Tác động tới hoạt động khai thác thương mại đối với sáng chế

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách khoa học và công nghệ tới bảo hộ sáng chế (Trang 74)

10. Kết cấu luận văn

2.3.3. Tác động tới hoạt động khai thác thương mại đối với sáng chế

2.3.3.1. Chính sách phát triển thị trường Khoa học và Công nghệ

Thị trường KH&CN là phương thức thương mại hóa các thành quả KH&CN. Về cơ bản, thị trường KH&CN được hình thành trên 3 yếu tố như sau:

+ Phải có hàng hóa.

+ Phân công lao động xã hội phải phát triển tương ứng sao cho có sự tồn tại quan hệ cung cầu giữa các thành viên trong xã hội và giữa các loại hình sản xuất trong xã hội, tức là hình thành bên cung và bên cầu.

+ Phải có phương tiện thanh toán cho loại hàng hóa đặc biệt này.

Ngay từ Nghị quyết đại hội lần X của Đảng chủ trương: “Phát triển thị trường khoa học công nghệ trên cơ sở đổi mới cơ chế, chính sách để phần lớn sản phẩm KHCN (trừ nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu phục vụ cơ bản xây dựng đường lối, chiến lược, chính sách phát triển) trở thành hàng hóa. Thông tin rộng rãi và tạo môi trường cạnh tranh để các sản phẩm KHCN được mua bán thuận lợi trên thị trường... phát triển thị trường khoa học công nghệ là hệ quả của phát triển kinh tế, phát triển của bản thân KH&CN và mối cung cầu giữa KH&CN và sản xuất; phát triển của nhận thực xã hội đối với lực lượng KC&CN là một lực lượng sản xuất, đối với thành tựu KH&CN là một sản phẩm hàng hóa”. Nghị quyết đại hội XI đã vạch ra là biến sản phẩm KHCN thành sản phẩm hàng hóa và phải được tung vào thị trường KH&CN. Nhà nước đã tập trung đầu tư nhiều dự án, chương trình nhằm thúc đẩy thị trường khoa học công nghệ, chuyển đổi các tổ chức nghiên cứu triển khai công nghệ sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp. Tiếp đó, phát triển thị trường KH&CN là chủ trương của Chính phủ, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 214/2005QĐ-TTg ngày30/8/2005.

75

Việt Nam đã thông qua và ban hành hai luật quan trọng đó là Luật chuyển giao công nghệ và Luật SHTT - đây là cơ sở pháp lý cho phát triển thị trường KH&CN. Hệ thống luật của Việt Nam đã xác lập:

- Quyền sở hữu, sử dụng công nghệ;

- Chuyển quyền sở hữu, sử dụng công nghệ;

Luật SHTT và các văn bản hướng dẫn thi hành cho phép các tổ chức nghiên cứu công lập có tự chủ trong việc tổ chức nghiên cứu tạo ra SC, đăng ký bảo hộ SC và khai thác SC. Đồng thời, bằng phương thức phân chia quyền và lợi ích hợp lý, những người làm chính sách mong muốn tạo ra một cơ chế mới thúc đẩy hoạt động nghiên cứu để tạo ra SC và khai thác SC thông qua hoạt động hợp tác giữa tổ chức nghiên cứu công lập và khu vực tư nhân. Một nội dung quan trọng khác của chính sách SC là hoạt động thương mại hoá SC được tạo ra từ nguồn kinh phí của Nhà nước.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã có những chính sách thúc đẩy nhu cầu công nghệ như Nghị định số 119/1999/NĐ-CP về một số cơ chế, chính sách tài chính khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động KH&CN, Nghị định số 80/2007/NĐ- CP về doanh nghiệp KH&CN. Chính sách thúc đẩy nguồn cung công nghệ như Nghị định số 115/2005/NĐ-CP về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN công lập. Các chính sách về nhập công nghệ và thúc đẩy phát triển các tổ chức và hoạt động trung gian, tư vấn và môi giới công nghệ còn mờ nhạt. Nhìn chung, các chính sách này của Nhà nước chưa thực sự hấp dẫn các doanh nghiệp cũng như các tổ chức KH&CN.

Tại Việt Nam cũng đã hình thành hội chợ công nghệ “Techmart” hằng năm, nhằm từng bước chuyên nghiệp hóa chợ công nghệ và thúc đẩy phát triển thị trường khoa học công nghệ. Để thêm phần phong phú, đa dạng các địa phương thường tổ chức Techmart đi kèm với các hoạt động như: Tư vấn KH&CN, hội thảo khoa học và giao lưu; trưng bày giới thiệu các sản phẩm hàng hóa...

