Đào tạo nhân lực về sáng chế và nâng cao năng lực các thẩm định viên

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách khoa học và công nghệ tới bảo hộ sáng chế (Trang 92)

10. Kết cấu luận văn

3.2.3. Đào tạo nhân lực về sáng chế và nâng cao năng lực các thẩm định viên

SC có thể coi là một đối tượng khó nhất trong số các đối tượng SHTT về quy trình xác lập quyền, cũng như cách thức xử lý các tranh chấp có liên quan. Do đó, để hoạt động bảo hộ SC có hiệu quả, không chỉ cần các chính sách tác động tới đối tượng nộp đơn mà còn cần các chính sách tác động tới các thẩm định viên SC cũng như việc hình thành các chuyên gia trong lĩnh vực này. Thực tế về số lượng đơn đăng ký sáng chế của các tác giả Việt Nam còn hạn chế và chất lượng của bản mô tả sáng chế khi được nộp cũng không cao, một phần lớn là do Việt Nam đang thiếu đội ngũ nhân lực có kiến thức và kỹ năng giỏi trong lĩnh vực tư vấn SHTT.

Giảng dạy và đào tạo về SHTT ở các nước phát triển có truyền thống lâu đời với hệ thống đồng bộ, nhiều cấp độ và hình thức đào tạo khác nhau. Phụ thuộc vào từng cơ sở đào tạo, giảng dạy và đào tạo về SHTT có thể chỉ dừng ở mức độ là một môn học, hoặc có thể các mức độ cao hơn như đào tạo chuyên ngành tiến sỹ và sau tiến sỹ. Số lượng các cơ sở đào tạo và số lượng học viên cũng rất khác nhau ở từng nước. Hầu hết các trường đại học của các nước phát triển có môn học “SHTT” trong chương trình

93

một cách độc lập hoặc lồng ghép với các môn học chuyên ngành có liên quan như “Chính sách đổi mới trong doanh nghiệp”, “Sáng tạo với sự phát triển của xã hội”, “Hoạt động nghiên cứu và triển khai”, “Chuyển giao công nghệ”...Những cơ sở đào tạo về SHTT có uy tín và được biết đến rộng rãi như Viện Max Planck với Trung tâm đào tạo Luật SHTT (CHLB Đức), ĐH Tổng hợp George Washington với Trường Luật trực thuộc (Mỹ), ĐH Tổng hợp Zurich với Khoa Luật, ĐH Tổng hợp Queen Mary London với Viện nghiên cứu SHTT (Anh)...Số lượng học viên và nghiên cứu viên chuyên về SHTT của các cơ sở này có thể lên đến vài trăm người. Qua nghiên cứu chương trình đào tạo của một số cơ sở đào tạo của các nước phát triển có thể thấy những nội dung giảng dạy và đào tạo không chỉ dừng ở những kiến thức cơ bản và thực tiễn bảo hộ quyền SHTT của quốc gia mà đó mở rộng sang các vấn đề bảo hộ quốc tế, thực tiễn bảo hộ ở nước ngoài, bảo hộ các quyền SHTT của quốc gia ở nước ngoài và những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội có liên quan như bảo hộ quyền SHTT ở nước ngoài đảm bảo lợi ích kinh tế của quốc gia, nâng cao tiêu chuẩn bảo hộ...Việc giảng dạy và đào tạo SHTT của các nước trong khối ASEAN đã được triển khai tương đối rộng và bắt đầu đi vào chiều sâu ở những nước phát triển hơn như Singapore, Malaysia, Thái Lan. Điển hình là Singapore, các trường ĐH lớn như ĐH Công nghệ Nanyang, ĐH Tổng hợp Quốc gia Singapore... đều có các khóa đào tạo về SHTT: các khóa đào tạo dành cho cử nhân; các khóa đào tạo sau đại học và các khóa đào tạo chuyên ngành.

Trong khi đó hiện nay Chính phủ Việt Nam chưa có một chính sách giáo dục cụ thể nào về SHTT cho các trường cao đẳng, đại học. Do đó, mục tiêu cũng như các chỉ đạo cụ thể về giáo dục SHTT trong các trường cao đẳng, đại học là chưa có. Cụ thể, thực tế cho thấy hiện nay mới chỉ có một số ít trường bắt đầu có một số môn học và chuyên đề về SHTT, với thời lượng và nội dung rất hạn chế (khoảng từ 30-60 tiết). Tính tới 2008, nó chỉ có tại các trường: Đại học Luật Hà Nội và Tp. HCM, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội và Tp. HCM, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, Học viện Quan hệ quốc tế, Học viện tư pháp, Đại học Ngoại Thương, Đại học Huế, Đại học Cần Thơ, Đại học Đà Lạt. Thực tế có rất nhiều hạn chế, bất cập trong việc đào tạo này – và một nguyên nhân sâu xa đó là

94

chưa có định hướng, chính sách cụ thể nào về giáo dục, đào tạo SHTT trong các trường cao đẳng, đại học. Nhìn chung, việc đưa SHTT vào chương trình giảng dạy tại các cơ sở đào tạo nêu trên hoàn toàn mang tính tự phát, chưa có sự thống nhất về mục đích, ý nghĩa, định hướng nội dung cũng như các khía cạnh có liên quan khác. Do vậy, các chương trình này, dù được giảng dạy cho cùng một cấp độ đào tạo, nhưng có sự khác biệt khá lớn về nội dung và hiệu quả đào tạo ở các cơ sở đào tạo khác nhau.

Việc đưa các môn học liên quan tới SHTT nói chung và SC nói riêng vào giảng dạy tại các trường đại học là nhu cầu bức thiết của xã hội hiện đại. Đây là cơ sở cần để có một đội ngũ nhân lực dồi dào có chuyên môn sâu về SHTT.

Để phát triển thêm một bước nữa, đội ngũ đã làm việc trong lĩnh vực SHTT, cụ thể ở đây là các thẩm định viên SC của Cục SHTT cũng cần không ngừng được đào tạo, trau dồi kiến thức và kỹ năng để đáp ứng nhu cầu đăng ký SC trong bối cảnh toàn cầu hóa. Nhà nước có thể có những chính sách cử đi học tại nước ngoài hoặc mời các chuyên gia của Tổ chức SHTT thế giới, cơ quan SC châu Âu, Nhật Bản,…sang đào tạo cho Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách khoa học và công nghệ tới bảo hộ sáng chế (Trang 92)