Bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các điều kiện phát triển du lịch sinh thái Hà Giang (Trang 101)

7. Kết cấu của đề tài

3.2.7 Bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch

Đây là giải pháp mang tính cấp bách và cần được quan tâm của ngành du lịch Hà Giang. Để bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch cần phải có quan điểm phát triền bền vững và tầm nhìn dài hạn. Trong quá trình khai thác các điều kiện cho hoạt động DLST cần phải khai thác hợp lý, quan tâm và bảo tồn các giá trị.Với tính chất nhạy cảm của tài nguyên du lịch việc khai thác các điều kiện tài nguyên phục vụ du lịch đòi hỏi phải có nhận thức đúng, xử sự đúng mực, tôn trọng giá trị tự nhiên và giá trị văn hóa bản địa. Một số giải pháp cơ bản đó là:

Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng và giá trị của TNDLTN cũng như TNDLNV. Qua sự hiểu biết đó sẽ hình thành cho người dân những người chủ thực sự của các nguồn tài nguyên ý thức bảo vệ, gìn giữ và phát huy các giá trị tài nguyên. Chính sự bảo vệ của người dân

sở tại về tài nguyên mới là sự bảo vệ quan trọng nhất và có tác dụng nhất. Trong công tác bảo vệ môi trường du lịch tại Hà Giang để nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ môi trường nên phát động các phong trào di rời chuồng trại gia súc ra xa nhà, xây dựng công trình vệ sinh, làm nhà tắm tại các hộ gia đình theo chương trình xây dựng nông thôn mới. Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng đối với các khu rừng hiện có. Ngăn chặn không để xảy ra tình trạng chặt phá rừng. Xây dựng hệ thống biển báo, biển cấm về công tác phòng cháy chữa cháy rừng. Thành lập đội tự quản trên cơ sở tổ chức Đoàn thanh niên và lực lượng Dân quân của các thôn, bản để kịp thời ngăn chặn, chủ động ứng cứu khi xảy ra cháy rừng.

- Nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, doanh nghiệp, cộng đồng, các chủ thể tham gia hoạt động DLST trong việc bảo vệ, gìn giữ, khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường qua hình thức: phổ biến văn bản hướng dẫn, tổ chức cuộc vận động, phát hành ấn phẩm...

- Tuyên truyền đạo tạo kiến thức chuyên sâu về môi trường cho các HDVDL vì chính các HDVDL là những người có tác động tích cực tới du khách khi họ tới tham quan các điểm du lịch, biến du khách từ những người có nguy cơ xâm hại tài nguyên và môi trường trở thành những người tham gia bảo vệ các tài nguyên du lịch dưới nhiều hình thức.

- Với các dự án đầu tư thuần túy mang lại hiệu quả trực tiếp cho việc bảo vệ môi trường du lịch và kinh doanh DLST cần có chính sách ưu tiên không thu thuế hoặc miễn giảm thuế trong khoảng thời gian nhất định.

- Để đem lại hiệu quả cao cho việc bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch thì các hoạt động diễn giải và giáo dục môi trường nên được tổ chức lồng ghép trong các hoạt động tham quan du lịch nhằm đảm bảo cho đối tượng tham gia hoạt động DLST đều được nâng cao hiểu biết từ đó có cách ứng xử phù hợp với các tài nguyên và môi trường.

- Trong các cơ sở dịch vụ cần khuyến khích ứng dụng các công nghệ bảo vệ môi trường như tiết kiệm nước sạch, năng lượng và tái sử dụng các chất thải.

Ngoài ra, cũng phải có những chính sách hỗ trợ nghiên cứu các ứng dụng công nghệ này.

- Việc tổ chức các hoạt động du lịch trên các điểm, tuyến điểm tham quan cần phù hợp với mức độ sử dụng của mỗi vùng trên cơ sở sức chứa, đảm bảo ủng hộ công tác bảo tồn và hỗ trợ cộng đồng địa phương.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các điều kiện phát triển du lịch sinh thái Hà Giang (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)