Giải pháp phát triển sản phẩm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các điều kiện phát triển du lịch sinh thái Hà Giang (Trang 84)

7. Kết cấu của đề tài

3.2.3. Giải pháp phát triển sản phẩm

3.2.3.1. Đa dạng hóa sản phẩm

Ngày nay, nhu cầu sở thích của khách du lịch rất đa dạng nên để thu hút được nhiều đoạn thị trường cần có những sản phẩm phù hợp với những nhu cầu, sở thích và khả năng thanh toán (cầu du lịch) của họ.

Để sản phẩm DLST Hà Giang có khả năng cạnh tranh với sản phẩm của các vùng, các miền trong cả nước du lịch Hà Giang phải thực hiện chiến lược đa

dạng hóa sản phẩm, để tăng tính cạnh tranh cao cho du lịch Hà Giang tỉnh nên dựa vào thế mạnh về điều kiện tự nhiên và nhân văn cụ thể như:

Phát triển loại hình du lịch sinh thái tự nhiên

- Tổ chức các tour du lịch mạo hiểm với hành trình chinh phục Hà Giang bằng xe phân khối lớn hoặc xe đạp địa hình.

- Tổ chức tour tham quan cảnh đẹp và hệ sinh thái núi cao: trong công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn có thể khai thác rất tốt loại hình du lịch này. Du khách có thể đến thăm các danh lam thắng cảnh của cao nguyên (những rừng đá, hoang mạc đá, hẻm vực, tháp kim, hang động...) kết hợp xem xét thảm thực vật độc đáo mọc trên núi đá vôi và núi đất hoặc dã ngoại gắn với môi trường thiên nhiên rừng nguyên sinh Du Già, Tùng Vài, Vần Chải, Bát Đại Sơn...Khu vực này chứa nhiều giá trị sinh học, đặc biệt là tại khu bảo tồn thiên nhiên Du Già và giá trị đặc hữu của khu bảo tồn Voọc mũi hếch ở khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Khau Ca.

- Tổ chức các tour du lịch nghỉ dưỡng: Khu vực CVĐCTC nơi phù hợp để tổ chức loại hình du lịch này là khu cao nguyên Làng Đán, xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ, đây là nơi có địa hình khá bằng phẳng, nằm ở độ cao 1000m (gần tương đương với khu nghỉ mát Sapa của tỉnh Lào Cai), khí hậu trong lành, phong cảnh đẹp. Ngoài việc phát triển các khu nghỉ dưỡng còn có thể kết hợp khai thác các loại cây thuốc nam làm dược liệu quý để hình thành các trung tâm điều dưỡng chữa bệnh góp phần tăng cường và phục hồi sức khỏe, sự sảng khoái du khách sau những tháng ngày làm việc vất vả. Tuy nhiên việc khai thác phải đảm bảo không ảnh hưởng tới hệ sinh thái và gây hại tới môi trường.

Phát triển du lịch sinh thái nhân văn

- Xây dựng tour du lịch ở và tìm hiểu đời sống của người dân bản địa (Homestay). Đặc biệt là Homestay dành cho đối tượng khách quốc tế. Khách nước ngoài họ sẽ rất thích thú khi được lưu trú ở ngôi nhà của đồng bào các dân tộc Hà Giang. Ở đó họ sẽ được tìm hiểu về phong tục tập quán, nếp sống của người dân bản địa và được trải nghiệm như một người bản xứ.

- Các tour thăm quan nên tập trung khai thác các yếu tố mang những dấu ấn văn hóa bản địa: tham quan nghiên cứu về các dân tộc, tìm hiểu đời sống người dân, tìm hiểu phong tục tập quán, đám cưới các dân tộc, trồng lúa, trồng cây, treckking bản làng, thăm nhà dân, thăm quan và học việc tại các làng nghề, khám phá văn hóa chợ phiên.

