Giải pháp tăng cường thu hút cộng đồng vào hoạt động du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các điều kiện phát triển du lịch sinh thái Hà Giang (Trang 98)

7. Kết cấu của đề tài

3.2.5. Giải pháp tăng cường thu hút cộng đồng vào hoạt động du lịch

Người ta cho rằng DLST thường là phương tiện để đạt được hai mục tiêu là phát triển cộng đồng và bảo tồn thiên nhiên. Nhưng thực tế công đồng địa phương thường bị đứng ngoài các dự án du lịch. Do vậy, muốn phát triển DLST theo hướng bền vững thì việc thu hút cộng đồng vào hoạt động du lịch là việc làm quan trọng và cần thiết. Để thu hút cộng đồng địa phương cần đưa ra những chính sách cụ thể như:

- Nghiên cứu phát triển các nghành nghề sản xuất nông lâm nghiệp, nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống, bản sắc văn hoá, phong tục tập quán, lễ hội và nâng cao trình độ dân trí của địa phương.

- Xây dựng quy hoạch du lịch với sự tham gia của cộng đồng ngay từ đầu. Hình thành các phân khu cung cấp dịch vụ, các tuyến thăm quan với các sản phẩm văn hoá địa phương.

- Miễn thuế kinh doanh một số năm đầu cho các hộ gia đình kinh doanh các dịch vụ phục vụ khách DLST.

- Hỗ trợ các hộ gia đình tham gia hoạt động du lịch vốn ưu đãi để kinh doanh và cải thiện cuộc sống. Khi đời sống người dân được nâng cao thì con người sẽ trở lên văn minh hơn, họ thấy được lợi ích của du lịch và làm du lịch tốt hơn, từ đó ý thức bảo vệ môi trường được nâng lên và họ có ý thức tự giác ủng hộ DLST, chủ động tuyên truyền nhắc nhở du khách không làm ảnh hướng tới môi trường khi đi tham quan du lich.

- DLST phụ thuộc rất nhiều vào cộng đồng và cũng ảnh hưởng nhiều đến đời sống của họ vì vậy phải chia sẻ với cộng đồng lợi ích từ nguồn thu lệ phí để hỗ trợ phát triển cộng đồng địa phương cho họ thấy được lợi ích từ hoạt động DLST, giúp đỡ nhân dân địa phương học cách quản lý tài nguyên, giúp họ có điều kiện tham gia quản lý du lịch thể hiện vai trò làm chủ của họ đối với du lịch.

- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân địa phương để nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên và các giá trị văn hóa bản địa bằng các phương tiện thông tin đại chúng, tài liệu, tờ rơi, hay mở các lớp tập huấn, câu lạc bộ.

- Khuyến khích sự tham gia của cộng cồng địa phương vào hoạt động kinh doanh du lịch, kết hợp với các chính sách xóa đói giảm nghèo của địa phương bằng các hoạt động du lịch cộng đồng tạo công ăn việc làm cho người dân, đưa người dân hưởng lợi từ việc phát triển du lịch bằng cách xây dựng và mở rộng các loại hình du lịch Homestay phụ vụ du khách.

- Để tránh các biểu hiện tiêu cực do người dân gây ra gây ảnh hưởng tới du khách như bán hàng rong, chèo kéo chặt chém khách, hay ăn xin... cần nâng cao nhận thức cộng đồng địa phương trong hoạt động phát triển du lịch và có chính sách quản lý chặt chẽ về giá cả phục vụ du khách.

- Hướng dẫn người dân những kiến thức sơ đẳng về bảo vệ môi trường, về việc phân loại các chất thải, tác hại của chất thải bừa bãi đến đời sống con người và hệ sinh thái. Từ đó hướng dẫn cho cộng đồng các phương pháp giữ gìn vệ sinh và bảo vệ một trường.

Có thể nói, phần lớn người dân ở các huyện vùng cao Hà Giang còn nghèo, trình độ dân trí chưa cao để phát triển du lịch bền vững cần khuyến khích họ tham gia hoạt động DLST, chia lợi nhuận cho họ và giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các điều kiện phát triển du lịch sinh thái Hà Giang (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)