nhiều suối to, nhỏ nằm xen giữa núi rừng.

Sông ở Hà Giang có độ nông sâu không đều, độ dốc lớn nhiều thác ghềnh, không thuận lợi cho giao thông đường thủy, nhưng là nguồn nước chính phục vụ cho sinh hoạt, tưới tiêu, đảm bảo môi trường sinh thái, đặc biệt là phát triển thủy điện vừa và nhỏ.

Tài nguyên sinh vật

Những đặc điểm về địa hình và khí hậu tạo điều kiện cho Hà Giang có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng sinh học khá cao. Trên địa bàn tỉnh Hà Giang hiện có các khu bảo tồn thiên nhiên như: Tây Côn Lĩnh, Phong Quang (huyện Vị Xuyên), Du Già (huyện Yên Minh), Bát Đại Sơn (huyện Quản Bạ), khu di tích lịch sử Căng Bắc Mê, Khau Ca (Vị Xuyên). Theo số liệu thống kê hệ thực vật rừng có khoảng 377 loài thực vật bậc cao thuộc 109 họ, trong đó có nhiều loại cây quý hiếm cần được bảo vệ như: Pơ mu, Hoàng đàn, Đinh hương, Nghiến, Lát hoa, Trai lý, Trầm hương, Sến mật, Sa nhân, Kim giao…Hệ động vật rừng có khoảng 213 loài động vật có xương sống thuộc 25 bộ, 75 họ, trong đó có những loài động vật quý hiếm có trong sách đỏ Việt Nam như: Cu ly lớn, Cu ly nhỏ, Khỉ đuôi lợn, Voọc đen má trắng, Khỉ mặt đỏ, Voọc mũi hếch, Cáo, Gấu ngựa, Cầy vằn, Báo gấm, Sơn dương, Tê tê, Sóc lông tai, Gà lôi trắng, Hồng hoàng, Gà tiền, Tắc kè, Rồng đất, Trăn đất, Rắn hổ mang, Rắn cạp long, Ếch xanh…

Trong thập kỷ vừa qua một số loài mới đã được phát hiện trên địa bàn Hà Giang. Năm 2002, trong quá trình thực hiện chương trình Birdlife quốc tế tại Việt Nam, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã phát hiện một số loài mới gồm: Niệc mỏ vàng, Lá tách má nâu, Trèo cây lưng đen, Cá cóc Tam Đảo, Trắc bách Quản Bạ. Năm 2004, viện đã phát hiện thêm loài cây 7 lá 1 hoa tại huyện Đồng Văn.

Nguồn tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học cao đã tạo nên tính đặc sắc về tự nhiên của Hà Giang. Việc bảo tồn và phát huy các giá trị của nguồn tài nguyên này sẽ mang lại cho Hà Giang một nguồn lợi lớn về kinh tế thông qua các hoạt động tham quan du lịch.

2.3.1.2. Tài nguyên nhân văn

Các di tích lịch sử văn hóa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nói đến Hà Giang không thể không nói đến các di tích lịch sử văn hóa mà các dân tộc đã tạo dựng trong quá trình thích ứng và chinh phục để tồn tại và mưu sinh trên vùng đất này. Di tích trên địa bàn Hà Giang không dày đặc như nhiều địa phương khác nhưng khá độc đáo như: Căng Bắc Mê, Phố Cổ Đồng Văn, Di tích kiến trúc nghệ thuật Nhà Vương, Chùa Sùng Khánh, Cột cờ Lũng Cú...

- Căng Bắc Mê: Là một di tích lịch sử nằm trên địa phận bản Sáp, xã Yên Phú, huyện Bắc Mê, ở điểm cuối quốc lộ 34 Hà Giang – Bắc Mê. Di tích tựa lưng vào đỉnh Pu Luông, Phia Khao, dưới tán rừng tếch cổ thụ. Phía trước có dòng sông Gâm từ hướng Bắc đổ về, con suối Bác Mìa từ Yên Cường chảy ra – Núi non hùng vĩ nên thơ, đặc biệt ấn tượng là rừng Trẩu Vàng lá đẹp như tác phẩm hội họa thời phục hưng.

Vào năm 1983, thực dân Pháp lợi dụng nơi này tập trung trại giam để giam giữ các đồng chí hoạt động cách mạng bị bắt nhưng chưa kết án, trong đó có các đồng chí Xuân Thủy, Lê Giản, Nguyễn Văn Ngọc, Trần Văn Hiệu, Tô Các, nhà văn Nguyên Hồng…Đây là điểm du lịchvề nguồn hấp dẫn du khách.

- Phố Cổ Đồng Văn: dưới vách đá sừng sững, khu phố cổng Đồng Văn có hình vòng cung kéo dài hàng cây số về phía chân núi mang đậm nét cổ kính. Khu phố này đã tồn tại hơn 100 năm, với kiến trúc đặc biệt của vùng sơn cước: nền lát đá, từng trình đất, mái lợp ngói âm dương, các căn phòng nhỏ trong nhà được bố trí đặc biệt phù hợp với tập quán của nơi đây. Phố cổ Đồng Văn là kiến trúc cổ vùng cao quý hiếm đang được bảo vệ và là địa chỉ đến cho những du khách ưa thích tìm tòi khám phá lịch sử.