- Cần quy hoạch, nâng cấp các làng văn hóa đặc trưng cho các dân tộc thiểu số theo hướng truyền thống, sạch sẽ, khắc phục những biểu hiện phản cảm, thiếu vệ sinh, gây tác hại xấu tới môi trường. Các làng được chọn để quy hoạch phải là những làng tiêu biểu cho các dân tộc khác nhau, ở những vị trí không quá khăn về giao thông. Mở rộng mạng lưới làng DLST áp dụng mô hình “mỗi làng một sản phẩm” có thể áp dụng với một số làng như:

+ Làng Rượu ngô xã Cán Tỷ (Quản Bạ): hiện nay xã đã có khoảng 10 hộ nấu rượu ngô men lá tự phát. Hệ thống đường bộ, hệ thống điện, thông tin viễn thông khá hoàn chỉnh tuy nhiên các tiêu chí các cần thiết cho DLST chưa được đầu tư thích đáng. Để phát triển du lịch và sản phẩm rượu ngô trở thành thương hiệu của làng cần tiến hành đầu tư xây dựng lại khu đất bằng phẳng ven sông Miện với hệ thống nhà xưởng sản xuất, quầy bán rượu ngô, đồ lưu niệm và cửa hàng phuc vụ ăn nhanh. Ngoài việc tham quan và mua các sản phẩm thủ công khách sẽ được tham gia vào một số công đoạn trong quá trình sản xuất rượu ngô truyền thống do chính các hộ gia đình trong xã trực tiếp biểu diễn và hướng dẫn.

+ Làng Dệt lanh Hợp Tiến xã Lùng Tám (Quản Bạ): Hiện nay xã có trên 110 thành viên chuyên sản xuất vải lanh truyền thống (có chấm hoa văn sáp ong). Mỗi năm hợp tác xã tiêu thụ trên 10 nghìn mét vải. Tuy nhiên đến nay Hợp tiến mới chỉ đóng vai trò là cơ sở sản xuất đơn thuần, nguồn lợi thu từ hoạt động du lịch chưa đáng kể. Do vậy cần bố trí nơi sản xuất thuận tiện cho du khách tham quan, nâng cấp tuyến đường bộ dọc thôn và các nhánh xương cá vào từng hộ có làm nghề dệt vải, hoàn thiện hệ thống cấp nước, khu vực xử lý rác thải, hệ thống đèn, hệ thống biển báo thông tin, đầu tư hỗ trợ cải tạo từ 3 đến nhà mẫu theo kiểu

kiến trúc truyền thống của người Mông làm nơi thăm quan, sinh hoạt văn hóa cho du khách, đầu tư xây dựng khu sản xuất giới thiệu sản phẩm dệt lanh và trình diễn quy trình sản xuất.

+ Làng Thắng cố Lũng Cẩm trên xã Sủng Là (Đồng Văn): Hiện nay làng có 56 hộ, sống tập trung thành từng bản nhỏ. Đây là ngôi làng đẹp của dân tộc Mông trắng, có những ngôi nhà cổ giữ gần như nguyên vẹn và là địa điểm đóng phim “chuyện của Pao” đã từng đạt giải Cánh diều vàng năm 2005, hiện nay trên địa bàn làng đã có dịch vụ lưu trú Homestay dành cho du khách trong và ngoài nước nhưng lượng khách du lịch đến lưu trú và thăm quan vẫn chưa nhiều, dân tộc sinh sống trong bản chưa được hưởng lợi từ việc tham gia làm du lịch. Để níu chân du khách nên xây dựng chương trình giáo dục nâng cao về văn hóa ẩm thực. Người Hà Nội tự hào vì có Phở thì Hà Giang cũng có thể tự hào vì có Thắng cố do đó có nên xây dựng thương hiệu đặc sản thắng cố rất riêng của Lũng Cẩm như đến đây du khách không chỉ được ở homestay, thăm kiến trúc nhà ở và nếp sống sinh hoạt của người dân bản địa mà còn được thưởng thức món Thắng cố bên bếp lửa hồng với mèn mén, rượu ngô trong tiết trời lạnh. Ngoài ra, cách đựng thắng cố của Lũng Cẩm cũng cần khác biệt so với nơi khác là phải múc bằng muôi gỗ, bát gỗ như vậy trông vừa giản dị lại vừa thân thiện với môi trường. Có thể nói Thắng cố không chỉ là món ăn ngon, thể hiện sự khéo léo sành ăn mà còn là nét đẹp văn hóa của người dân vùng cao.

