7. Kết cấu của đề tài
2.3.5. Nhận xét điều kiện cung
- Về tài nguyên: Tài nguyên thiên nhiên của Hà Giang được hình thành bởi các yếu tố địa hình, địa chất, khí hậu thủy văn và sinh vật tạo nên cảnh quan hùng vĩ, đặc sắc. Sự kết hợp của TNDLTN cùng TNDLNV rất thuận lợi cho việc phát triển DSLT. Tuy nhiên việc khai thác các tài nguyên du lịch phục vụ cho DLST vẫn chưa mang đầy đủ những đặc trưng vốn có của nó, chỉ mới dừng lại ở việc khai thác phục vụ du lịch tự nhiên, du lịch đại chúng do đó đã bắt đầu bộ lộ những yếu kém, gây tác động xấu đến môi trường, cảnh quan.
- Về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch: Có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng, hiện tại vẫn đang tiếp tục được quan tâm đầu tư. Tuy nhiên việc quan tâm đầu tư, quản lý chưa đúng mức nên cơ sở vật chất vẫn còn khó khăn, chất lượng dịch vụ thấp và chưa đủ để đáp ứng du khách. Đặc biệt là mỗi dịp tổ chức lễ hội lượng khách du lịch đến Hà Giang rất đông nhưng địa phương lại không đáp ứng được đầy đủ nhu cầu chỗ ăn, nghỉ cho du khách. Về giao thông, đi lại còn khó khăn, không thuận tiện, chủ yếu là đường bộ. Về dịch vụ thương mại chủ yếu phục vụ nhu cầu của nhân dân mà chưa đáp ứng được nhu cầu dịch vụ du lịch của du khách.
- Về nguồn nhân lực: Hà Giang có nguồn nhân lực lớn có thể thỏa mãn nhu cầu phát triển du lịch dài hạn nhưng do mặt bằng dân trí thấp, phần lớn lao động chưa qua đào tạo, thêm vào đó các dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh chủ yếu phát triển với quy mô nhỏ, mang tính tự phát, thiếu sự đầu tư và chỉ đạo của nhà nước nên chưa sử dụng được nguồn nhân lực dồi dào này.
- Về tuyến du lịch và sản phẩm du lịch: Nhìn chung quy mô và chất lượng các sản phẩm chưa phát triển, chưa có sản phẩm đặc trưng về DLST. Hiện nay
nhiều công ty du lịch đã tổ chức tour đến Hà Giang nhưng số lượng tour còn hạn chế, tổ chức chưa thường xuyên và lượng du khách không lớn.
Tóm lại, nếu du lịch Hà Giang quan tâm đầu tư và khai thác hợp lý các điều kiện cung DLST thì đây sẽ trở thành điểm đến không thể bỏ qua của du khách trong và ngoài nước.