Góp phần bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các điều kiện phát triển du lịch sinh thái Hà Giang (Trang 33)

7. Kết cấu của đề tài

1.6.2.Góp phần bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng

Trong hoạt động DLST thì việc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng địa phương có ý nghĩa rất quan trọng và là nguyên tắc hoạt động của DLST,

bởi các giá trị văn hóa bản địa là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời các giá trị môi trường của hệ sinh thái ở một khu vực cụ thể. Sự xuống cấp hoặc thay đổi tập tục, sinh hoạt văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phương dưới tác động nào đó sẽ làm mất đi sự cân bằng sinh thái tự nhiên vốn có của khu vực và vì vậy sẽ làm thay đổi hệ sinh thái và tác động trực tiếp tới DLST.

Khách DLST là những người không chỉ ưa thích những nơi có không khí trong lành, thiên nhiên hoang dã mà còn đặc biệt yêu thích những nơi có nền văn hóa độc đáo, lâu đời. Họ luôn muốn tìm hiểu bản sắc văn hóa của các cộng đồng dân tộc tại nơi mà họ tới tham quan, du lịch. Nắm bắt được tâm lý và nhu cầu cầu đó của du khách các nhà điều hành DLST muốn tạo ra được sản phẩm làm hài lòng du khách họ phải tìm biện pháp bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa bằng cách hợp tác với các tổ chức nghiên cứu và quản lý về văn hóa.

1.6.3.Góp phần xóa đói giảm nghèo và cải thiện phúc lợi cho nhân dân

Khác với những loại hình du lịch thiên nhiên khác, DLST phát triển không chỉ đóng góp vào cải thiện môi trường mà còn giúp người dân địa phương nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo và cải thiện phúc lợi. Trong quá trình phát triển DLST, cư dân địa phương có thể tham gia vào các cơ sở kinh doanh du lịch đảm nhiệm vai trò hướng dẫn viên, thuyết minh viên, đưa đường và mang vác hành lý, đáp ứng chỗ nghỉ, cung ứng thực phẩm, hàng lưu niệm cho khách. Thông qua đó sẽ tạo thêm việc làm, tăng thu nhập và ổn định cuộc sống.

DLST giúp người dân chủ động hơn trong cuộc sống, không phải phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên hay tàn phá các nguồn tài nguyên tự nhiên để kiếm sống. Thông thường những người dân sống gần các khu bảo tồn thiên nhiên thường là những người nghèo cuộc sống của họ phụ thuộc nhiều vào khai thác gỗ, đốt rừng làm rẫy...DLST giúp người dân tạo việc làm, có thu nhập trên chính mảnh đất quê hương của họ.

Thu nhập từ DLST của các tổ chức, danh nghiệp, cá nhân đóng góp một phần vào ngân sách địa phương, làm tăng ngân sách địa phương. Từ đó có điều kiện để

đầu tư phát triển các cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục... nên các dịch vụ địa phương được cải thiện.

Du khách thích gặp gỡ với người dân địa phương và tìm hiểu văn hóa truyền thống. Sự tham gia của cộng đồng bổ sung thêm các giá trị cho các chương trình du lịch bền vững, do vậy các cộng đồng truyền thống thường cảm thấy tự hào hơn nhờ vào những mối quan tâm tôn trọng của những người đến từ bên ngoài. Bên cạnh đó, quá trình giao lưu với du khách nước ngoài người dân cũng được trao đổi văn hóa, mở mang tri thức.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các điều kiện phát triển du lịch sinh thái Hà Giang (Trang 33)