7. Kết cấu của đề tài
3.2.4. Giải pháp marketing
Bên cạnh những tiềm năng vốn có của Hà Giang cần phải có một chiến lược marketing phù hợp để Hà Giang trở thành một địa chỉ du lịch hấp dẫn để khách DLST sẽ ngày càng tìm đến với Hà Giang nhiều hơn.
Để phát triển DSLT cần phải định hướng thị trường, xác định được thị trường mục tiêu trọng điểm. Việc đặt trọng tâm vào quảng bá thị trường phải dựa trên cơ sở nhu cầu du lịch của khách. .
Đối với thị trường nội địa
Trong bối cảnh ngành du lịch Hà Giang còn chưa phát triển. Thì đây sẽ là thị trường chủ chốt của du lịch Hà Giang từ nay đến năm 2015. Đối tượng trọng điểm là thị trường Hà Nội, đầu mối giao thông và kinh doanh du lịch của khu vực miền Bắc.
Nguồn khách DLST nội địa tiềm năng là các học sinh, sinh viên, giáo viên tại tại các trường trung học, cao đẳng đại học, các nhà khoa học tại các viện nghiên cứu thuộc các tỉnh phí Bắc. Đặc biệt nên chú tâm tới đối tượng khách là các nhà hoạt động môi trường, các cơ sở nghiên cứu đào tạo du lịch, văn hóa, sinh học, địa chất...vì đối tượng khách này không chỉ có nhu cầu tiêu dùng sản phẩm DSLT mà với kiến thức, kinh nghiệm của họ sẽ giúp đưa ra những ý kiến đóng góp về phát triền DLST Hà Giang ngày một bền vững hơn.
Ngoài ra, Hà Giang cần có những chính sách phát triển du lịch nhắm tới thị trường miền Nam, để đón đầu lượng khách đang ngày một tăng này.
Đối với thì trường quốc tế
Sau khi đã đạt được những yêu cầu cơ bản về cơ sở vật chất, hoa học kỹ thuật và trình độ nghiệp vụ. Hà Giang sẽ tập trung vào thị trường khách DLQT. Mục tiêu cho giai đoạn sau 2015 là thu hút khách nước ngoài, từng bước đưa thị trường DLQT thành thị trường trọng điểm của Hà Giang.
Xác định thị trường tiềm năng là Châu Âu, Bắc Mỹ thị trường mong đợi là khách Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc và mỗi một thị trường cần phải quan tâm đến cơ cấu nguồn khách chẳng hạn như nguồn khách Châu Âu, Nhật Bản ưa thích DLST nhẹ nhàng ngắn ngày trong khi đó thị trường Bắc Mỹ, Úc muốn khám phá loại hình du lịch mạo hiểm như leo núi, chinh phục điểm du lịch bằng xe mô tô, xe đạp địa hình...Đồng thời, đối với thị trường khách quốc tế cần
phải tăng cường Marketing trực tuyến vì đối tượng khách DLQT thường tìm kiếm sản phẩm, đăng ký tour DLST trên các trang mạng.
3.2.4.2. Xúc tiến quảng bá
Sản phẩm du lịch là một loại sản phẩm đặc biệt, nơi sản xuất và nơi tiêu thụ diễn ra trong cùng một không gian và thời gian vì vậy công tác xúc tiến quảng bá đóng vai trò rất quan trọng. Để người tiêu dùng biết đến sản phẩm DLST Hà Giang công tác này phải được đầu tư đầy đủ cả về nội dung lẫn hình thức:
Tiến hành xây dựng sản phẩm du lịch giai đoạn 2015 – 2020.
Xây dựng hình ảnh thông qua biểu tượng và tiêu đề du lịch. Tổ chức cuộc thi sáng tác biểu tượng và tiêu đề cho du lịch Hà Giang. Đây là cơ sở cho chiến dịch quảng cáo và thiết kế ấn phẩm quảng cáo một cách chuyên nghiệp.
- Quảng bá giới thiệu nguồn tài nguyên du lịch: sự hùng vĩ của Cao nguyên đá Đồng Văn, ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, nét văn hóa mang đậm màu sắc các dân tộc cao nguyên, các sản phẩm dệt lanh truyền thống, những sản phẩm của núi đá cao nguyên...
- Tuyên truyền quảng bá hướng sản phẩm DLST tới thị trường trong và ngoài nước.
- Tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị, họp báo triển lãm có tính định kỳ, thường xuyên để tuyên truyền quảng bá về sản phẩm du lịch đặc trưng của Hà Giang.
- Chủ động lập kế hoạch tốt các hội chợ, các cuộc hội thảo, các sự kiện về du lịch. Tham gia các hội chợ du lịch trong nước và quốc tế để giới thiệu về sản phẩm du lịch.
- Xây dựng và phát triển thương mại điện tử cho toàn ngành du lịch. Tăng cường quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đầu tư, đổi mới thiết kế, market các ấn phẩm du lịch như: bản tin du lịch, cẩm nang du lịch, tờ rơi, tờ gấp, bản đồ du lịch, đĩa VCD, nội dung hình ảnh trên các trang thông tin điện tử...tạo sự hấp dẫn và phong phú về thông tin.
- Tham gia các sự kiện du lịch trong và ngoài nước.
- Tổ chức các FAM tour, mời các nhà điều hành tour lớn trong nước và quốc tế tham dự. Đây là cách làm hiệu quả để quảng bá sản phẩm du lịch. Sau khi tham dự tour các nhà điều hành đã được tận mắt chững kiến những ấn tượng về Hà Giang, sau đó họ sẽ tự động đưa hình ảnh và thông tin về DLST Hà Giang các Brochure, website của mình như một điểm đến hấp dẫn.
- Để công tác xúc tiến du lịch của tỉnh Hà Giang thực sự phát triển sâu rộng và hiệu quả, trong điều kiện nguồn kinh phí còn hạn hẹp, nhất thiết phải có sự đoàn kết, phối hợp toàn diện sự hợp tác, đồng thuận của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch từ Trung ương đến địa phương, của cộng đồng các doanh nghiệp và người dân địa phương trong việc thực hiện đồng bộ các giải pháp. Sự kết hợp các yếu tố nội lực và ngoại lực trong hoạt động xúc tiến du lịch sẽ đưa Hà Giang trở thành điểm đến hấp dẫn và có sức lôi cuốn mạnh mẽ không chỉ bằng phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, phong tục tập quán đặc sắc mà còn bằng chất lượng dịch vụ, sự thân thiện hiếu khách của người dân.
3.2.4.3. Xây dựng quản lý và phát triển thương hiệu du lịch sinh thái Hà Giang
Sau sự kiện Công viên đá Đồng Văn được tổ chức UNESCO công nhận là CVĐCTC, ruộng bậc thang Hoàng Su Phì được công nhận di tích quốc gia, các tổ chức thông tin đại chúng biết về Hà Giang nhiều hơn, hình ảnh Hà Giang đã xuất hiện trên các tạp chí...ở trong và ngoài nước. Đã đến lúc ngành Du lịch tỉnh phải xây dựng biểu tượng và tiêu đề riêng cho Du lịch của tỉnh nhà để qua đó làm cơ sở cho việc quảng bá thương hiệu, hình ảnh du lịch Hà Giang một cách nhất quán và chuyên nghiệp:
- Xây dựng và phát triển thương hiệu DLST Hà Giang, thương hiệu du lịch vùng, điểm đến, thương hiệu mạnh của doanh nghiệp du lịch, thương hiệu sản phẩm du lịch, các địa danh nổi tiếng, các thương hiệu hàng hóa dịch vụ để tạo ra hệ thống hình ảnh, thông điệp bền vững về sản phẩm DLST Hà Giang.
- Phát triển thương hiệu phải được tiến hành một cách chuyên nghiệp, duy trì lâu dài, đảm bảo tác động trực tiếp tới thị trường mục tiêu. Tiếp thu kinh nghiệm trong vào ngoài nước về phát triển thương hiệu.
- Nguồn vốn xây dựng thương hiệu từ ngân sách hỗ trợ du lịch của tỉnh, các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn đóng góp, nguồn tài trợ từ các tổ chức phát triển cộng đồng trong và ngoài nước.
- Thương hiệu được du lịch được nhà nước, hiệp hội nghề nghiệp du lịch bảo hộ, tôn vinh. Mở rộng công nhận một số thương hiệu hàng hóa, hàng lưu niệm, dịch vụ liên quan gắn liền với hệ thống thương hiệu du lịch.