Ngoài ra có thể xây dựng các làng khác dựa trên tiêu chí “mỗi làng một sản phẩm” sao cho phù hợp tránh trùng lặp gây sự nhàm chán cho du khách như: Làng chè Shan Tuyết Làng Giang xã Thông Nguyên (Hoàng Su Phì), Làng, Làng Chạm Bạc của người Dao (Xín Mần), Làng Mây tre đan (Vị Xuyên), Làng Đúc lưỡi cày Sủng Trà (Mèo Vạc) ...Đa dạng sản phẩm DSLT theo hướng mỗi làng một sản phẩm không chỉ góp phần làm phong phú các sản phẩm du lịch thu hút đông đảo du khách mà còn góp phần khôi phục các làng nghề truyền thống, bảo vệ tài nguyên, thu hút sự tham cộng đồng địa phương và mang lại phúc lợi trực tiếp cho người dân.

Để đa dạng hóa sản phẩm cũng cần phải tư tôn tạo, nâng cấp và bảo tồn các điểm di sản để làm tăng giá trị như nhóm tượng Thạch Sơn Thần (cao nguyên Làng Đán), Rừng đá (gần thị trấn Mèo Vạc), Vườn Đá (Khau Vai)...Khi tôn tạo cần chú ý tới cảnh quan thiên nhiên xung quanh, dữ dáng vẻ hài hòa, tự nhiên, hạn chế tối đa tác động xấu tới môi trường. Đối với các di sản giá trị nhưng có nguy cơ bị phá hủy cao cần có giải pháp kỹ thuật để bảo vệ.

- Bên cạnh những dịch vụ hướng đến DLST Hà Giang cũng cần quan tâm đến nhu cầu mua sắm của du khách. Đây cũng là nguồn thu có khả năng góp phần vào sự phát triển chung của ngành du lịch địa phương đưa loại hình DLST ngày càng phát triển.

- Ngoài ra để đa dạng hóa sản phẩm cần mở thêm các tuyến du lịch liên vùng như:

 Tuyến du lịch quốc tế:

- Hà Nội - Hà Giang – Thạch Lâm – Côn Minh – Bắc Kinh – Thượng Hải - Hà Nội – Hà Giang – Châu Văn Sơn (Trung Quốc) – Cao nguyên đá Đồng Văn.

- Hà Giang – Malaixia – Singapore – Hà Giang

- Hà Giang – Vinh – Viêng Chăn (Lào) – Đông Bắc Thái Lan

 Tuyến du lịch nội địa

- Hà Nội – Đồng Văn (Hà Giang) – Sapa (Lào Cai) – Hà Nội

- Hà Nội – Hoàng Su Phì – Xín Mần (Hà Giang) – Bắc Hà (Lào Cai) – Hà Nội

- Hà Nội – Hà Giang – Đồng Văn – Mèo Vạc – Hà Giang – Bắc Hà (Lào Cai) – Hà Nội

- Hà Nội – Hà Giang – Hà Nội – Đà Nẵng – Thành phố Hồ Chí Minh - Hà Nội – Tuyên Quang – Đồng Văn – Lũng Cú – Hà Nội

- Hà Giang – Vinh – Đà Nẵng – Nha Trang – Đà Lạt – Vũng Tàu – Thành phố Hồ Chí Minh – Quy Nhơn – Huế - Vinh – Hà Giang.

