7. Kết cấu của đề tài
3.2.6. Giải pháp về đào tạo nhân lực
Giống như mọi ngành kinh tế khác vấn đề con người, trình độ nghiệp vụ là những vấn đề quan trọng có tính then chốt đối với sự phát triển của ngành du
lịch. Vì vậy cần phải có những giải pháp để phát triển nguồn nhân lực du lịch Hà Giang như sau:
Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống chính sách, cơ chế quản lý và cơ chế hỗ trợ
phát triển nguồn nhân lực du lịch, từ đó sẽ vạch ra kế hoạch cụ thể để thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch. Đồng thời, ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ đào tạo, thu hút lao động làm việc trong ngành du lịch.
Thứ hai, liên kết với các địa phương và kết hợp đào tạo với các trường
nghề, trường trung cấp, trường cao đẳng, trường đại học tổ chức thường xuyên các lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý văn hóa kinh doanh du lịch cho tất cả đội ngũ lao động đang làm việc tại các khu du lịch, các cơ sở dịch vụ du lịch.
- Mở các lớp đào tạo ngắn hạn về kỹ năng HDVDL, kỹ năng công tác xã hội cho các đối tượng gồm cán bộ làm công tác quản lý du lịch của Sở VHTT&DL, Ban quản lý CVĐCTC Cao nguyên đá Đồng Văn, cán bộ phụ trách công tác du lịch, hướng dẫn viên, thuyết minh viên các tour, tuyến du lịch của tỉnh. - Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nhận thức cộng đồng về DLST cho đội ngũ tuyên truyền viên cơ sở gồm đại diện Mặt trận tổ quốc, Hội cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội phụ nữ và Đoàn thanh niên các xã và thị trấn trên địa bàn các huyện.
- Mở các lớp tập huấn kỹ năng phục vụ du lịch và biểu diễn văn nghệ cho các làng du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh, tập huấn quản lý nhà nước về du lịch cho cán bộ cấp huyện, cán bộ của các ban quản lý, tập huấn bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý nhà nước về du lịch cho đối tượng là cán bộ thuộc các sở, ngành, chiến sĩ công an và biên phòng trên địa bàn tỉnh.
Thứ ba, Tăng cường công tác hợp tác quốc tế về nguồn nhân lực, kết hợp
các dự án nước ngoài để đào tạo du lịch.
- Mở lớp bồi dưỡng về nâng cao năng lực cho HDVDL. Đối tượng tham gia là những người trực tiếp làm HDVDL và quản lý HDVDL của các đơn vị, cơ sở, doanh nghiệp liên quan đến cung cấp dịch vụ du lịch trong địa bàn tỉnh; đại diện các Phòng Văn hóa thông tin; đại diện một số làng văn hóa du lịch.
Thứ tư, đào tạo tại chỗ và đào tạo lại về nghiệp vụ kỹ năng chuyên muôn, ngoại ngữ cho đội ngũ lao động trong các cơ sở kinh doanh du lịch. Việc đào tạo này có thể thực hiện bằng hình thức:
- Những người giỏi nghề truyền cho những người mới, người chưa có kinh nghiệm trong từng công việc cụ thể sao cho thành thạo dần.
- Mời giảng viên về du lịch về dạy các lớp bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ và kỹ năng tại chỗ, đào tạo ngoại ngữ và cung cấp những kiến thức về môi trường sinh thái như: cảnh quan tự nhiên, các giá trị DLST, hiểm họa môi trường sinh thái với phát triển kinh tế - xã hội, phát triển du lịch, xã hội hóa du lịch... Các kiến thức về nhu cầu, sở thích, thói quen, tập quán giao tiếp ứng xử của khách du lịch.
Thứ năm, tổ chức điều tra xác định nhu cầu và đối tượng đào tạo cụ thể về du lịch.
Thứ sáu, Nguồn kinh phí đào tạo nhân lực được huy động từ ngân sách hỗ trợ
phát triển du lịch, ngân sách đào tạo cán bộ quản lý của nhà nước; từ các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn đầu tư; từ tổ chức và các đơn vị tham gia khóa học và từ các nguồn tài chính khác.
Bên cạnh các hình hức đào tạo ngắn hạn, đào tạo lại thì điều cốt lõi trong đào tạo nguồn nhân lực du lịch Hà Giang cần phải được đào tạo mang tính chuyên sâu, chuyên nghiệp.