Thông qua Techmart các bên tham gia đều thu được những lợi ích thiết thực.

Bên “Cung” công nghệ: Có cơ hội hiểu rõ hơn nhu cầu bên mua và những khách hàng tiềm năng, nhằm định hướng các sản phẩm công nghệ phù hợp với thực tiễn yêu cầu của các doanh nghiệp.

76

Bên “Cầu” công nghệ: Có điều kiện đánh giá trực tiếp năng lực của nhà cung cấp sản phẩm công nghệ để đặt hàng giải quyết các vấn đề công nghệ cụ thể, thiết lập các quan hệ hợp tác chiến lược, lựa chọn hình thức liên kết nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

Các tổ chức dịch vụ/môi giới:Nắm bắt được nhu cầu các bên tham gia giao dịch công nghệ, góp phần nâng cao trình độ nghiệp vụ và tư vấn trong hoạt động.

Các tổ chức tài chính (Quỹ đầu tư, ngân hàng, tổ chức tín dụng...): Thu nhận được các thông tin cần thiết, bổ ích, cân nhắc các dự án đầu tư đổi mới công nghệ có triển vọng của khách hàng tiềm năng nhằm nâng cao hiệu quả các giao dịch tài chính trong tương lai.

Các cơ quan quản lý nhà nước: Có thêm kênh thông tin để nhận biết tốt hơn những nhu cầu thực tiễn, điều chỉnh hướng ưu tiên, phát hiện những khó khăn vướng mắc trong giao dịch công nghệ, nhận biết xu hướng phát triển công nghệ, thúc đẩy quá trình thương mại các sản phẩm công nghệ và đánh giá hiệu quả hoạt động KH&CN phục vụ cho điều chỉnh các định hướng chiến lược, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KHCN.

Đối với tầng lớp dân cư: Hiểu rõ hơn về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của KH&CN trong đời sống, góp phần thúc đẩy việc ứng dụng và phổ cập các thành tựu KH&CN sớm vào thực tiễn.

Tuy nhiên, trên thực tế, các tổ chức KH&CN của Việt Nam hiện nay vẫn chưa năng động và lực lượng Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay cũng chưa thể hiện vai trò trên thị trường KH&CN, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước chưa ý thức được vai trò quan trọng của đổi mới công nghệ hoặc do cơ chế sinh ra tư duy xơ cứng, nên chưa chủ động tham gia vào thị trường khoa học công nghệ một cách mạnh mẽ. Đây là lý do chính yếu làm cho thị trường khoa học công nghệ của nước ta mới phát triển ở giai đoạn rất sơ khai. Khối lượng giao dịch trên thị trường KH&CN còn rất ít và đơn điệu (chủ yếu diễn ra giữa đối tác nước ngoài và Việt Nam). Đặc biệt, trong đó hoạt động chuyển giao quyền sử dụng đối với SC ở Việt Nam hiện nay diễn ra vô cùng hạn chế. Như đã thấy tại bảng 2.4, mỗi năm thường chỉ có khoảng từ 1 đến 3 SC được chuyển giao quyền sử dụng, thậm chí có năm không có SC nào được chuyển giao quyền sử

77

dụng. Thực trạng này cho thấy khuôn khổ thể chế để tạo điều kiện cho các chủ thể tiềm năng tham gia giao dịch chính thức trên thị trường chưa hoàn thiện. Một lý do có thể giải thích cho tình trạng này đó là thiếu các chính sách khuyến khích doanh nghiệp chuyển giao quyền sử dụng SC. Bản thân việc kém hiệu quả trong khai thác thông tin SC cũng là một hạn chế lớn cho việc thúc đẩy hoạt động chuyển giao quyền sử dụng SC. Cả hai nguyên nhân này đều dẫn tới hệ quả tất yếu là việc sử dụng thông tin SC để tiến hành chuyển giao quyền sử dụng là yếu, và lợi ích của việc chuyển giao quyền sử dụng SC chưa được nhận thức đúng mức.