- Hà Giang – Vinh Huế - Đà Nẵng – Nha Trang.

- Hà Giang – Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh – Cà Mau – Cần Thơ – Hà Nội

- Hà Giang – Mèo Vạc – Bắc Mê – Cao Bằng – Lạng Sơn

3.2.3.2. Xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù

Hà Giang được đánh giá là nơi lưu giữ những hoang sơ vốn có của thiên nhiên, nơi tập trung nền văn hóa đa sắc tộc và là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, trong thời gian qua, những sản phẩm du lịch của tỉnh vẫn chưa thực sự tạo được thương hiệu riêng có. Vì thế, việc phát triển các sản phẩm DLST đặc thù nhằm tạo nên sự độc đáo, khác biệt có chất lượng và thương hiệu riêng, tăng sức cạnh tranh bền vững của du lịch Hà Giang là việc làm hết sức cần thiết.

Qua khảo sát thì phần lớn du khách đều có nhu cầu đi du lịch tới các điểm thăm quan thuộc khu vực CVĐCTC và với đặc thù của DLST để tạo ra sản phẩm mang tính đặc trưng riêng, Hà Giang nên tập trung đầu tư phát triển du lịch tại khu vực CVĐCTC. Với lợi thế CVĐCTC duy nhất ở Việt Nam và thứ 2 Đông Nam Á, việc Hà Giang tập trung quy hoạch tổng thế, khai thác du lịch bền vững sẽ không chỉ thu hút đông đảo du khách trong nước mà còn thu hút lượng lớn du khách quốc tế. Sản phẩm DLST đặc thù ưu tiên phát triển đó là tour tham quan/nghiên cứu CVĐCTC Cao nguyên đá Đồng Văn.

- CVĐCTC là nơi có nhiều cảnh đẹp hùng vĩ, nhiều danh lam thắng cảnh, hệ sinh thái đa dạng phong phú và đặc hữu, nhiều nhóm động thực vật quý hiếm, nhiều di sản địa chất mang tầm cỡ khu vực, quốc tế, hơn thế nữa đây còn chứa đựng giá trị địa chất, địa mạo hiếm nơi nào trên thế giới có được và chứa đựng nhiều nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của người dân bản địa. Với những ưu thế này rất phù hợp để xây dựng tour tham quan/nghiên cứu và thỏa mãn yếu tố đặc trưng của sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng du khách về nhu cầu tìm hiểu thiên nhiên, văn hóa xã hội từ góc độ giá trị hoặc ý nghĩa khoa học của chúng. Tại khu vực CVĐCTC có rất nhiều biểu hiện của quá trình địa chất địa mạo còn lưu dấu trong

đá, có khi tạo nên những kỳ quan như hẻm vực Tu Sản, như núi đôi Cô Tiên...,nhưng cũng có rất nhiều di sản đơn thuần mang ý nghĩa khoa học lớn, như các điểm hóa thạch, các ranh giới địa chất, các nón phóng vật, các bậc thềm sông, các bề mặt san bằng...đó là những nơi đến hấp dẫn những du khách tìm tòi, khám phá thiên nhiên, đặc biệt là của sinh viên, học sinh đang trong quá trình học tập, tích lũy kiến thức

- Việc lựa chọn CVĐCTC là điểm xây dựng sản phẩm đặc thù của DLST Hà Giang góp phần làm gia tăng nhu cầu du lịch vì hiệu ứng của việc Cao nguyên đá đồng văn được UNESCO công nhận là CVĐCTC, chính vì Cao nguyên đá Đồng Văn được công nhận nên nhiều phương tiện thông tin đưa tin, đưa tin nhiều lần giúp đã quảng bá hình ảnh của cao nguyên đá Đồng Văn đến bạn bè trong nước và quốc tế, ngày càng có nhiều người quan tâm nghiên cứu nên càng thấy rõ giá trị của CVĐCTC từ đó nó càng trở lên nổi tiếng, càng hấp dẫn hơn.

