Tác động tới hoạt động xác lập quyền đối với sáng chế

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách khoa học và công nghệ tới bảo hộ sáng chế (Trang 67)

10. Kết cấu luận văn

2.3.2.Tác động tới hoạt động xác lập quyền đối với sáng chế

2.3.2.1. Chính sách tư vấn, hỗ trợ đăng ký xác lập quyền đối với sáng chế

Bắt đầu từ năm 2005, song song với hoạt động bảo hộ quyền SHCN, Bộ KH&CN dành mối quan tâm đặc biệt cho hoạt động thúc đẩy việc tạo ra và phát triển tài sản trí tuệ. Trên cơ sở phân tích sơ bộ rằng, tỷ trọng tài sản vô hình và tài sản trí tuệ của Việt Nam còn quá nhỏ bé và chưa được chú trọng đúng mức, một mặt Cục SHTT đã xây dựng một chương trình phối hợp tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của loại tài sản này, mặt khác đã xây dựng một chương trình hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp và các nhà sáng tạo về thông tin, hiểu biết pháp luật, cách thức xử lý cũng như cách tổ chức xây dựng, tạo lập, phát triển, khai thác, quản lý tài sản trí tuệ và chương trình này đã được Chính phủ phê duyệt. Ngày 4/4/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 68/2005/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp”. Nhằm mục tiêu bám sát các yêu cầu và phục vụ doanh nghiệp, Cục SHTT – cơ quan thường trực của chương trình này, đã thành lập Trung tâm Hỗ trợ và Tư vấn có chức năng quản lý và tổ chức các hoạt động hỗ trợ và tư vấn cho các tổ chức và cá nhân về quyền SHTT, hướng dẫn đăng ký SHCN, đồng thời hỗ trợ một số địa phương xây dựng và triển khai các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp phát triển tài sản trí tuệ.

Chính sách trên đã tạo bước chuyển biến tích cực đáng phấn khởi trong năm 2005 là số tài sản trí tuệ của Việt Nam tiếp tục được gia tăng, đặc biệt là số SC và GPHI của người Việt Nam đã có dấu hiệu gia tăng mạnh.

Dưới đây có thể thấy rõ hơn các hoạt động cụ thể từ chính sách tư vấn, hỗ trợ xác lập quyền của nhà nước trong thời gian qua:

Các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức về SHTT

Riêng năm 2005, Cục SHTT đã tổ chức hoặc phối hợp với các ngành, các địa phương tổ chức gần 50 lớp tập huấn, bồi dưỡng về SHTT với gần 4000 người tham dự. Các địa phương cũng tích cực tự mình tổ chức các hoạt động tương tự, gần 500 bài báo

68

khác nhau về SHTT đã được đăng tải. Các năm tiếp theo, hoạt động này tiếp tục được duy trì và phát huy với các hội thảo chuyên đề, chương trình truyền hình, giao lưu trực tuyến,...Tới năm 2010, hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức về SHTT trên các phương tiện thông tin đại chúng, đẩy mạnh cả về nội dung, số lượng và thời lượng phát hành. Các chương trình truyền hình về SHTT được nhiều người quan tâm như chương trình Chắp cánh thương hiệu, hay các chương trình của địa phương phổ cập kiến thức về SHTT cho công chúng (tới năm 2010, có 23 đài truyền hình các tỉnh, thành phố phát chương trình phổ cập kiến thức này đều đặn trong khuôn khổ Chương trình 68). Kết quả của các hoạt động nêu trên là nhận thức của xã hội cũng như các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước về vấn đề SHTT đã được nâng cao rõ rệt so với những năm trước. SHTT đã dần dần trở nên quen thuộc hơn, không còn quá xa lạ như trước đây. Trình độ chuyên môn của những người làm công tác SHTT tại các doanh nghiệp cũng được cải thiện đáng kể nhờ có đội ngũ đã được đào tạo chuyên sâu về SHTT tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh do Cục SHTT, Hội SHTT Việt Nam phối hợp với các đơn vị đó tiến hành. Bên cạnh đó, trang tin điện tử của Cục SHTT (www.noip.gov.vn) là một nguồn thông tin quan trọng để tuyên truyền, quảng bá về hoạt động của Cục cũng như các hoạt động SHTT khác trên toàn quốc. Do đó, trang tin này luôn được duy trì, cải tiến và hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu của người truy cập.

