Tác động của chính sách Khoa học và Công nghệ tới hoạt động sáng tạo

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách khoa học và công nghệ tới bảo hộ sáng chế (Trang 87)

10. Kết cấu luận văn

3.1.1. Tác động của chính sách Khoa học và Công nghệ tới hoạt động sáng tạo

Các chính sách KH&CN của Việt Nam từ năm 2005 tới nay về cơ bản đã có những tác động tích cực tới hoạt động sáng tạo. Các chính sách này ngày càng thể hiện sự quan tâm và ưu tiên phát triển KH&CN của Đảng và Nhà nước ta. Các chính sách này không chỉ dừng lại ở các chính sách tăng cường đầu tư ngân sách cho nghiên cứu & triển khai công nghệ, khuyến khích đa dạng hóa các nguồn đầu tư cho hoạt động nghiên cứu & triển khai công nghệ, mà còn là các chính sách trao quyền tự chủ cho các cá nhân, tổ chức nghiên cứu, hỗ trợ hoạt động nghiên cứu & triển khai công nghệ thông qua chính sách khai thác thông tin SC.

Tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn nhìn nhận các chính sách này còn những điểm hạn chế khiến cho những tác động tích cực của nó chưa phát huy hết được hiệu quả. Số lượng SC được tạo ra còn hạn chế và chưa tương xứng với kinh phí bỏ ra. Cụ thể, ta có thể thấy một số điểm hạn chế của chính sách này như sau:

- Cơ chế, chính sách tài chính cho KH&CN đã được đổi mới theo hướng tăng dần tỷ lệ chi cho KH&CN trong tổng chi NSNN và đa dạng hoá nguồn đầu tư phát triển KH&CN. Việc cấp kinh phí đến nhà khoa học đã được cải tiến một bước trên cơ sở tuyển chọn theo nguyên tắc cạnh tranh và giảm bớt các khâu trung gian không cần thiết. Quyền tự chủ về tài chính bước đầu được triển khai áp dụng đối với các tổ chức KH&CN công lập. Tuy nhiên, cơ chế, chính sách tài chính chưa tạo động lực và điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân hoạt động KH&CN. Cơ chế tài chính còn chưa tạo ra sự tự chủ cao đối với các tổ chức KH&CN. Đầu tư từ NSNN cho KH&CN còn dàn trải, thiếu tập trung cho các lĩnh vực, công trình trọng điểm. Thiếu biện pháp hữu hiệu để huy động các nguồn vốn ngoài NSNN cho KH&CN. Thiếu các nguồn vốn đầu tư mạo hiểm để khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, kinh doanh.

88

- Việc xác định quyền của tác giả, quyền sở hữu và việc phân chia lợi ích đối với các SC được tạo ra từ nguồn kinh phí Nhà nước chưa được quy định rõ ràng, do đó, chưa khuyến khích được các nhà SC tạo ra các SC công vụ. Đây cũng là điểm hạn chế lý giải vì sao số lượng SC của các trường đại học, viện nghiên cứu hiện nay chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với số lượng SC của người Việt Nam.

3.1.2.Tác động của chính sách Khoa học và Công nghệ tới hoạt động xác lập quyền đối với sáng chế

Bắt đầu từ năm 2005, song song với hoạt động bảo hộ quyền SHCN, Bộ KH&CN dành mối quan tâm đặc biệt cho hoạt động thúc đẩy việc tạo ra và phát triển tài sản trí tuệ. Trên cơ sở phân tích sơ bộ rằng, tỷ trọng tài sản vô hình và tài sản trí tuệ của Việt Nam còn quá nhỏ bé và chưa được chú trọng đúng mức, một mặt Cục SHTT đã xây dựng một chương trình phối hợp tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của loại tài sản này, mặt khác đã xây dựng một chương trình hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp và các nhà sáng tạo về thông tin, hiểu biết pháp luật, cách thức xử lý cũng như cách tổ chức xây dựng, tạo lập, phát triển, khai thác, quản lý tài sản trí tuệ và chương trình này đã được Chính phủ phê duyệt. Về cơ bản các chính sách này đã có những tác động tích cực tới hoạt động đăng ký SC tại Việt Nam, khiến số lượng đơn SC, GPHI tại Việt Nam gia tăng qua các năm, dù số lượng đơn nộp bởi người nộp đơn Việt Nam còn tăng chậm.

Các chính sách tư vấn, hỗ trợ đăng ký SC hiện nay đang được thực hiện có hiệu quả đối với việc nâng cao cả về chất lượng và số lượng, và ngày càng thu hút được số lượng người tham gia để được tư vấn, hỗ trợ đăng ký SC. Điều này thể hiện sự quan tâm của xã hội tới hoạt động xác lập quyền đối với SC.

Bên cạnh đó, một số chính sách liên quan tới hoạt động xác lập quyền đối với SC cũng cần có những điều chỉnh để nâng cao hiệu quả tác động. Trong đó đáng lưu ý là chính sách quy định về quyền đăng ký SC đối với các SC được tạo ra từ nguồn kinh phí nhà nước. Còn nhiều điểm chưa được thống nhất và rõ ràng giữa các văn bản của chính sách này. Quy định về việc xác định chủ sở hữu kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tạo ra bằng NSNN theo Luật chuyển giao công nghệ, Luật

89

KH&CN và Luật SHTT là khác nhau, hay đối với các kết quả nghiên cứu khoa học trong các trường đại học và cao đẳng thì hiện chưa có một quy định cụ thể nào về vấn đề chủ sở hữu hay ai sẽ là người có quyền đăng ký SC nếu có trong các kết quả nghiên cứu mà sinh viên của các trường thực hiện. Bên cạnh đó, vấn đề nguồn kinh phí chi trả cho các khoản phí, lệ phí đăng ký và duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ đối với SC là kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cũng chưa được quy định trong bất kỳ văn bản nào. Đây là vấn đề cần được làm rõ vì nó có ý nghĩa rất thiết thực đối với việc thực hiện quyền đăng ký SC được tạo ra từ nguồn kinh phí Nhà nước.

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách khoa học và công nghệ tới bảo hộ sáng chế (Trang 87)