- Di tích kiến trúc nghệ thuật Nhà Vương (Sà Phìn, Đồng Văn): cách trung tâm huyện 12 km, là dinh thự của dòng họ Vương (Người Mông) một thời được coi là “Vua Mèo” cai quản cả khu vực cao nguyên Đồng Văn, án ngữ con đường buôn bán thuốc phiện xuyên quốc gia vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế XX. Triều

đại cuối cùng của “Vua Mèo” là ông Vương Chí Sình, sau là đại biểu quốc hội nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

Kiến trúc nhà Vương độc đáo có giá trị nghệ thuật, mô phỏng theo kiến trúc cổ Trung Hoa (đời Mãn Thanh). Với những đường cong, nét lượn, trạm trổ tinh xảo…, đây không chỉ là dinh thự, mà còn là pháo đài phòng thủ giữa cao nguyên đá.

- Chùa Sùng Khánh: nhân dân địa phương còn gọi là chùa làng Nùng - cách Thành phố Hà Giang 9km. Chùa Sùng Khánh do chú của Phụ Đạo (Tù trưởng) Nguyễn Ẩn dựng nên từ tháng Giêng năm Bính Thân thời Thiệu Phong (1356). Tháng 3 năm 1367 (sau 11năm) Thư sử trực phủ Tạ Phúc Ngao (hiệu Sở Khanh) kinh lý qua chốn này đã được mời soạn và viết bài Minh trên bia đá cho nhà chùa. Năm 1705 chùa được trùng tu, người ta đúc một quả chuông đồng trên đó khắc một bài Minh. Cho đến nay, những bài Minh trên vẫn còn nguyên giá trị nhân văn, nhắc nhở đồng bào các dân tộc đoàn kết, chăm lo sản xuất, giữ vững bờ cõi.

Cột cờ Lũng Cú: là cột cờ quốc gia nằm ở đỉnh Lũng Cú hay còn gọi là đỉnh núi Rồng (Long Sơn) có độ cao khoảng 1.700m so với mực nước biển, thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, nơi điểm cực Bắc của Việt Nam. Lá cờ rộng 54 m², tượng trưng cho 54 dân tộc gắn bó trên đất nước Việt Nam hình chữ S.

Các lễ hội

Mỗi dân tộc đều mang vẻ đặc trưng riêng, điều đó thể hiện rằng, đồng bào dân tộc ra rất tinh tế và tài hoa khéo léo. Họ biết tận dụng những ưu thế của chính dân tộc mình, phù hợp với điều kiện sống của từng địa phương. Cũng như nhiều vùng trên cả nước, Hà Giang cũng mang rất nhiều đặc trưng phong tục tập quán cũng như những truyền thống văn hóa riêng của từng dân tộc, tạo cho nơi đây sự đa dạng, đặc sắc thu hút sự quan tâm tìm hiểu và thưởng thức nét độc đáo trong đời sống của các dân tộc vùng cao nguyên. Tuy còn nhiều khó khăn nhưng nhân dân các dân tộc nơi đây vẫn luôn giữ được nét văn hóa truyền thống, mang bản sắc riêng của dân tộc mình.

Hàng năm, các dân tộc vùng cao tổ chức rất nhiều các lễ hội tryền thống, đặc biệt vào dịp tết, vào những ngày mùa xuân, 22 dân tộc là 22 phong tục khác nhau, mỗi dân tộc cũng toát lên vẻ đẹp của dân tộc mình thông qua các lễ hội của họ. Điển hình là Lễ Cúng thần rừng của dân tộc Pu Péo, Lế hội cầu mùa của dân tộc Dao, Lễ hội nhảy lửa của dân tộc Pà Thẻn, Lễ hội Gầu tào của người Mông, Lễ hội chợ tình Khâu Vai...

- Lễ Cúng thần rừng của dân tộc Pu Péo: Đây là lễ hội có từ lâu đời của dân tộc Pu Péo, tồn tại và phát triển cùng nhiều thế hệ người Pu Péo, là nét sinh hoạt tín ngưỡng dân gian, gắn với đời sống triết lý đa thần của cư dân nông nghiệp như: Thần Suối, Thần Sông, Thần Núi, Thần Rừng, Thần Cây…

- Lế hội cầu mùa của dân tộc Dao: là sự mở đầu cho một năm mùa màng bội thu, cầu mong mưa thuận gió hòa, mong mọi sự bình yên, thi đua bảo vệ rừng, phát triển sản xuất, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc, loại bỏ những hủ tục lạc hậu.

Bên cạnh lễ hội đó, đồng bào người dân tộc Dao có một số tín ngưỡng về thần linh, ma quỷ và một số tục lệ thờ cúng truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, một trong những tục thờ cúng ấy là Lễ Cấp Sắc. Lễ cấp sắc được coi là một nghi lễ không thể thiếu trong cuộc đời người dân tộc Dao, được tổ chức vào dịp cuối năm, và đây là lễ hội không thể thiếu dành cho người đàn ông dân tộc Dao và với người Dao, người đàn ông khi được cấp sắc mới được coi là đàn ông trưởng thành.

- Lễ hội nhảy lửa của dân tộc Pà Thẻn: được xem là một lễ hội mang đầy sự huyền bí, hoang sơ. Lễ hội được tổ chức vào hàng năm khi mùa màng đã thu hoạch xong. Trong phần lễ hội, đồng bào sẽ nhảy múa trên than hồng bằng đôi chân trần nhằm trừ ma tà, cầu cho mùa màng tươi tốt, gia súc đầy đàn, con cháu được khỏe mạnh.

- Lễ hội Gầu tào của người Mông: là lễ hội độc đáo của người dân tộc Mông.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các điều kiện phát triển du lịch sinh thái Hà Giang (Trang 44)