Tác động của chính sách Khoa học và Công nghệ tới hoạt động khai thác

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách khoa học và công nghệ tới bảo hộ sáng chế (Trang 89)

10. Kết cấu luận văn

3.1.3. Tác động của chính sách Khoa học và Công nghệ tới hoạt động khai thác

thương mại đối với sáng chế

Phát triển thị trường KH&CN là chủ trương trọng tâm của Đảng giai đoạn 2005- 2010. Về cơ bản, hệ thống luật tạo được khuôn khổ pháp lý tương đối đầy đủ cho phát triển thị trường công nghệ. Các thể chế hỗ trợ cho phát triển thị trường công nghệ đã bước đầu được hình thành. Các quy định pháp lý về hợp đồng KH&CN, hoạt động chuyển giao công nghệ, SHTT đã được ban hành tạo điều kiện cho việc thương mại hoá các thành quả khoa học công nghệ. Chợ công nghệ - thiết bị đã được tổ chức ở nhiều địa phương và ở phạm vi quốc gia, hình thành kênh giao dịch thị trường thúc đẩy hoạt động mua bán thiết bị và các sản phẩm KH&CN.

Tuy nhiên, các quy định cụ thể tại các văn bản pháp luật chưa có sự thống nhất và đủ tính cụ thể để triển khai trong thực tiễn. Do đó, trên thực tế các chính sách này chưa thực sự có tác động tích cực thúc đẩy các hoạt động liên quan tới thương mại hóa SC. Đặc biệt, Việt Nam chưa có được khung pháp lý hoàn thiện về định giá tài sản trí tuệ - tạo điều kiện thuận lợi để thương mại hóa tài sản trí tuệ, trong đó có SC.

Thị trường công nghệ còn nhỏ bé, chậm phát triển. Hoạt động mua, bán công nghệ và lưu thông các kết quả nghiên cứu còn rất hạn chế do thiếu nhiều tác nhân quan trọng, các yếu tố cấu thành thị trường và các quy định pháp lý cần thiết. Phần lớn các kết quả nghiên cứu còn dừng ở phạm vi phòng thí nghiệm, chưa tạo ra được nhiều công nghệ hoàn chỉnh có thể thương mại hoá. Chưa chú trọng việc mua SC công nghệ của các nước tiên tiến để đổi mới công nghệ.

90

Quy định về quyền SHTT, chuyển giao công nghệ chưa khuyến khích các tổ chức thực hiện nghiên cứu quan tâm khai thác, thương mại hóa các kết quả nghiên cứu được tạo ra bằng kinh phí từ NSNN. Hiệu lực thực thi pháp luật về SHTT thấp. Năng lực của các tổ chức trung gian, môi giới công nghệ còn yếu chưa thật sự đáp ứng vai trò cầu nối giữa cung và cầu.

Thực tế cho thấy Nhà nước chưa thể hiện rõ vai trò trong việc môi giới chuyển giao công nghệ. Các tổ chức KH&CN của Việt Nam hiện nay vẫn chưa năng động và lực lượng Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay cũng chưa thể hiện vai trò trên thị trường KH&CN, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước chưa ý thức được vai trò quan trọng của đổi mới công nghệ hoặc do cơ chế sinh ra tư duy xơ cứng, nên chưa chủ động tham gia vào thị trường khoa học công nghệ một cách mạnh mẽ. Đây là lý do chính yếu làm cho thị trường khoa học công nghệ của nước ta mới phát triển ở giai đoạn rất sơ khai.

Hoạt động chuyển giao quyền sử dụng đối với SC ở Việt Nam hiện nay diễn ra vô cùng hạn chế. Mỗi năm thường chỉ có khoảng từ 1 đến 3 SC được chuyển giao quyền sử dụng, thậm chí có năm không có SC nào được chuyển giao quyền sử dụng. Thực trạng này cũng cho thấy khuôn khổ thể chế để tạo điều kiện cho các chủ thể tiềm năng tham gia giao dịch chính thức trên thị trường chưa hoàn thiện. Một lý do có thể giải thích cho tình trạng trên đó là thiếu các chính sách khuyến khích doanh nghiệp chuyển giao quyền sử dụng SC. Bản thân việc kém hiệu quả trong khai thác thông tin SC cũng là một hạn chế lớn cho việc thúc đẩy hoạt động chuyển giao quyền sử dụng SC. Cả hai nguyên nhân này đều dẫn tới hệ quả tất yếu là thông tin về SC để tiến hành chuyển giao quyền sử dụng là yếu, và lợi ích của việc chuyển giao quyền sử dụng SC chưa được nhận thức đúng mức.

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách khoa học và công nghệ tới bảo hộ sáng chế (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)