Tổng quan về hoạt động bảo hộ sáng chế ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách khoa học và công nghệ tới bảo hộ sáng chế (Trang 39)

10. Kết cấu luận văn

2.2.Tổng quan về hoạt động bảo hộ sáng chế ở Việt Nam

2.2.1. Giai đoạn trước năm 2005

Cục sáng chế (tiền thân của Cục SHTT ngày nay) đã thực hiện công tác tiếp nhận đơn đăng ký SC và hướng dẫn làm thủ tục nộp đơn ngay từ những ngày đầu thành lập. Tính tới ngày 28 tháng 6 năm 1984 Cục SC đã tiếp nhận và xét 150 đơn đăng ký SC, ký quyết định cấp 9 Bằng tác giả SC đầu tiên (trong đó ngành nông nghiệp có 4, ngành công nghiệp có 5 Bằng). Đây là những SC đầu tiên của Việt Nam và đã được công bố rộng rãi trong và ngoài nước. Một kho tư liệu SC ban đầu đã hình thành gồm hơn 500.000 bản giấy và hàng nghìn bản microphim. Cục cũng bắt đầu tiến hành xây dựng bộ phiếu tra cứu theo Phân loại SC quốc tế và thử nghiệm tự động hóa tìm tin qua hệ thống máy tính, đã đưa ra phục vụ cho các cơ sở sản xuất, phục vụ các chương trình nghiên cứu hơn 2000 bản mô tả SC.

Tới ngày 22/5/1993, Cục sáng chế được đổi tên thành Cục SHCN và tới năm 2003 thì được đổi tên thành Cục SHTT như ngày nay. Công tác tổ chức thi hành các quy định pháp luật và thực hiện các thủ tục hành chính về SHCN tiếp tục được cải thiện. Nhằm thúc đẩy hơn nữa hoạt động này, Cục SHTT đã thành lập và đưa văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh và văn phòng đại diện tại Đà Nẵng đi vào hoạt động. Nhờ đó, việc giao dịch của các cơ quan, tổ chức, cá nhân khi tiến hành các thủ tục về SHCN đã thuận tiện hơn. Các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ về SHTT tiếp tục được đơn giản hóa theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và các chủ thể khác và từng bước hiện đại theo chuẩn chung của thế giới. Chế độ phân biệt đối xử trong việc xác lập và bảo hộ quyền SHCN tại Việt Nam và một số thủ tục khó khăn không cần thiết đã bị xóa bỏ. Cùng với những cải tiến về mặt thủ tục, cách tổ chức thực hiện các thao tác chuyên môn, nghiệp vụ cũng tiếp tục được đổi mới. Các công nghệ hiện đại – sản phẩm của Dự án “Hiện đại hóa hoạt động của cơ quan SHCN Việt Nam” do Chính phủ Nhật Bản tài trợ - đã được đưa vào khai thác. Kết quả là, số lượng đơn

40

được xử lý trong năm 2005 đạt gần 18000 đơn, tăng 25% so với năm 2004. Tính đến 31/12/2005, đã có 668 Bằng SC, 74 Bằng GPHI, 726 Bằng KDCN, 9760 Giấy chứng nhận đăng ký NH hàng hóa đã được cấp. Số đăng ký quốc tế bảo hộ tại Việt Nam cũng tăng, đạt 3507.

2.2.2. Giai đoạn từ năm 2005 đến nay

Nhìn chung, năm 2005, cùng với những biến đổi tích cực lớn về chính sách, cũng là năm ghi nhận nhiều kết quả và chuyển biến tích cực trong hoạt động SHTT. Số lượng đơn đăng ký quyền SHCN tiếp tục gia tăng với tốc độ lớn, cũng tính đến hết ngày 31/12/2005 đã có hơn 25000 đơn đăng ký các loại được nộp (trong đó có 1947 đơn SC, 248 đơn GPHI). Bảng số liệu và biểu đồ sau cho thấy tương quan giữa số lượng đơn SC, GPHI, NH và KDCN qua 3 mốc: năm 2000, năm 2005 và năm 2010.