- Các tuyến du lịch cụ thế:

 Tuyến Hà Giang – Quản Bạ - Yên Minh: tham quan các điểm và sản phẩm du lịch trên tuyến gồm một số biểu hiện di sản địa chất, di sản văn hóa và một số các làng du lịch cộng đồng dân tộc đó là: Cổng trời Quản Bạ, Làng du lịch thôn Trúc Sơn, làng du lịch thôn Nặm Đăm, Núi đôi Quản Bạ, thung lũng kiến tạo Quản Bạ, làng dệt lanh Hợp Tiến, Lùng Tám, Karst dạng vòm bắc Yên Minh trên đó tồn tại các Cuesta đổ về các phía khác nhau, di tích dinh thự nhà Vương...

 Tuyến Yên Minh – Phó Bảng – Đồng Văn: tham quan một số điểm du lịch với một số biểu hiện di sản địa chất và các điểm du lịch văn hóa sau: hang Nà Tậu, động Én, hang Phố Cáo, làng người Mông Phố Cáo, hang Ong, mặt trượt đứt gãy Phó Bảng – Khau Vai (ở bản Mới, xã Phó Bảng), khu phố cổ Phó Bảng, Động Nguyệt, Khu di tích Nhà Vương, Hang Xà Phìn, di tích dãy đá cổ nhất của thung lũng Mèo Vạc treo trên sườn ở độ cao 900m...

 Tuyến Yên Minh – khu bảo tồn Du Già: tham quan một số biểu hiện di sản địa chất sau: hệ thống cảnh quan ruộng bậc thang núi đất, hang Nà Tậu, Hang

Bản Vàng, địa hình Cuesta tạo nên kim tự tháp lệch, khu bảo tồn thiên nhiên Du Già.

 Tuyến Đồng Văn – Lũng Cú: tham quan một số điểm du lịch với một số biểu hiện di sản địa chất và các điểm du lịch văn hóa sau: đá vôi trùng thoi, khu phố cổ Đồng Văn, hang Tia sáng, hệ thống hang Ma Lé, hóa thạch Tay cuộn Ma Lé, cột cờ Lũng Cú, làng du lịch Lô Lô Chải (Lũng cú).

 Tuyến Đồng Văn – Lũng Táo – Phó Bảng: tham quan một số biểu hiện di sản địa chất sau: hệ thống các bậc thềm xâm thực và bãi bồi của suối Ma Lé, rừng đá ở Lũng Táo, hang Xả Lũng 2, hang Xả phìn 3, cảnh quan hoang mạc đá trên bề mặt san bằng độ cao 1500 – 1700m, hang Ong, động Nguyệt.

 Đồng Văn – Hố Quáng Phìn (Đồng Văn) – Yên minh: tham quan một số điểm du lịch với một số biểu hiện di sản địa chất và các điểm du lịch văn hóa sau: phố cổ Đồng Văn, di tích dãy đá cổ nhất của thung lũng Mèo Vạc treo trên sườn ở độ cao 900m, hang Bản Vàng, hang Nà Tậu.

 Tuyến Đồng Văn – Mèo Vạc: tham quan một số điểm du lịch với một số biểu hiện di sản địa chất và các điểm du lịch văn hóa sau: đá vôi trung thoi, khu phố cổ Đồng Văn, quá trình hình thành khối Krast dạng chóp nón từ một khối đá lớn ban đầu với các dòng đá vụn và vách đứng quanh đỉnh.

 Tuyến Đồng Văn – Xín Cái – Mèo Vạc: tham quan một số điểm du lịch với một số biểu hiện di sản địa chất và các điểm du lịch văn hóa sau: đá vôi trung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các điều kiện phát triển du lịch sinh thái Hà Giang (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)