Mối quan hệ giữa chính sách Khoa học và Công nghệ và bảo hộ sáng chế

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách khoa học và công nghệ tới bảo hộ sáng chế (Trang 26)

10. Kết cấu luận văn

1.3.3.Mối quan hệ giữa chính sách Khoa học và Công nghệ và bảo hộ sáng chế

Trong thế kỷ này, chúng ta đã chứng kiến hàng loạt bước tiến công nghệ mang tính đột phá. Thực vậy, người ta nói rằng chúng ta đang ở giữa cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba nhờ sự phát triển nhanh chóng và sự tương tác của sáu công nghệ

27

then chốt – vi điện tử, máy tính, viễn thông, vật liệu mới, rô-bốt và công nghệ sinh học. Sự hợp lý của độc quyền SC là chúng kích thích phát triển kinh tế, công nghệ và thúc đẩy cạnh tranh thông qua việc tạo động lực về tài chính cho hoạt động SC. Tuy nhiên, vì thế giới muốn giải quyết vấn đề chênh lệch giàu nghèo giữa nước phát triển và đang phát triển, một số nhà phê bình khẳng định rằng hệ thống độc quyền SC cản trở sự phát triển. Những nhà phê bình này hiểu lầm lý thuyết và ứng dụng thực tiễn của hệ thống độc quyền SC. Trên thực tế, bằng độc quyền SC là một công cụ mạnh để phát triển kinh tế bằng việc kích thích hoạt động Nghiên cứu và Triển khai (R&D), tạo ra công nghệ mới và thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường. Ở đây rõ ràng là có mối quan hệ mật thiết giữa khoa học – SC và công nghệ. Hoạt động nghiên cứu khoa học (hay gọi là hoạt động sáng tạo) nếu được quan tâm thì sẽ tạo cơ hội cho việc ra đời nhiều SC mới. Trong khi đó, SC lại chính là nền tảng của phát triển công nghệ, tạo ra những giá trị mới trong phát triển công nghệ. Hoạt động chuyển giao quyền sử dụng công nghệ bắt buộc phải có chuyển giao quyền sử dụng SC kèm theo. Do vậy, bảo hộ SC có hiệu quả tạo điều kiện cho công nghệ phát triển – đó là điều mà các chính phủ phải tính tới trong các chính sách KH&CN của mình.

Có thể nói, số lượng bằng độc quyền SC được cấp bởi những cơ quan có uy tín trên thế giới là số đo cơ bản để đánh giá khả năng sáng tạo công nghệ của một quốc gia. Do đó, các chính phủ, dù là tại các nước phát triển hay đang phát triển, đều quan tâm tới việc làm thế nào để nâng cao hiệu quả bảo hộ đối với SC, để từ đó kích thích phát triển KH&CN, nghĩa là thúc đẩy kinh tế phát triển. Các vấn đề liên quan tới bảo hộ SC là một phần quan trọng của chính sách cũng như chiến lược phát triển KH&CN tại bất cứ quốc gia nào.

Chính sách KH&CN tạo khung pháp lý cho các hoạt động bảo hộ SC được diễn ra, bao gồm cả hoạt động sáng tạo, hoạt động xác lập quyền đối với SC, hoạt động thương mại hóa quyền đối với SC và hoạt động thực thi quyền.

Tại Việt Nam, cơ quan thực hiện trực tiếp các công việc liên quan tới bảo hộ SHCN nói chung và SC nói riêng là Cục SHTT, thuộc Bộ KH&CN. Các chính sách KH&CN tác động tới bảo hộ SC do đó không chỉ nên hiểu là các tác động trực tiếp như các chính sách về khuyến khích sáng tạo, cơ chế và thủ tục xác lập quyền đối với SC,

28

hành lang pháp lý cho thương mại hóa và thực thi quyền đối với SC, mà đó còn là những tác động gián tiếp thông qua các chính sách đối với các yếu tố như nhân lực, cơ sở vật chất, kỹ thuật,…hỗ trợ các hoạt động này. Ví dụ, nếu Cục SHTT không có đội ngũ chuyên viên thẩm định SC có năng lực chuyên môn thì không thể đảm bảo hoạt động xác lập quyền có hiệu quả, hay nếu không có đầu tư cho cơ sở vật chất để lưu trữ và giúp người dân tiếp cận thông tin SC thì khả năng khai thác thông tin SC cho hoạt động sáng tạo cũng như thương mại hóa quyền cũng không được phát huy,…

Như vậy, với tư cách là một đối tượng điều chỉnh bởi các chính sách KH&CN, bảo hộ SC phụ thuộc rất nhiều bởi các quy định trong các chính sách này. Chính sách KH&CN tốt là chính sách có thể giúp phát triển bảo hộ SC và đưa SC tác động có hiệu quả đến phát triển kinh tế. Chính vì điều này, việc đánh giá tác động của chính sách KH&CN đến bảo hộ SC là việc cần thiết và quan trọng giúp có những khuyến nghị có hiệu quả cho hoạt động hoạch định chính sách KH&CN.

1.4. Tổng quan về phân tích tác động của chính sách

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách khoa học và công nghệ tới bảo hộ sáng chế (Trang 26)