Bảng 2.1: Đơn đăng ký NH, KDCN, SC, GPHI năm 2000, 2005 và 20103

2000 2005 2010

NH 5882 18018 27923

KDCN 1203 1335 1730

SC 1239 1947 3582

GPHI 42 248 299

Biểu đồ 2.1: Tỉ lệ nộp đơn đăng ký NH, KDCN, SC, GPHI qua các năm 2000, 2005, 2010

41

Bảng 2.2: Văn bằng cấp cho NH, KDCN, SC, GPHI qua các năm 2000, 2005 và 20104 2000 2005 2010 NH 2876 9760 16520 KDCN 645 726 1152 SC 630 668 822 GPHI 23 74 58

Biểu đồ 2.2: Tỉ lệ văn bằng bảo hộ NH, KDCN, SC, GPHI qua các năm 2000, 2005, 2010

42

Qua bảng số liệu có thể thấy được rằng số lượng đơn và Bằng độc quyền SC cũng như GPHI về cơ bản đều tăng qua các năm 2000, 2005, 2010. Tuy nhiên, nếu so sánh tỷ lệ số lượng đơn và bằng độc quyền của 2 đối tượng này so với NH và KDCN qua các năm thì thấy rằng tỉ lệ này về cơ bản có dấu hiệu giảm hoặc nếu tăng thì tăng không đáng kể. Điều này có thể được lý giải rằng tốc độ tăng về lượng đơn cũng như văn bằng bảo hộ đối với NH, KDCN rất lớn, trong khi tốc độ này đối với SC và GPHI lại chậm. Như vậy, có thể thấy được rằng giai đoạn 2005-2010, số lượng đơn và bằng độc quyền SC và GPHI có tăng nhưng tăng chậm với mức tăng không đáng kể.

Một dấu hiệu tích cực là số lượng đơn cũng như bằng độc quyền SC, GPHI của chủ đơn Việt Nam tăng từ năm 2005 đến nay, tuy tốc độ tăng chậm. Điều này có thể thấy qua các biểu đồ sau:

43

Biểu đồ 2.4: Số lượng Bằng SC từ năm 1981 tới 2010

Qua 2 biểu đồ trên, có thể thấy được rằng số lượng đơn SC và Bằng độc quyền SC từ năm 2005 đến nay có dấu hiệu tăng hơn hẳn so với các giai đoạn trước đó, đặc biệt là số lượng đơn nộp bởi người nộp đơn Việt Nam. Tuy nhiên, tỷ lệ số lượng đơn nộp bởi người nộp đơn Việt Nam so với số lượng đơn nộp bởi người nộp đơn nước ngoài vẫn là một tỷ lệ rất nhỏ. Đa số đơn đăng ký SC được nộp cũng như số Bằng độc quyền SC cấp ra là cho các chủ đơn nước ngoài.

Cũng tương tự như số lượng đơn đăng ký SC và Bằng độc quyền SC trên biểu đồ 2.3 và 2.4, số lượng đơn đăng ký GPHI và Bằng độc quyền GPHI cũng theo chiều hướng tăng mạnh từ năm 2005 đến nay. Một điểm đáng lưu ý là tỷ lệ số lượng đơn GPHI nộp bởi người nộp đơn Việt Nam với số lượng đơn GPHI nộp bởi người nộp đơn nước ngoài được cải thiện rất nhiều so với tỷ lệ này ở SC. Bên cạnh đó, một thực tế là số giải pháp kỹ thuật được tạo ra của các tác giả Việt Nam chủ yếu là GPHI mà chưa phải là những SC, nhất là những SC “gốc” nên giá trị kinh tế trong ứng dụng nhìn chung là chưa cao.

Số lượng đơn đăng ký GPHI và bằng độc quyền GPHI cấp trong giai đoạn này chủ yếu là của chủ đơn Việt Nam, lần lượt là 60% số lượng đơn đã nộp và 61,7% số lượng bằng đã cấp. Mặc dù tỷ lệ đơn của Việt Nam khá cao, nhưng về giá trị tuyệt đối

44

thực tế còn nhỏ. Cụ thể, chỉ có 926 đơn đăng ký GPHI và 202 bằng độc quyền GPHI trong thời gian 5 năm.

