Khái quát về du lịch Hà Giang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các điều kiện phát triển du lịch sinh thái Hà Giang (Trang 40)

7. Kết cấu của đề tài

2.1.Khái quát về du lịch Hà Giang

Hà Giang là tỉnh miền núi cao, nằm ở cực Bắc Việt Nam, ở tọa độ địa lý 22º10´ đến 23º30´ độ vĩ Bắc, 104º20´ đến 105º34´ độ kinh Đông. Phía Bắc giáp với tỉnh Vân Nam và Quảng Tây của Trung Quốc; phía Nam giáp với tỉnh Tuyên Quang, phía Đông giáp với tỉnh Cao Bằng, phía Tây giáp với tỉnh Yên Bái và Lào Cai.

Tổng diện tích tự nhiên của Hà Giang là 7.945,79km² với 277,525km đường biên giáp với Trung Quốc. Trong đó theo đường chim bay, chỗ rộng nhất từ Tây sang Đông dài 115 km và từ Bắc xuống Nam là 137 km [24, tr.7].

Hà Giang có 10 huyện và một thành phố, gồm 195 xã, phường thị trấn. Thành phố Hà Giang là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh.

Như vậy, nhìn chung vị trí địa lý của Hà Giang có nhiều điều kiện để phát triển du lịch, cũng như DLST. Tuy nhiên, vị trí này cũng gặp không ít khó khăn đó là dễ bị cạnh tranh về các sản phẩm du lịch với các tỉnh trong khu vực, cũng như cạnh tranh về nguồn khách. Do đó, để du lịch Hà Giang ngày càng phát triển, cần phải có các biện pháp thích hợp để khai thác tối đa thuận lợi về mặt vị trí và hạn chế tối thiểu những rủi ro trong ngành.

Trong những năm qua, ngành du lịch Hà Giang đã duy trì được tốc độ tăng trưởng hàng năm trên 20%, hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế xã hội và tăng trưởng GDP chung của tỉnh.

Cùng với sự phát triển của du lịch Việt Nam, hoạt động du lịch ở Hà Giang đã có bước phát triển khả quan, đời sống vật chất nhân dân đã từng bước được cải thiện, công tác xóa đói giảm nghèo bền vững, an ninh được giữ vững…cơ sở hạ tầng của tỉnh tiếp tục được đầu tư xây dựng và hoàn thiện, tạo điều kiện cho việc khai thác các tiềm năng du lịch và phát triển du lịch. Đặc biệt vào tháng 10 năm 2010, Cao nguyên đá Đồng Văn được công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu.

Đây là cơ hội mới cho hình ảnh du lịch của Hà Giang đến được với du khách trong và ngoài nước.

Sự phát triển của du lịch Hà Giang được thể hiện qua các chỉ tiêu du lịch như lượng khách, doanh thu cụ thể:

- Về lượng khách: năm 2007 đạt 165.838 lượt người, năm 2008 đạt 187.909 lượt người, năm 2009 đạt 250.535 lượt người, năm 2010 đạt 301.334 lượt người, năm 2011 đạt 329.937 lượt người.

- Về doanh thu: năm 2007 đạt 135 tỷ đồng, năm 2008 đạt 155 tỷ đồng, năm 2009 đạt 202 tỷ đồng, năm 2010 đạt 308,9 tỷ đồng, 2011 đạt 337 tỷ đồng.

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động du lịch Hà Giang từ năm 2007 - 2011

ST T CHỈ TIÊU ĐVT NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 I Doanh thu du lịch, dịch vụ Tỷ đồng 135 155 202 308,9 337 II Tổng lƣợng khách du lịch đến với Hà Giang Lƣợt 165.838 187.909 250.535 301.334 329.937 1 Khách du lịch quốc tế Lượt 44.780 49.445 50.182 48.030 40.376

Khách đến từ Trung Quốc Lượt 42.768 45.129 46.667 44.108 35.359

Khách đến từ các nước

khác Lượt 2.012 4.316 3.515 3.922 5.015

2 Khách du lịch nội địa Lượt 121.058 138.646 200.353 253.304 289.561

Nguồn: Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Hà Giang

Qua kết quả hoạt động của du lịch Hà Giang từ năm 2007 – 2011 có thể thấy cùng với sự gia tăng về lượng khách thì doanh thu từ du lịch trong những năm qua cũng không ngừng được tăng lên.

Đối với hoạt động DLST đây là loại hình du lịch còn khá mới mẻ ở Hà Giang vì vậy đến thời điểm hiện nay chưa có số liệu thống kê riêng về du khách đi theo loại hình này. Tuy nhiên qua nghiên cứu về tình hình hoạt động kinh doanh của

du lịch Hà Giang, cũng như phân tích một cách khái quát các dữ liệu về khách du lịch đến Hà Giang trong thời gian qua cho thấy:

- Khách du lịch đến Hà Giang chủ yếu là khách thăm quan thuần túy, khách du lịch đại trà đi theo các tour được tổ chức thành các đoàn, đi theo các công ty lữ hành hoặc có thể do khách tự tổ chức.

- Theo tiêu chí của DLST và đặc điểm tiêu dùng của khách DLST cho thấy hiện nay ở Hà Giang hầu như không có khách DLST, ngoại trừ số ít các nhà nghiên cứu môi trường sinh thái đến thăm và nghiên cứu công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn.

2.2. Điều kiện chung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các điều kiện phát triển du lịch sinh thái Hà Giang (Trang 40)