Ngày 08/6/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 890/QĐ-TTg thành lập Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN trực thuộc Bộ KH&CN. Theo đó, Cục có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ KH&CN thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phát triển thị trường công nghệ và hỗ trợ hình thành, phát triển doanh nghiệp KH&CN trên phạm vi cả nước. Cục sẽ xây dựng chương trình quốc gia, quy hoạch và kế hoạch dài hạn, 5 năm và hằng năm về phát triển thị trường công nghệ và doanh nghiệp KH&CN. Đồng thời, Cục sẽ xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về điều kiện thành lập, quy chế hoạt động và nội dung quản lý sàn giao dịch công nghệ; điều kiện thành lập tổ chức xúc tiến giao dịch công nghệ, tổ chức thẩm định, định giá công nghệ; thiết lập, quản lý mạng lưới các sàn giao dịch công nghệ quy mô vùng, quốc gia và quốc tế; thúc đẩy kết nối cung cầu công nghệ giữa viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp;làm đầu mối mạng lưới ươm tạo công nghệ và hỗ trợ chuyển giao công nghệ của các viện nghiên cứu, trường đại học;... Cục cũng có nhiệm vụ hỗ trợ ươm tạo doanh nghiệp KH&CN tại các trường đại học, viện nghiên cứu, tổ chức KH&CN, doanh nghiệp; hướng dẫn tổ chức thực hiện thủ tục công nhận doanh nghiệp KH&CN.

2.3.3.2. Chính sách quy định việc định giá quyền sở hữu trí tuệ

Định giá quyền SHTT đóng vai trò quan trọng trong thương mại hóa quyền SHTT nhưng các văn bản pháp luật quy định về việc định giá quyền SHTT ở Việt Nam vẫn còn khá sơ sài và chưa đồng bộ. Có thể nói, thiếu hụt lớn nhất của pháp luật Việt Nam về quyền SHTT là chưa có một sự quy định đồng bộ, thống nhất và chi tiết về việc thương mại hóa quyền SHTT, đặc biệt là các quy định về định giá quyền SHTT.

78

Hiện nay việc định giá quyền SHTT ở Việt Nam chưa được ghi nhận chính thức và thống nhất trong một văn bản pháp luật nào. Đã có một số văn bản pháp luật ghi nhận về việc định giá quyền SHTT nhưng các văn bản này hầu như không điều chỉnh trực tiếp vấn đề định giá quyền SHTT mà chỉ đề cập tới các quy định mang tính chất nguyên tắc về cách thức hạch toán, kế toán đối với tài sản vô hình – trong đó bao gồm một số đối tượng của quyền SHTT.

- Bộ luật Dân sự là văn bản pháp lý chung nhất song chưa có một quy định nào về việc định giá quyền SHTT.

- Luật SHTT là văn bản pháp lý chuyên ngành về SHTT và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật SHTT cũng chưa có một quy định nào về việc định giá quyền SHTT.

- Quy định về định giá quyền SHTT nằm rải rác trong các văn bản pháp luật như Luật Doanh nghiệp 2005, Chuẩn mực kế toán số 04, Thông tư 146/2007/TT-BTC, Thông tư 203/2009/TT-BTC, Công văn 3539.

Điều đáng lưu ý là việc sử dụng các thuật ngữ trong các văn bản pháp luật liên quan tới việc định giá các đối tượng của quyền SHTT là chưa thống nhất.

- Do được ban hành vào trước những năm 2005 khi Luật SHTT ra đời nhưng hiện tại vẫn còn đang có hiệu lực pháp luật nên Chuẩn mực kế toán số 04 vẫn còn sử dụng các thuật ngữ cũ chưa thống nhất với Luật SHTT như các thuật ngữ: “bằng SC, bản quyền, phần mềm máy vi tính, NH hàng hóa”. Hơn thế nữa “bằng SC” hay chính xác hơn là “bằng độc quyền SC” chỉ là một văn bằng bảo hộ ghi nhận các thông tin về chủ sở hữu SC, tên tác giả, đối tượng bảo hộ, phạm vi bảo hộ và thời hạn bảo hộ. “Bằng độc quyền SC” không phải là một đối tượng của quyền SHTT và nó cũng không là tài sản cố định vô hình của doanh nghiệp theo như quy định của Chuẩn mực kế toán sô 04. Do vậy, “SC” mới là tài sản cố định vô hình theo như quy định của Chuẩn mực kế toán số 04 chứ không phải là văn bằng bảo hộ ghi nhận những thông tin liên quan đến SC được bảo hộ.