Biểu đồ 2.5: Số lượng đơn đăng ký giải GPHI năm 1990 tới 2010

Biểu đồ 2.6: Số lượng Bằng giải GPHI từ năm 1990 tới 2010

Giai đoạn 2005-2010, số lượng đơn đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng cũng như số lượng đối tượng SHCN được chuyển giao quyền sử dụng tăng so với

45

giai đoạn 5 năm trước (tăng 1,5 lần đơn và hơn 2 lần với số đối tượng được chuyển giao). Bên cạnh đó, cũng nhận thấy rõ rằng có sự dịch chuyển về chủ thể trong các hợp đồng chuyển giao. Số lượng hợp đồng chuyển giao giữa người Việt Nam – người Việt Nam tăng và chiếm ưu thế trong tổng số hợp đồng chuyển giao (khoảng 45% mỗi năm) từ năm 2005 đến nay. Có thể thấy qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.3: Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng5

Tuy nhiên, trong số các đối tượng được chuyển giao quyền sử dụng thì số lượng các SC, GPHI chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Số lượng SC, GPHI được cấp giấy chứng nhận chuyển giao quyền sử dụng trong vòng 5 năm mới có 22 chiếc.

46

Bảng 2.4: Số lượng SC, GPHI được cấp

giấy chứng nhận chuyển giao quyền sử dụng (2005-2010)6

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010

SC 0 0 0 16 1 3

GPHI 1 0 0 0 1 0

Tổng 1 0 0 16 2 3

Tình hình chuyển nhượng quyền sở hữu giai đoạn 2005-2010 cũng diễn ra tương tự như tình hình chuyển giao quyền sử dụng. Có thể thấy được điều đó qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.5: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu7

Hoạt động thực thi quyền hiện nay qua các số liệu phản ánh đang được thực hiện khá tốt đối với SC, GPHI. Số khiếu nại về việc xâm phạm quyền đối với SC, GPHI giảm mạnh từ năm 2005 đến nay. So với NH và KDCN, số khiếu nại về việc

6 Nguồn: Cục SHTT

47

xâm phạm quyền SHCN đối với SC cũng thấp hơn rất nhiều (hằng năm chỉ chiếm khoảng dưới 5% đối với mỗi đối tượng). Ta có thể thấy được điều này qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.7: Số khiếu nại việc xâm phạm quyền đối với SC&GPHI

Bảng 2.6: Khiếu nại về việc xâm phạm quyền SHCN8

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 SC& GPHI 1 2 9 23 33 41 17 7 5 7 4 KDCN 60 93 108 53 65 210 264 92 244 99 90 NH 119 198 282 278 306 324 320 67 84 82 89

Tuy nhiên, bên cạnh đó, số khiếu nại về việc cấp văn bằng bảo hộ đối với SC, GPHI lại có dấu hiệu gia tăng từ năm 2005 đến nay, điều này có thể được lý giải vì độ phức tạp trong quá trình thẩm định SC, GPHI so với các đối tượng khác, cũng như cùng với đó số lượng đơn đăng ký SC, GPHI liên tục tăng trong 5 năm qua.

Bảng 2.7: Khiếu nại về việc cấp văn bằng bảo hộ9

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

8 Chỉ tính số liệu đơn khiếu nại nộp tại Cục SHTT, Nguồn: Cục SHTT

48 SC& GPHI 1 0 0 4 2 0 11 7 10 15 16 KDCN 4 7 68 46 32 7 12 10 3 13 11 NH 327 341 564 376 395 428 367 363 409 882 884

Biểu đồ 2.8: Số khiếu nại việc cấp văn bằng bảo hộ SC&GPHI

Số lượng đơn yêu cầu giám định tại Viện SHTT về cơ bản chưa có dấu hiệu gia tăng.

Bảng 2.8: Số lượng đơn yêu cầu giám định tại Viện SHTT10

Năm 2009 2010 6 tháng đầu năm 2011

NH 261

KDCN 52 42

SC 24 24 4

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách khoa học và công nghệ tới bảo hộ sáng chế (Trang 39)