7. Kết cấu của đề tài
2.3.3. Điều kiện nhân lực
Theo số liệu của báo cáo đánh giá nguồn nhân lực du lịch năm 2012 của Trung tâm Xúc tiến Du lịch Hà Giang, hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có 1.032 lao động phục vụ trong ngành du lịch, trong đó: trình độ đại học và trên đại học có 46 người; cao đẳng, trung cấp: 82 người; đào tạo khác: 615 người và chưa qua đào tạo: 289 người. (xem phụ lục 4)
Lao động trong lĩnh vực quản lý du lịch (lao động trong các cơ quan quản lý nhà nước vể du lịch cấp tỉnh, huyện; lao động trong các đơn vị sự nghiệp hoạt động
du lịch) 37 người, lao động trong các doanh nghiệp: 49 người (trong đó có 4 người là quản lý; 45 người là HDVDL và nhân viên lữ hành)
Tổng số lao động trong cơ sở lưu trú trên địa bàn toàn tỉnh (đến ngày 31/7/2012) là 360 người trong đó (Quản lý: 102 người, nhân viên phục vụ là: 258 người). Số lao động được đào tạo, đào tạo ngắn hạn là 167 người; số lao động chưa qua đào tạo là 193 người. Lao động trong các nhà hàng ăn uống và các dịch vụ khác: 586 người.
Trong năm 2012, sở VHTT & DL đã liên kết mở 5 lớp đào tạo cho đội ngũ cán bộ làm du lịch trong đó có 2 lớp thuyết minh và hướng dẫn viên và 3 lớp đào tạo cho người dân các địa bàn có di tích văn hóa. Ban quản lý CVĐCTC cũng mở 3 lớp bồi dưỡng năng lực cho HDVDL địa chất. Tuy nhiên các lớp đào tạo mới mang tính chất tạm thời chưa đào tạo sâu về nghiệp vụ du lịch.
Nhìn chung, lực lượng lao động trong lĩnh vực kinh doanh du lịch tăng nhanh về số lượng nhưng chất lượng còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu. Đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh du lịch vừa thiếu, vừa yếu không theo kịp nhu cầu đòi hỏi hiện nay trên địa bàn tỉnh. Chất lượng lao động nghiệp vụ ở các doanh nghiệp du lịch còn nhiều hạn chế. Lao động được đào tạo trình độ sơ cấp và bỗi dưỡng ngắn ngày chiếm tỷ lệ khá cao. Tổng số lao động trình độ ngoại ngữ nói chung còn thấp, tính chuyên nghiệp chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu.