Theo kết quả điều tra, 100% chọn công ty có giao định mức bán hàng xuống vị trí của những người được phỏng vấn. Đề tài tiến hành điều tra cho cả các cấp quản trị bán hàng và nhân viên mua hàng, nên có thể thấy, hình thức giao định mức mà công ty sử dụng là từ trên xuống. Loại định mức mà công ty giao xuống là khối lượng hàng bán được tính theo đơn vị triệu đồng/tháng. Áp lực công việc mà định mức do công ty giao xuống là nhiều (83,34%); hạn ngạch đề ra có ảnh hưởng tới công việc tại các vị trí bán hàng: ảnh hưởng (83,33%); khá ảnh hưởng (16,67%).
Biểu đồ 3.2: Đánh giá áp lực mà định mức do công ty giao xuống
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra trắc nghiệm) 3.1.1.4. Tuyển dụng lực lượng bán hàng
Công ty thường không thường xuyên tuyển dụng nhân viên trong lực lượng bán hàng. Khi có nhu cầu tuyển dụng nhân viên trong lưc lượng bán hàng, công ty thường chú ý đến những yêu cầu : các ứng viên có chuyên môn về lĩnh vực mà công ty đang kinh doanh (75%); kinh nghiệm làm việc (16,67%); trình độ của ứng viên ( 8,33%). Công tác tuyển dụng của công ty được thực hiện tương đối nghiêm túc, tương đối phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp: phù hợp – 83,33%; rất phù hợp – 16,67%.
Biểu đồ 3.3: Tiêu chuẩn tuyển dụng của công ty
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra trắc nghiệm) 3.1.1.5. Huấn luyện lực lượng bán hàng
Hình thức huấn luyện chủ yếu mà công ty sử dụng đó là kèm cặp tại chỗ và tự nghiên cứu, nội dung đào tạo chủ yếu là kiến thức (75%); kỹ năng (25%). Đánh giá công tác huấn luyện của công ty: 16,67%- rất tốt; 66,66% - tốt; 16,67% - chưa tốt. Trong quá trình làm việc, các nhân viên bán hàng luôn được công ty tạo điều kiện để có thể tiếp tục học tập.
Biểu đồ 3.4: Đánh giá công tác huấn luyện với nhân viên bán hàng
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra trắc nghiệm) 3.1.1.6. Tạo động lực cho lực lượng bán hàng
Việc tạo động lực cho nhân viên bán hàng tại Công ty cổ phần Vang Thăng Long chia làm hai mảng chính: đãi ngộ tài chính thông qua chế độ lương, thưởng, phụ cấp, trợ cấp; đãi ngộ phi tài chính. Cụ thể, chính sách đãi ngộ tài chính của công ty, ngoài lương cơ bản thì nhân viên bán hàng có thêm những khoản thu nhập như: tiền thưởng, trợ cấp, phụ cấp. Các hình thức tạo động lực
khác gồm có: tổ chức tham quan, nghỉ mát; thăm hỏi động viên; tổ chức các hoạt động thể dục thể thao; tạo thi đua bán hàng; tạo sự thăng tiến trong công việc. Công ty cần kết hợp hai hình thức tạo động lực này, không nên quá chú trọng vào một loại nào, vì 100% số phiếu trả lời thu nhập không hoàn toàn là động lực chính tạo ra năng suất lao động.
Đặt trong mối quan hệ với đãi ngộ, thì đào tạo, huấn luyện cũng được coi là một trong những biện pháp đãi ngộ. Để có thể đánh giá mức độ hài lòng thực tế của lực lượng bán hàng tại công ty, cũng như mối quan hệ của công tác huấn luyện, các chính sách đãi ngộ và tiền lương, chúng ta có thể nhìn vào biểu đồ sau:
Biểu đồ 3.5: Đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên bán hàng
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra trắc nghiệm)
Nhìn vào biểu đồ ta thấy: mức độ hài lòng đối với việc huấn luyện, các chính sách đãi ngộ khác và tiền lương có sự rất hài lòng còn thấp: hài lòng với công tác huấn luyện chỉ có 16,67%; hài lòng với đãi ngộ chỉ là 8,33%, còn không có ai rất hài lòng với mức lương hiện tại. Mức độ trung bình của cả ba hình thức trên là hài lòng. Tuy nhiên, công ty cũng cần phải quan tâm hơn tới tiền lương của nhân viên bán hàng để nâng cao sự hài lòng của lực lượng bán hàng; hoặc cần phải kết hợp giữa các hình thức đãi ngộ nhằm khuyến khích, tạo động lực cho nhân viên làm việc.