Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Vang Thăng Long

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tổ chức lực lượng bán hàng tại Công ty Cổ phần Vang Thăng Long (Trang 27)

a. Sơ đồ tổ chức

Cơ cấu tổ chức của công ty theo mô hình tuyến chức năng. Theo cơ cấu tổ chức này người lãnh đạo của doanh nghiệp (Giám đốc công ty) được sự giúp sức của những người lãnh đạo chức năng (các trưởng phòng) để ra các quyết định, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quyết định. Giám đốc công ty vẫn chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động và toàn quyền quyết định trong phạm vi công ty.

Sơ đồ 3.2: Bộ máy tổ chức Công ty Cổ phần Vang Thăng Long

(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)

Hội đồng Quản trị Đại Hội đồng Cổ đông

Ban Giám đốc điều hành Phòng Kế toán Phòng KCS Phòng Thị trường – Tiêu thụ Phòng Công nghê – Quản lý sản xuất Phòng Tổ chức hành chính Phòng Cơ Điện Phòng Vật tư – Nguyên liệu Ban Bảo vệ Tổ kho CH giới thiệu SP Các tổ sản xuất Tổ sửa chữa Phòng đầu tư xây dưng

cơ bản

Tổ xử lý nước

b. Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban:

- Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyền lực cao nhất trong công ty, quyết định những vấn đề quan trọng nhất của công ty như: điều lệ công ty, bầu các thành viên hội đồng quản trị, quyết định phương hướng phát triển của công ty. - Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty, toàn quyền nhân danh công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty như chiến lược kinh doanh, phương án đầu tư, bổ nhiệm, bãi nhiệm, cách chức Giám đốc, Phó giám đốc, kế toán trưởng.

- Chủ tịch hội đồng quản trị: là người lập chương trình kế hoạch hành động của hội đồng quản trị, theo dõi quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của hội đồng quản trị.

- Ban kiểm soát: Do đại hội cổ đông bầu ra ba thành viên, thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động trong việc quản lý và điều hành công ty, chịu trách nhiệm trước đại hội đồng cổ đông, kiểm tra sổ sách kế toán và các báo cáo tài chính của công ty. Trình đại hộ đồng cổ đông các báo cáo thẩm tra tài chính của công ty.

- Giám đốc điều hành: Là người có nhiệm vụ trực tiếp điều hành mọi hoạt động của công ty.

- Phó giám đốc: Là người giúp giám đốc quản lý các nhiệm vụ sản xuất, chịu trách nhiệm trước giám đốc về các nhiệm vụ được giao.

- Phòng tổ chức hành chính: Thực hiện chức năng tham mưu giúp việc cho Giám đốc về công tác tổ chức nhân sự, tuyển dụng và đào tạo lao động, lập kế hoạch tiền lương cho cán bộ công nhân viên.

- Phòng kế toán: Tham mưu giúp việc cho giám đốc về công tác kế toán tài chính của công ty. Vì vậy nhiệm vụ chính của phòng kế toán là tổ chức hạch toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, ghi chép tổng hợp kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, lập các báo cáo kế toán.

- Phòng Vật tư – Nguyên liệu: Làm nhiệm vụ nghiên cứu, tiếp cận và phân tích các nguồn nguyên liệu đầu vào, đảm bảo cung cấp kịp thời cả về số lượng cũng như là chất lượng của nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất.

- Phòng Công nghệ - Quản lý sản xuất: Hoàn thành quy trình công nghệ sản xuất đồng thời nghiên cứu phát triển sản phẩm mới.

- Phòng KCS: giám sát chất lượng sản phẩm sản xuất ra bảo đảm sản phẩm bán ra đạt tiêu chuẩn chất lượng, nghiên cứu và nâng cao chất lượng sản phẩm. - Phòng cơ điện: Thực hiện công tác quản lý kỹ thuật các loại máy móc thiết bị, nhà xưởng, kho tàng trữ và quỹ đất của công ty.

- Ban bảo vệ: Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tài sản của công ty, phòng chống bão lụt, trộm cắp và thực hiện việc kiểm tra hành chính.

- Các tổ sản xuất: Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ sản xuất ra sản phẩm cho công ty.

