Tăng cường các chính sách cụ thể nhằm phát triển thị trường Khoa học và

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách khoa học và công nghệ tới bảo hộ sáng chế (Trang 97)

10. Kết cấu luận văn

3.2.7. Tăng cường các chính sách cụ thể nhằm phát triển thị trường Khoa học và

đánh giá công nghệ và kỹ năng xúc tiến thương mại, tiếp thị nhằm tìm kiếm đối tác tiềm năng để khai thác, thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu khoa học của các trường đại học.

3.2.7. Tăng cường các chính sách cụ thể nhằm phát triển thị trường Khoa học và Công nghệ Công nghệ

Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý cho thị trường KH&CN và hoạt động thương mại hóa SC như ban hành quy định hướng dẫn về giao quyền sở hữu công nghệ đối với kết quả nghiên cứu & triển khai công nghệ được tạo bằng NSNN; các quy định về định giá tài sản trí tuệ, chuyển giao quyền SHTT,…

Trên cơ sở xác định rõ ý nghĩa to lớn, tính chất phức tạp và những cản trở thường gặp của hoạt động tư vấn, môi giới chuyển giao công nghệ, Chính phủ nhiều nước đã thể hiện vai trò tích cực và có các chính sách hướng vào phát triển hoạt động này và đây cũng có thể là những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong giai đoạn đầu phát triển thị trường KH&CN, cụ thể là:

Xây dựng hệ thống thông tin mang tính chất cơ bản, nền tảng cho hoạt động tư vấn, môi giới chuyển giao công nghệ

Chính phủ nhiều nước đã chú trọng xây dựng hệ thống cơ sở thông tin KH&CN phổ biến rộng rãi trong xã hội. Tại Nhật Bản, năm 1956, Cục KH&CN (STA) đã ra đời và một trong số những chính sách đầu tiên của STA là thành lập Trung tâm Thông tin KH&CN (JICST) vào năm 1957. JICST đã phát triển như một cơ quan trung ương cung cấp thông tin KH&CN ở Nhật Bản. Đến năm 1970, theo yêu cầu số 4 của Thủ tướng Nhật Bản về “Chính sách cơ bản về cung cấp thông tin KH&CN”, Hệ thống thông tin KH&CN (NIST) được hình hành với mục tiêu để nhiều cơ quan thông tin tiến

98

hành các chức năng độc lập có thể chia sẻ và phối hợp với nhau, để liên kết chúng dưới sự kiểm soát của Chính phủ và cuối cùng là xây dựng được một hệ thống cung cấp thông tin KH&CN trong toàn quốc đáp ứng các nhu cầu khác nhau của người dùng tin. Gần đây, theo “Đạo luật Xúc tiến và nâng cao công nghệ sản xuất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ” ban hành năm 2006, Chính phủ Nhật Bản đã có Chương trình hỗ trợ việc chuyển giao công nghệ cơ bản của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin, Chương trình này sử dụng các công cụ để lựa chọn, số hoá và phạm trù hoá các công nghệ, kỹ năng và bí quyết quan trọng nổi bật đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Từ đó cho phép chia sẻ và chuyển giao rộng rãi các công nghệ, kỹ năng và bí quyết mà trước đây chỉ có một số ít nhân viên được biết.

Nhà nước tác động trực tiếp đến hoạt động tư vấn, môi giới chuyển giao công nghệ bằng việc lập ra các tổ chức tư vấn, môi giới chuyển giao công nghệ

Nhật Bản có Trung tâm Thông tin công nghiệp (ITIC) với nhiệm vụ thu thập và phổ biến thông tin về công nghiệp, thương mại và công nghệ. Tại Mêhicô, Hội đồng KH&CN quốc gia (CONACYT) đã lập ra Trung tâm Dịch vụ thông tin và công nghệ (INFOTEC) chuyên phổ biến vào thị trường các công nghệ mới được tạo ra. Tại Mỹ có Cơ quan dịch vụ thông tin kỹ thuật quốc gia (NTIS) thuộc Cục Thương mại và quản lý công nghệ, với chức năng cung cấp thông tin công nghệ, đóng vai trò như một ngân hàng dữ liệu, tập hợp, phổ biến và chuyển giao thông tin về những công nghệ mới/sở hữu liên bang có nhiều tiềm năng ứng dụng đối với các bang, địa phương hoặc khu vực tư nhân. Trên thực tế, có khá nhiều tổ chức loại này ở các nước, và sự phát huy tác dụng của chúng tỏ ra hữu ích trong những trường hợp các tổ chức tư vấn, môi giới chuyển giao công nghệ tư nhân gặp khó khăn.

Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích phát triển hoạt động tư vấn, môi giới chuyển giao công nghệ

Ở Nhật Bản, theo Luật Thúc đẩy chuyển giao công nghệ giữa trường đại học và khu vực công nghiệp (có hiệu lực từ tháng 8.1998), Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra nhiều ưu đãi đối với tổ chức cấp giấy phép công nghệ (TLO) như: Tài trợ cho hoạt động chuyển giao công nghệ, tài trợ các dịch vụ thông tin liên quan tới chuyển giao công nghệ, cho phép sử dụng tự do các trang thiết bị của các trường đại học quốc gia...

99

Tại Trung Quốc, Nghị quyết của Đảng và Chính phủ Trung Quốc về tăng cường sáng tạo công nghệ, phát triển KH&CN cao, thực thi ngành nghề hoá (ban hành ngày 20.8.1999) khẳng định: Đối với cơ quan dịch vụ môi giới chủ yếu là cung cấp dịch vụ công cho xã hội, sau khi giám định, có thể bố trí vận hành và quản lý như đối với cơ quan phi lợi nhuận. Đối với thu nhập từ tư vấn công nghệ, dịch vụ công nghệ trong chuyển giao công nghệ, triển khai công nghệ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp. Cụ thể hơn, Điều lệ Quản lý thị trường công nghệ Bắc Kinh quy định: Cơ quan trung gian công nghệ và người kinh doanh công nghệ cung cấp các dịch vụ trung gian được thu phí dịch vụ và phí trung gian công nghệ (Điều 12); hợp đồng công nghệ đã qua đăng ký thẩm định, bên bán và bên trung gian có thể căn cứ theo tính chất công nghệ của giao dịch công nghệ trích không quá 25% số thu chi phí sử dụng (hợp đồng công nghệ trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp không được vượt quá 50%) để khen thưởng cho người trực tiếp tham gia nghiên cứu và triển khai, tư vấn, dịch vụ công nghệ… (Điều 20).

Đồng thời, có cả những hỗ trợ thông qua doanh nghiệp sử dụng tư vấn, môi giới chuyển giao công nghệ, ví dụ chính quyền vùng Walloia của Bỉ có chính sách tài trợ 80% chi phí phải chi trả cho hoạt động khảo sát do cơ quan tư vấn thực hiện để phân tích tiềm năng chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (đánh giá công nghệ được chuyển giao, đánh giá các đối tác, hỗ trợ việc chuyển giao có hiệu quả, hỗ trợ về pháp lý và kỹ thuật).

Thực tiễn ở một số nước như Trung Quốc, Hàn Quốc và Malaysia đã thành công với các chính sách hỗ trợ này. Trung Quốc có chính sách cải cách hệ thống các tổ chức KH&CN và hỗ trợ kinh phí cho các viện nghiên cứu thương mại hoá kết quả nghiên cứu và triển khai, đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ và chính sách nhập công nghệ. Kết quả là, tăng trưởng giao dịch trên thị trường công nghệ của Trung Quốc luôn lớn hơn 2 lần tăng trưởng GDP. Chính phủ Hàn Quốc hỗ trợ thành lập các tổ chức dịch vụ chuyển giao công nghệ như Trung tâm chuyển giao công nghệ quốc gia. Chính phủ Malaysia đưa ra các chương trình hỗ trợ phát triển thị trường công nghệ như Chương trình hỗ trợ thương mại hoá các kết quả nghiên cứu và triển khai.

100

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Qua việc phân tích tại Chương 2, có thể thấy chính sách KH&CN của Việt Nam từ năm 2005 đến nay đã về cơ bản có những tác động tích cực tới bảo hộ SC. Tuy nhiên các tác động tích cực này chưa thực sự được phát huy triệt để, do đó vẫn có những hạn chế của tác động, thậm chí có thể biến thành các tác động ngoại biên âm tính.