Cung cấp thông tin SHCN

Cục SHTT trực tiếp phục vụ thông tin SHCN theo yêu cầu của người dùng tin trong cả nước. Trong năm 2010, Cục đã thực hiện 125 yêu cầu tra cứu thông tin SC, phục vụ nhiều bạn đọc đến tra cứu và tham khảo tài liệu tại Phòng đọc của Cục, cung cấp hơn 3000 trang in bản mô tả SC. Không chỉ trực tiếp thực hiện tra cứu, phục vụ thông tin theo yêu cầu, Cục còn tích cực tham gia tổ chức tập huấn, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc tra cứu, khai thác thông tin sở hữu công nhiệp, đặc biệt là việc tham gia hướng dẫn khai thác và sử dụng thông tin SC cho doanh nghiệp, trường đại học ở các tỉnh.

69

Dưới góc độ là đầu mối, Cục SHTT đang từng bước xây dựng và phát triển hệ thống thông tin SHCN của Việt Nam để cá nhân, tổ chức trong xã hội khai thác. Cục SHTT không ngừng cập nhật, bổ sung và chỉnh lý cơ sở dữ liệu thông tin SHCN. Tính đến hết năm 2010, Cục đã bổ sung 846 bản mô tả SC của Việt Nam và 3.846.058 bản mô tả SC của nước ngoài, tiếp nhận và đưa vào khai thác 70 cuốn Công báo SHCN của các nước trên thế giới. Ngoài ra, Cục tiếp tục thực hiện và hoàn thành Đề án số hóa kho tư liệu SC quốc gia phục vụ cho việc phát triển hoạt động tra cứu thông tin SC của cả nước.

Cơ sở dữ liệu và công cụ tra cứu, quản lý đơn SHCN tiếp tục được phát triển và hoàn thiện trên cơ sở ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin. Một trong những cơ sở dữ liệu SHCN quan trọng của Cục phục vụ cho công tác tra cứu và thẩm định đơn được tích hợp trong hệ thống quản trị đơn SHCN (hệ thống IPAS). Những dữ liệu mà hệ thống IPAS quản lý là rất lớn. Chỉ tính riêng năm 2010, hệ thống này thực hiện quản lý đối với: thẩm định 1270 đơn SC, 123 đơn GPHI, 1414 đơn KDCN, 23065 đơn NH; tạo lập và gửi đi 78076 công văn các loại, 18552 văn bằng bảo hộ. Cục cũng đã nghiên cứu, tiến hành một số công việc chuẩn bị để khởi động hệ thống nhận đơn điện tử trực tuyến, dự định sẽ chính thức khai thác vào năm 2012. Việc tăng cường phục vụ công chúng khai thác thông tin SHCN nói chung, SC nói riêng được thực hiện thông qua hoạt động liên tục 24/7 của Thư viện điện tử SHCN với việc cập nhật dữ liệu ít nhất một lần/tháng.

Hỗ trợ kinh phí đăng ký

Một số văn bản pháp quy và các quy định về khuyến khích hoạt động sáng tạo được ban hành, cùng với các cuộc thi dành cho học sinh, sinh viên, giải thưởng sáng tạo kỹ thuật dành cho sinh viên, giải thưởng sáng tạo KH&CN Việt Nam…với các chính sách hỗ trợ được thực hiện bởi thông tư 52/2007/TT-BTC ngày 21/05/2007 về hướng dẫn chế độ tài chính cho hoạt động Hội thi sáng tạo kỹ thuật liên quan đến việc xác lập quyền như sau:

Hỗ trợ tác giả đăng ký quyền SHTT: không quá 6,5 triệu đồng/1 SC; 1,4 triệu đồng/1 NH, 1,4 triệu đồng/1 KDCN và 0,4 triệu đồng/1 bản quyền tác giả” (Mục 2.3, Khoản 2-II, Thông tư số 52/2007/TT-BTC ngày 21/05/2007).

70

Như vậy chính sách hỗ trợ xác lập quyền đó được quan tâm trong hoạt động sáng kiến cải tiến kỹ thuật (mức hỗ trợ này dựa trên cơ sở phí của Thông tư số 132/2004/TT-BTC ngày 30/12/2004 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí SHCN, nay mức phí, lệ phí đó được áp dụng bởi Thông tư số 22/2009/TT-BTC ngày 04/02/2009 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí SHCN).