- Phòng Thị trường – Tiêu thụ: Có chức năng nghiên cứu, tìm hiểu về thị trường, phát triển hệ thống phân phối tiêu thụ sản phẩm cho công ty. Đồng thời có nhiệm vụ tiếp nhận đơn hàng, quản lý mật hồ sơ về giá của công ty. Lập kế hoạch mở rộng thị trường mới. Báo cáo định kỳ về tình hình kinh doanh. Thực hiện chức năng tiêu thụ sản phẩm của công ty.

- Phòng đầu tư và xây dựng cơ bản: Thực hiện đầu tư thiết bị máy móc, xây dựng nhà xưởng.

Những phân tích trên cho thấy chức năng của từng phòng ban trong bộ máy tổ chức là khác nhau nhưng các phòng ban bộ phận này hợp thành một hệ thống thì lại có quan hệ với nhau rất chặt chẽ luôn có sự trao đổi luân chuyển thông tin giữa các bộ phận với nhau qua đó tạo sự hoạt động đồng bộ và thống nhất trong bộ máy tổ chức của công ty.

3.2.2. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm 2007 – 2009

Bảng 3.1: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm 2007 – 2009 Đơn vị : tỷ đồng St t Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 08/07 Năm 09/08 Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chên h lệch Tỷ lệ (%) 1 Tổng DT 87,372 95,523 105,68 5 8,151 9,32 10,16 10,64 2 Các khoản giảm trừ 12,208 10,603 12,989 -1,605 (-)13,1 4 2,386 22,5 3 DT thuần 75,164 81,920 92,696 6,756 8,98 10,776 13,15 4 Giá vốn hàng bán 58,897 66,339 73,968 7,442 12,63 7,629 11,5 5 LN gộp 16,266 15,581 18,727 -0,685 (-)4,21 3,146 19,85 6 DT hoạt động tài chính 0,346 0,294 0,214 -0,052 (-)15,0 3 -0,08 (-)27,2 1 7 CF tài chính 3,925 5,231 3,198 1,306 33,27 -2,033 (-)38,8 6 8 CF bán hàng 3,097 3,374 4,996 0,277 8,94 1,622 48,07 9 CF quản lý DN 2,267 2,937 5,003 0,67 29,55 2,066 70,34 10 LNTT 7,301 4,434 5,677 -2,867 (-)39,2 7 1,243 28,03 11 Thuế TNDN 1,022 0,92 0,996 -0,102 (-)9,98 0,076 8,26 12 LN sau thuế 6,279 3,514 4,68 -2,765 (-)44,0 4 1,166 33,18 (Nguồn: Phòng Kế toán)

Để có được một cái nhìn tổng thể về toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty, chúng ta cần nắm được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó làm căn cứ và cơ sở để phân tích, đi sâu nghiên cứu các vấn đề khác của công ty. Từ bảng tổng hợp kết quả kinh doanh của công ty ba năm gần đây từ năm 2007 tới 2009 như trên ta có thể có một số nhận xét như sau:

Về doanh thu của công ty: từ các chỉ tiêu về tổng doanh thu, doanh thu thuần ta thấy các chỉ tiêu này đều tăng từ năm 2007 tới năm 2009. Cụ thể: năm 2008 tổng doanh thu thuần tăng 8,151 tỷ đồng so với năm 2007, đạt 9,32%; năm 2009 tổng doanh thu tăng 10,16 tỷ đồng tăng hơn so với năm 2008 là 10,64%. Doanh thu thuần cũng tăng dần năm 2008 tăng 6,756 tỷ đồng (8,98%) so với năm 2007; năm 2009 tăng 13,15% ứng với 10,776 tỷ đồng. Tuy nhiên, thì doanh thu hoạt động tài chính của công ty lại giảm cụ thể: năm 2008 giảm so với năm 2007 là 0,052 tỷ đồng; năm 2009 giảm 0,08 tỷ đồng so với năm 2009. Mặc dù vậy, ta thấy doanh thu hoạt động tài chính chiếm tỷ trọng nhỏ trong toàn bộ tổng doanh thu của công ty.