Với việc phân tích tác động của chính sách KH&CN tới bảo hộ SC như trên cho thấy có thể nâng cao hiệu quả bảo hộ SC tại Việt Nam hiện nay cần thông qua việc hạn chế tối đa các tác động âm tính và gia tăng các tác động dương tính của chính sách KH&CN. Một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả bảo hộ SC tại Việt Nam:

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho cộng đồng về SHTT - Phát triển chính sách sử dụng thông tin SC để sáng tạo và khai thác SC - Đào tạo nhân lực về SC và nâng cao năng lực các thẩm định viên - Tăng cường các hoạt động hỗ trợ các nhà SC

- Ban hành chính sách quy định việc xác định quyền của tác giả và quyền của chủ sở hữu kết quả nghiên cứu đối với SC được tạo ra từ NSNN

- Ban hành quy chế về tổ chức, hoạt động của tổ chức tư vấn SHTT tại trường đại học

101

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. James E. Anderson (Dec. 1983), Public Policymaking, Thomson Learning 2. Phạm Phi Anh (2008), Bài giảng SC và GPHI, Trường Đại học Khoa học Xã

hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

3. Cục SHTT (2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010), Báo cáo hoạt động SHTT năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010

4. Vũ Cao Đàm (2008), Giáo trình Khoa học chính sách, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI

6. Kamil Idris, Sở hữu trí tuệ - một công cụ đắc lực để phát triển kinh tế, Tổ chức SHTT Thế giới (Bản dịch tiếng Việt của Chương trình hợp tác đặc biệt Việt Nam - Thuỵ Sỹ về SHTT, 2005)

7. Tổ chức SHTT thế giới, Cẩm nang Sở hữu trí tuệ, (Bản dịch tiếng Việt của Trần Hữu Nam, Cục SHTT xuất bản năm 2005)

8. Trần Văn Hải (2007), Bàn về các thuật ngữ “phát minh”, “phát hiện”, “Sáng chế”. Tạp chí Hoạt động khoa học, số 6.2007 (577)

9. Trần Văn Hải (2009), Xác định chủ sở hữu của kết quả nghiên cứu, Tạp chí Hoạt động khoa học, số 3.2009

10. Từ điển tiếng Việt (1988), Nxb Đà Nẵng

11. Viện SHTT Liên bang Thuỵ Sỹ, Cục SHCN, Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh (5.2002), Tài liệu “Hội thảo về Thực thi Quyền SHTT

102

DANH MỤC VĂN BẢN PHÁP LUẬT THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000),

Quy chế về nghiên cứu khoa học của sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng (Ban hành kèm quyết định số 08/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 30 tháng 3 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

2. Bộ Khoa học và Công nghệ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam

(2006), Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 02 năm 2007 của Bộ

Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP

3. Bộ Khoa học và Công nghệ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Công văn số 272/BKHCN-SHTT ngày 14 tháng 2 năm 2011 của Bộ KH&CN về việc đề xuất các hoạt động chung và dự án thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ thực hiện trong 2 năm 2012-2013

4. Bộ Khoa học và Công nghệ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Quyết định số 1348/QĐ-BKHCN ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ KH&CN về phê duyệt danh mục các dự án thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ được tuyển chọn thực hiện trong 2 năm 2012-2013

5. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25 tháng 4 năm 2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập

6. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về SHCN

7. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về bảo vệ quyền SHTT và quản lý nhà nước về SHTT

103

8. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định số 106/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực SHCN

9. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Nghị định số 49/2009/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong hoạt động chuyển giao công nghệ

10. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Nghị định số 80/2010/NĐ-CP của chính phủ ngày 14 tháng 7 năm 2010 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/9/2010, quy định về hoạt động hợp tác, đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực KH&CN

11. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Nghị định số 96/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 20 tháng 9 năm 2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2005 quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN công lập và Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2007 về doanh nghiệp KH&CN

12. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Nghị định số 97/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 106/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực SHCN

13. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về bảo vệ quyền SHTT và quản lý nhà nước về SHTT

14. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Nghị định số 122/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về SHCN

104

15. Cục Sở hữu trí tuệ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Công văn số 296/SHTT-HTTV ngày 02 tháng 3 năm 2010 của Cục SHTT, về việc hỗ trợ đăng ký SC/GPHI

16. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10

17. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Bộ Luật Dân sự số 33/2005/QH11 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 (Phần VI - Chương II - Quyền SHCN); 18. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Bộ Luật Tố

tụng dân sự số 24/2004/QH11 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2004

19. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật SHTT số 50/2005/QH11 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 quy định về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền SHCN, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó

20. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật SHTT số 36/2009/QH12 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT số 50/2005/QH11

21. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000), Luật KH&CN số 21/2000/QH10 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách khoa học và công nghệ tới bảo hộ sáng chế (Trang 97)