Tuy nhiên, để được nhận sự hỗ trợ như trên thì tại Mục 1.9, Khoản 2-II, Thông tư số 52/2007/TT-BTC ngày 21/05/2007 quy định: “Hỗ trợ kinh phí đăng ký bảo hộ quyền SHTT (NH, SC, KDCN, quyền tác giả) cho các tác giả là cá nhân, nhóm cá nhân, doanh nghiệp nhỏ đoạt giải thưởng.”

Tuy nhiên, một cái khó trong thực tiễn khiến ta đặt các câu hỏi: Để đăng ký xác lập quyền ngay khi kết quả sáng tạo vừa hoàn thành thì tiền đâu? Chưa tới ngày Hội thi nhận hồ sơ tham gia, ai xác nhận cho? Nộp đơn đăng ký rồi nộp hồ sơ tham gia hội thi sau, có truy lĩnh tiền hỗ trợ không? Nộp hồ sơ tham gia hội thi trước, có phiếu xác nhận của Ban tổ chức hội thi, sau đó đăng ký xác lập quyền, có sợ mất quyền ưu tiên không?...Như vậy thành phần nhận được hỗ trợ phí xác lập quyền quá ít. Với quy định thật là khắt khe, đối chiếu với các tiêu chuẩn “tính mới” trong đăng ký SC, GPHI, liệu các tác giả có đạt không?

Tại Mục 1.6, Khoản 2-II, Thông tư số 52/2007/TT-BTC ngày 21/05/2007 quy định: “Hỗ trợ cho các tác giả nhận giải thưởng (vé tàu, xe, ăn, ở, đi lại trong thời gian nhận giải thưởng) đối với các tác giả đoạt giải nhận giải thưởng không thuộc biên chế nhà nước và không hưởng lương từ NSNN”. Như vậy các tác giả thuộc biên chế nhà nước không được Nhà nước khuyến khích trong hoạt động sáng tạo sao?

Trong khuôn khổ Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp được phê duyệt theo Quyết định số 68/2005/QĐ-TTg ngày 04/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ, trong năm 2010, Cục SHTT có kế hoạch hỗ trợ đăng ký bảo hộ SC/GPHI tại Việt Nam đối với các kết quả nghiên cứu19.

19Được quy định trong Công văn số296/SHTT-HTTV ngày 02 tháng 3 năm 2010 của Cục SHTT, về việc hỗ trợ đăng ký SC/GPHI

71

Như vậy, với các chính sách nêu trên, các tổ chức, cá nhân có nhiều thuận lợi trong việc xác lập quyền đối với tài sản trí tuệ nói chung và SC nói riêng của mình. Tuy nhiên, một thực tế có thể nhận thấy rằng số lượng đơn đăng ký có chủ đơn là người Việt Nam còn hạn chế, chất lượng của các đơn đăng ký SC của chủ đơn Việt Nam chưa cao, chủ yếu thể hiện ở chất lượng của bản mô tả còn kém (không mô tả một cách đầy đủ, đồng nhất, rõ ràng; không minh hoạ được khả năng áp dụng của giải pháp để chuyên gia trong lĩnh vực thẩm định được giải pháp đó), do đó khả năng cấp bằng không cao. Bên cạnh đó, việc đăng ký và bảo hộ quyền SHTT chưa được các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm, vẫn có khá nhiều doanh nghiệp chưa thực sự am hiểu những quy định về việc đăng ký bảo hộ quyền SHTT. Nhận thức của công chúng về SHTT và trong các doanh nghiệp còn hạn chế. Nhiều người còn chưa hiểu SHTT là gì, ngay cả các cán bộ thực thi quyền.

2.3.2.2. Chính sách quy định về quyền đăng ký SC đối với các SC tạo ra từ nguồn kinh phí nhà nước

Khoản 1, Điều 86 của Luật SHTT quy định nguyên tắc xác định người có quyền đăng ký SC, bao gồm:

- Tác giả tạo ra SC bằng công sức và chi phí của mình;

- Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

Khoản 2, Điều 86, Luật SHTT trao quyền cho Chính phủ quy định cụ thể việc xác định quyền đăng ký đối với SC được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất, kỹ thuật, kinh phí từ NSNN. Chính phủ quy định cụ thể điều này tại Điều 9 Nghị định 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006. Theo quy định này, cá nhân, nhóm người trực tiếp thực hiện dự án nghiên cứu tạo ra SC được coi như tác giả hoặc các đồng tác giả SC. Khi SC được cấp văn bằng bảo hộ, họ được hưởng các quyền và lợi ích của tác giả SC theo quy định của Luật SHTT, bao gồm quyền đứng tên tác giả SC trong bằng độc quyền SC và quyền được nhận thù lao khi SC được chủ SC đưa vào khai thác. Mặt khác, tổ chức được Nhà nước giao trách nhiệm là chủ đầu tư kinh phí cấp cho dự án nghiên cứu tạo ra SC sẽ được phép thực hiện các quyền của chủ sở hữu SC, kể cả việc

72

đứng tên là người nộp đơn đăng ký SC và chủ bằng độc quyền SC khi SC được cấp bằng.

Trong hệ thống pháp luật hiện hành, mặc dù Luật SHTT và Nghị định 103 đã có quy định nguyên tắc xác định quyền đăng ký nêu trên, vẫn cần phải có hướng dẫn thống nhất cách hiểu và cách áp dụng các quy định nêu trong các văn bản khác nhau về vấn đề xác định chủ sở hữu đối với kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Luật chuyển giao công nghệ và Luật KH&CN điều chỉnh vấn đề này theo các chiều hướng khác nhau, cụ thể là như sau:

Luật KH&CN quy định: “Tổ chức, cá nhân đầu tưcho việc thực hiện nhiệm vụ KH&CN là chủ sở hữu kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện công trình KH&CN là tác giả của công trình đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác trong hợp đồng KH&CN” (Khoản 1, Điều 26). “ quan quản lý nhà nước về KH&CN có thẩm quyền quyết định việc sử dụng, chuyển giao, chuyển nhượng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có sử dụng NSNN” (Khoản 2, Điều 26).

Như vậy, theo quy định của Luật KH&CN, trong trường hợp Nhà nước đầu tư toàn bộ hoặc một phần kinh phí vào việc nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ thì Nhà nước sẽ nắm toàn bộ hoặc một phần quyền sở hữu đối với kết quả nghiên cứu. Cơ quan quản lý nhà nước về khoa học công nghệ nào quản lý kinh phí đầu tư (thực hiện quyền của chủ đầu tư) được thực hiện quyền của chủ sở hữu (thay mặt Nhà nước). Trong trường hợp cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN sử dụng NSNN giao cho để trực tiếp tiến hành hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (ví dụ việc thực hiện đề tài nghiên cứu của Sở KH&CN) được thực hiện quyền chủ sở hữu đối với kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

Luật SHTT (Khoản 2, Điều 86) và Nghị định 103/2006/NĐ-CP (Khoản 1, Điều

9) quy định đối với kết quả nghiên cứu là SC được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật, kinh phí từ NSNN, thì quyền đăng ký SC thuộc về Nhà nước.Tổ chức, cơ quan nhà nước được giao quyền chủ đầu tư có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký, đại diện nhà nước đứng tên chủ Văn bằng bảo hộ và thực hiện việc

73

quản lý quyền SHCN đối với các đối tượng đó, có quyền chuyển nhượng phần quyền đăng ký SC của Nhà nước cho tổ chức, cá nhân khác.

Như vậy, quy định của Luật SHTT về chủ sở hữu các đối tượng SHCN được tạo ra từ việc sử dụng kinh phí nhà nước thống nhất với quy định tương ứng trong Luật KH&CN, theo đó quyền sở hữu kết quả nghiên cứu thuộc về Nhà nước, do cơ quan, tổ chức được giao quyền chủ đầu tư nắm và thực hiện.

Tuy vậy, khái niệm “tổ chức, cơ quan nhà nước được giao quyền chủ đầu tư” quy định tại khoản 1 Điều 9 của Nghị định 103/2006/NĐ-CP cần được hiểu như thế nào, có nhất thiết phải là cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân hay không thì chưa được làm rõ trong quy định trên.

Luật Chuyển giao công nghệ quy định về việc xác định chủ sở hữu kết quả

nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, như sau: “Nhà nước giao quyền chủ sở hữu công nghệ đối với kết quả nghiên cứu & triển khai công nghệ được tạo ra bằng

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách khoa học và công nghệ tới bảo hộ sáng chế (Trang 67)