Các chỉ tiêu về chi phí: nhìn chung các chỉ tiêu về chi phí đều tăng qua các năm. Giá vốn hàng bán tăng 7,442 tỷ đồng, chiếm 12,63% từ năm 2007 sang năm 2008; năm 2009 tăng 7,629 tỷ đồng so với năm 2008, chiếm 11,5%. Chi phí tài chính năm 2008 tăng 33,27% so với năm 2007; nhưng năm 2009 thì chi phí tài chính lại giảm 38,86% so với năm 2008. Chi phí bán hàng năm 2008 so với năm 2007 tăng 8,94% nhưng so với tỷ lệ năm 2009/2008 lại tăng 48,07%. Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng năm 2008 so với năm 2007 tăng 0,277 tỷ đồng; năm 2009 tăng so với năm 2008 là 2,066 tỷ đồng. Chi phí về thuế TNDN năm 2008 giảm so với năm 2007 là 0,102 tỷ đồng; năm 2009 lại tăng so với năm 2008 0,076 tỷ đồng.

Các chỉ tiêu về lợi nhuận: từ các chỉ tiêu về doanh thu và chi phí như trên, ta có thể lý giải được một phần các kết quả về chỉ tiêu lợi nhuận mà công ty đã đạt được. Năm 2008 lợi nhuận gộp của công ty giảm so với năm 2007 là 0,685 tỷ đồng kéo theo lợi nhuận trước thuế giảm 2,867 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế giảm 2,765 tỷ đồng. Điều này có thể lý giải là do năm 2008 thì mặc dù doanh thu tăng so với năm 2007 nhưng tốc độ tăng của doanh thu nhỏ hơn tốc độc tăng lên của chi phí, cụ thể: doanh thu thuần tăng 6,756 tỷ đồng nhưng giá vốn hàng bán tăng 7,442 tỷ đồng. Sang năm 2009 thì lợi nhuận gộp của công ty tăng 3,146 tỷ đồng chiếm 19,85%; lợi nhuận trước thuế tăng 1,243% và lợi nhuận sau thế tăng 1,166 tỷ đồng chiếm 33, 18% vì tốc độ tăng doanh thu năm 2009 tăng 10,776 tỷ đồng (13,15%) trong khi đó chi phí về giá vốn lại tăng 7,629 tỷ đồng

các năm 2007, 2008 và 2009 như trên là do sự xuất hiện của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào cuối năm 2007 và đầu năm 2008 đã làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đặt vào bối cảnh phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế thì không riêng gì công ty mà các doanh nghiệp khác cũng đều chịu ảnh hưởng từ “cơn bão” này. Và đến cuối năm 2008 sang tới năm 2009 thì hoạt động kinh doanh bắt đầu có những dấu hiệu hồi phục, thể hiện qua các con số về lợi nhuận đã tăng hơn so năm trước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn chung, doanh thu và lợi nhuận của công ty trong 3 năm qua liên tục tăng, điều đó cho thấy mặc dù thị trường trải qua nhiều thăng trầm biến động và cạnh tranh gay gắt nhưng công ty vẫn không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh, lấy hiệu quả kinh doanh làm mục tiêu hàng đầu.

Do liên tục thay đổi máy móc thiết bị sản xuất, đầu tư vào việc nâng cấp nhà xưởng, cải tiến mẫu mã thiết kế chế tạo sản phẩm mới có tính năng vượt trội so với các sản phẩm khác của doanh nghiệp khác cùng với giá cả hợp lý (giảm bớt chi phí) tìm biện pháp giảm được tối đa chi phí sản xuất làm giảm giá thành sản xuất. Mặt hàng sản xuất chính của công ty là sản phẩm rượu trong đó mặt hàng rượu Vang các loại chiếm số lượng chủ yếu. Công ty đã và đang từng bước đa dạng hóa sản phẩm sản xuất. Đồng thời tăng cường tiến bộ khoa học công nghệ, năng lực sản xuất của công ty ngày càng được mở rộng. Sản lượng liên tục tăng qua các năm.

3.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức lực lượng bán hàng tại Công ty Cổ phần Vang Thăng Long

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tổ chức lực lượng bán hàng tại Công ty Cổ phần Vang Thăng Long (Trang 27)