Phân tích tác động của chính sách

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách khoa học và công nghệ tới bảo hộ sáng chế (Trang 30)

10. Kết cấu luận văn

1.4.3. Phân tích tác động của chính sách

Phân tích tác động của chính sách là xem xét chính sách và phân tích các loại tác động của nó (tác động dương tính, tác động âm tính, tác động ngoại biên dương tính và ngoại biên âm tính) đối với một đối tượng cụ thể.

Phân tích tác động của chính sách, thực chất là phân tích chính sách hiện hành, xem hiệu lực của chính sách tới đâu, nghĩa là phân tích các tác động của chính sách tới xã hội và khả năng hướng xã hội đạt mục tiêu kỳ vọng của chính sách. Đây là bước phân tích quan trọng trong quá trình hoạch định chính sách, bởi nó chính là việc đánh giá chính sách đang tồn tại để đề xuất những chính sách có hiệu quả hơn.

Như vậy, với vấn đề nghiên cứu của đề tài là “Chính sách KH&CN của Việt Nam từ năm 2005 đến nay tác động như thế nào tới bảo hộ SC?, tác giả sẽ tập trung vào nghiên cứu và phân tích các tác động của chính sách KH&CN của Việt Nam từ 2005 đến nay tới hoạt động bảo hộ SC. Cụ thể, đó là phân tích các tác động của các chính sách này tới 4 hoạt động cụ thể của bảo hộ SC là:

- Đối với hoạt động sáng tạo;

- Đối với hoạt động xác lập quyền đối với SC; - Đối với hoạt động thương mại hóa SC; - Đối với hoạt động thực thi quyền đối với SC.

31

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

SC là một loại tài sản trí tuệ quý giá của con người. Có thể coi SC là đầu ra của hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực KH&CN, đồng thời là đầu vào của phát triển công nghệ. Như vậy, sự phát triển của hệ thống công nghệ quốc gia chính là chuỗi tương tác giữa sáng tạo – SC và phát triển công nghệ. Muốn hệ thống công nghệ quốc gia phát triển, chính phủ quốc gia đó cần quan tâm, hỗ trợ và đầu tư cho chuỗi tương tác này, nhằm tạo ra một hiệu quả tổng hợp cao nhất.

Xuất phát từ nhận thức về giá trị của các tài sản trí tuệ nói chung, SC nói riêng, các quốc gia đều quan tâm tới việc bảo hộ các đối tượng này từ rất sớm. Việc bảo hộ SC nghĩa là thông qua việc thừa nhận của pháp luật đối với SC cụ thể mà pháp luật bảo đảm các điều kiện để chủ thể có thể thực thi các quyền của mình và ngăn chặn, xử lý mọi hành vi sử dụng quyền nêu trên từ người thứ ba nếu không được phép của chủ thể quyền này.Hệ thống pháp luật bảo hộ độc quyền SC không chỉ mang lại những lợi ích riêng cho chủ bằng độc quyền SC, mà còn mang lại cho xã hội những lợi ích không nhỏ. Cơ chế bảo hộ SC có một ý nghĩa quan trọng đối với việc khuyến khích hoạt động sáng tạo kỹ thuật. Bằng độc quyền SC là một công cụ mạnh để phát triển kinh tế bằng việc kích thích hoạt động Nghiên cứu và Triển khai (R&D), tạo ra công nghệ mới và thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường. Như vậy, bảo hộ SC có hiệu quả tạo điều kiện cho công nghệ phát triển – đó là điều mà các chính phủ phải tính tới trong các chính sách KH&CN của mình. Ngược lại, Chính sách KH&CN tạo khung pháp lý cho các hoạt động bảo hộ SC được diễn ra. Với tư cách là một đối tượng điều chỉnh bởi các chính sách KH&CN, bảo hộ SC phụ thuộc rất nhiều bởi các quy định trong các chính sách này. Chính sách KH&CN tốt là chính sách có thể giúp phát triển bảo hộ SC và đưa SC tác động có hiệu quả đến phát triển kinh tế. Chính vì điều này, việc đánh giá tác động của chính sách KH&CN đến bảo hộ SC là việc cần thiết và quan trọng giúp có những khuyến nghị có hiệu quả cho hoạt động hoạch định chính sách KH&CN.

32

CHƯƠNG 2.

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách khoa học và công nghệ tới bảo hộ sáng chế (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)