- Thông tư 203/2009/TT-BTC có sử dụng thuật ngữ “bằng SC phát minh” là một trong số những đối tượng của tài sản cố định vô hình. Tuy nhiên, trong luật SHTT lại không tồn tại thuật ngữ “bằng SC phát minh” này mà chỉ sử dụng thuật ngữ “bằng độc quyền SC” là văn bằng bảo hộ đối với SC. Điều đáng nói ở đây là Thông tư

79

203/2009/TT-BTC được ban hành vào 20.10.2009, tức là sau khi ban hành Luật SHTT được sửa đổi, bổ sung vào ngày 19.6.2009 mà vẫn sử dụng không đúng thuật ngữ so với Luật SHTT. Hơn thế nữa, “bằng độc quyền SC” được coi là thuật ngữ có nội hàm tương đương với “bằng SC phát minh” dùng trong Thông tư này không được coi là tài sản cố định vô hình như đã phân tích mà chỉ có “SC” là đối tượng của quyền SHTT và là tài sản cố định vô hình.

Bên cạnh đó, một bất cập nữa là, Luật Doanh nghiệp 2005 và Nghị định 102/2010/NĐ-CP ghi nhận việc góp vốn bằng quyền SHTT, tuy nhiên, 2 văn bản pháp luật trên lại cũng chưa có quy định cụ thể về việc định giá quyền SHTT để góp vốn vào doanh nghiệp.

Do vậy, tựu chung lại Việt Nam chưa có được khung pháp lý hoàn thiện về định giá tài sản trí tuệ để tạo điều kiện thuận lợi để thương mại hóa tài sản trí tuệ, trong đó có SC.

2.3.3.3. Chính sách hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp

Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 68/2005/QĐ-TTg ngày 4/4/2005. Nội dung hoạt động của Chương trình được quy định chi tiết trong Quy chế quản lý Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp được ban hành theo Quyết định số 36/2006/QĐ-TTg ngày 08/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 31 tháng 10 năm 2006 Liên Bộ Tài chính và Bộ KH&CN đã ban hành Thông tư liên tịch số 102/2006/TTLT/BTC-BKHCN hướng dẫn quản lý tài chính của Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp. Đó là những căn cứ pháp lý quan trọng cho việc tổ chức triển khai các hoạt động hỗ trợ xây dựng, khai thác, phát triển tài sản SHTT của các doanh nghiệp trong nước, trên cơ sở sử dụng nguồn kinh phí của NSNN ở trung ương kết hợp với NSNN tại địa phương và các nguồn kinh phí khác do doanh nghiệp đóng góp.

Liên quan đến hoạt động SC và khai thác SC, Chương trình có hai nội dung quan trọng là: (i) hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và phát triển tài sản trí tuệ đối với thành quả sáng tạo khoa học công nghệ, khuyến khích lao động sáng tạo trong doanh nghiệp; đưa thông tin SHTT vào hoạt động nghiên cứu, sáng tạo khoa học công nghệ;

80

xác lập, khai thác và bảo vệ tài sản trí tuệ đối với sản phẩm sáng tạo khoa học công nghệ; (ii) hỗ trợ doanh nghiệp khai thác thông tin SHTT, gồm xây dựng và thường xuyên cập nhật cơ sở dữ liệu, sản phẩm thông tin SHTT phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp; hướng dẫn khai thác các nguồn thông tin sẵn có; tập huấn kỹ năng tra cứu thông tin SHTT cho các doanh nghiệp.

Cho đến nay đã có 2 dự án liên quan đến hoạt động SC và khai thác SC đã được phê duyệt trong khuôn khổ của Chương trình hỗ trợ. Dự án thứ nhất do Trường Đại học Bách khoa Hà Nội thực hiện nhằm áp dụng GPHI về sản xuất zeolit NaX từ cao lanh tại Công ty Supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao. Thời gian thực hiện trong gần 2 năm, từ 12/2007 đến 10/2009. Tổng kinh phí thực hiện dự án là 1.190 triệu đồng, trong đó kinh phí hỗ trợ từ ngân sách trung ương là 699 triệu đồng. Dự án thứ hai do Công ty trách nhiệm hữu hạn Tư vấn Công nghệ kè bờ Minh Tác thực hiện nhằm áp dụng SC số 5874 để thiết kế công trình bảo vệ bờ trên nền đất mềm yếu khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Thời gian thực hiện hơn 1 năm, từ 9/2008 đến 2/2010. Tổng kinh phí thực hiện dự án là 3.140 triệu đồng, trong đó kinh phí hỗ trợ từ ngân sách trung ương là 756 triệu đồng.

Chương trình 68 giai đoạn 2005-2010 đã kết thúc, đạt được những kết quả quan

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách khoa học và công nghệ tới bảo hộ sáng chế (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)