10. Kết cấu luận văn
2.1.1. Giai đoạn từ năm 2005 đến nay
Đối chiếu với Hiệp định TRIPS – có thể thấy rằng khi nộp đơn gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới, hệ thống SHTT của Việt Nam còn rất nhiều điểm chưa phù hợp. Một cách tổng quát, đó chưa phải là một hệ thống đầy đủ và có hiệu quả. Để phù hợp hoàn toàn với TRIPS, Việt Nam cần phải làm nhiều việc cho hệ thống SHTT của mình. Với mong muốn nhanh chóng hội nhập với thế giới và mở đường cho hoạt động đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã xây dựng một Chương trình hành động về SHTT mà mục tiêu tổng quát là làm cho Hệ thống SHTT Việt Nam phù hợp hoàn toàn với TRIPS
vào ngày 01/01/2000, ngày mà Hiệp định TRIPS đã ấn định cho các nước đang phát triển hoặc đang chuyển đổi nền kinh tế phải đáp ứng các tiêu chuẩn về SHTT của Hiệp định. Trong chương trình này, vấn đề xây dựng hệ thống pháp luật được coi là nhiệm
36
vụ quan trọng hàng đầu, trong đó, mục tiêu sau cùng là vào cuối năm 2000 hoạt động SHTT của Việt Nam được vận hành theo một hệ thống văn bản bao trùm tất cả các vấn đề SHTT theo các tiêu chuẩn của TRIPS. Chương trình cũng dành sự chú ý thích đáng cho việc tăng cường năng lực của các cơ quan thực thi (tòa án, hải quan, quản lý thị trường,…) và cả cơ quan quản lý SHTT cũng như việc nâng cao hiểu biết của cộng động về các vấn đề SHTT. Nói chung, đây là một chương trình có tính chất tổng quát và toàn diện với rất nhiều công việc phải làm trong một khoảng thời gian tương đối ngắn. Hoàn thành đúng thời hạn tất cả các mục tiêu của chương trình này dường như là điều không thể trong điều kiện của Việt Nam và trong thực tế, Việt Nam đã không đạt được tất cả các mục tiêu đó như dự định.
Nhằm đáp ứng hoàn toàn các đòi hỏi của TRIPS-WTO và nhằm thúc đẩy hơn nữa các hoạt động sáng tạo trí tuệ, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, Quốc hội khóa XI đã quyết định tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của hoạt động này. Năm 2005 là năm mà hoạt động SHTT nói chung đã có những chuyển biến tích cực và đạt nhiều kết quả mới với nhiều dấu mốc quan trọng trong hoạt động này.
Hệ thống pháp luật về SHTT tiếp tục được hoàn thiện cùng với việc Quốc hội sửa đổi Bộ luật Dân sự năm 2005, quyết định đưa Dự án Luật SHTT vào Chương trình xây dựng pháp luật năm 2005, Bộ KH&CN đã được Chính phủ giao chủ trì thực hiện, và chỉ trong vòng 10 tháng, Dự án này đã được hoàn thành. Luật SHTT - một đạo luật lớn và phức tạp đã được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2006. Trước đó, Bộ KH&CN cũng đã đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng phần thứ VI (Quyền SHTT và chuyển giao công nghệ) của Bộ luật Dân sự 2005. Đây là một sự kiện quan trọng đối với hoạt động SHTT, là mốc đánh dấu một giai đoạn mới của hoạt động này và có ý nghĩa to lớn đối với quá trình đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới cũng như các hoạt động hội nhập quốc tế về kinh tế, KH&CN sau khi Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức này và sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa các hoạt động sáng tạo KH&CN, văn học nghệ thuật và kinh doanh.
37
Từ năm 2005 đến nay, Việt Nam đã nhanh chóng hoàn thiện khung pháp luật về SHTT nói chung, về bảo hộ SC nói riêng. Các văn bản pháp luật quan trọng của Việt Nam quy định trực tiếp các vấn đề liên quan tới bảo hộ SC từ năm 2005 đến nay là:
- Bộ Luật Dân sự số 33/2005/QH11 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 (Phần VI - Chương II - Quyền SHCN);
- Luật SHTT số 50/2005/QH11 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 quy định
về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền SHCN, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó và Luật SHTT số 36/2009/QH12 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông
qua ngày 19 tháng 6 năm 2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của luật này;
- Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về SHCN và
Nghị định số 122/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2010 sửa đổi, bổ sung
một số điều của nghị định này;
- Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về bảo vệ quyền SHTT và quản lý nhà nước về SHTT và Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định này;
- Nghị định số 106/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy
định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực SHCN và Nghị định số 97/2010/NĐ-
CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định này;
- Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 02 năm 2007 của Bộ
KH&CN hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP;
Và các văn bản pháp luật khác thể hiện chính sách KH&CN của Việt Nam có tác động tới bảo hộ SC:
- Luật KH&CN số 21/2000/QH10 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 09 tháng 6 năm 2000.
- Luật Chuyển giao công nghệ số 80/2006/QH11 của Quốc hội nước Cộng hoà
38
- Luật Công nghệ cao số 21/2008/QH12 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008.
- Quy chế về nghiên cứu khoa học của sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng (Ban hành kèm quyết định số 08/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 30 tháng 3 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
- Quyết định 214/2005QĐ-TTg ngày30/8/2005 của Thủ tướng Chính phú phê
duyệt đề án phát triển thị trường công nghệ.
- Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25 tháng 4 năm 2006 quy
định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
- Nghị định số 49/2009/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ quy
định về xử phạt hành chính trong hoạt động chuyển giao công nghệ.
- Nghị định số 80/2010/NĐ-CP của chính phủ ngày 14/7/2010 có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 01/9/2010, quy định về hoạt động hợp tác, đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực KH&CN.
- Nghị định số 96/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 20 tháng 9 năm 2010 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2005 quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN công lập và Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2007 về doanh nghiệp KH&CN.
- Quyết định số 1348/QĐ-BKHCN ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ
KH&CN về phê duyệt danh mục các dự án thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ được tuyển chọn thực hiện trong 2 năm 2012-2013.
- Công văn số 296/SHTT-HTTV ngày 02 tháng 3 năm 2010 của Cục SHTT, về
việc hỗ trợ đăng ký SC/GPHI.
- Công văn số 272/BKHCN-SHTT ngày 14 tháng 2 năm 2011 của Bộ KH&CN
về việc đề xuất các hoạt động chung và dự án thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ thực hiện trong 2 năm 2012-2013.
39
- Quyết định số 890/QĐ-TTg ngày 08 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính
phủ về việc thành lập Cục phát triển thị trường KH&CN và doanh nghiệp KH&CN trực thuộc Bộ KH&CN.