C thay bằn gS hoặ cK ely, Seeley; urtler, Kirtler
b. Phân loại dựa trên đặc điểm nguồn gốc
3.2.3 Phân loại tên đệm người Anh từ góc độ ý nghĩa 1 Nhận định chung
3.2.3.1 Nhận định chung
Tương tự như tên đệm của người Việt, tên đệm của người Anh cũng là một tập hợp mở. Tuy vậy, trong khi bất kì kí hiệu ngôn ngữ nào trong tiếng Việt, về mặt lí thuyết, cũng có thể được lấy làm tên đệm thì tên đệm của người Anh chỉ tới từ tên họ và tên cá nhân. Nói cách khác, trong thành phần cấu tạo tên người Anh, tên đệm thể hiện tính mở của mình thông qua tên họ và tên cá nhân.
Khác với quan niệm của người Việt khi đề cao vai trò của tên đệm, người Anh không quan tâm nhiều tới yếu tố tên đệm trong cấu trúc tên người. Bằng chứng là họ có thể bỏ yếu tố “đệm” trong tên một người trong hoàn cảnh giao tiếp chính thức mà không vi phạm các nguyên tắc ngôn ngữ và xã giao. Điều này xẩy ra hoàn toàn ngược lại trong tiếng Việt. Chẳng hạn, người ta sẽ không bao giờ giới thiệu một người tên là Trần Văn Chiến là Trần Chiến.
Người Anh quan niệm, tên đệm không có giá trị như tên họ và tên cá nhân trong hoạt động gọi tên. Tên đệm chỉ thể hiện mong muốn duy trì tên mình trong tên các thế hệ sau của những người đặt tên. Trong cuốn Guinness Book of Names,
Leslie Dunkling cho rằng tên đệm “thực sự hoạt động như là dấu hiệu của lòng
kính trọng tới những người trùng tên”. Theo ông, tên đệm giống như những đồ gia truyền và cần phải được bảo tồn.
Rõ ràng hiện trạng này trái ngược với tình hình đặt tên trong cộng đồng người Việt. Lúc này, chúng ta sẽ rất ngạc nhiên nếu ai đó kêu gọi phải “bảo tồn” tên đệm trong cách đặt tên của người Việt. Trên thực tế, người Việt coi vai trò riêng có của các yếu tố trong cấu trúc tên gọi của mình có giá trị như nhau và không thể lược bỏ đi bất kỳ yếu tố nào.
Qua khảo sát các tên đệm của người Anh, chúng tôi nhận thấy tên đệm người Anh không có nghĩa từ vựng. Chúng chỉ có nghĩa hàm chỉ thông qua các nội dung biểu đạt mà thôi. Dưới đây là các nội dung ý nghĩa thường gặp của tên đệm người Anh.