Vấn đề tênhọ

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm cấu trúc ngữ nghĩa của tên người Anh (Trang 32)

Tên họ có thể hình thành từ nhiều nguyên nhân, nhiều yếu tố khác nhau nhưng một trong những hình thức tên họ dễ nhận thấy nhất có nguồn gốc từ cách đặt tên theo tên cha hoặc mẹ (patronymics) theo kiểu A là con trai của B, C là con gái của D.

Tên họ hình thành theo cách này ở Pháp dưới thời La Mã, còn ở Anh thì muộn hơn một thời gian. Thậm chí, người Ấn Độ cũng “nhập khẩu” cách đặt tên họ này từ người châu Âu trong giai đoạn sống dưới ách đô hộ của người Anh. Ngày nay tại Liên bang Nga, tên họ vẫn đơn giản là đặt theo tên cha. Ví dụ: một người tên là

Пёмр Николович thì ai cũng biết anh ta là “con trai của Николов”, hoặc một cô

có tên Анна Курникова có nghĩa là “con gái của Курников”. Tương tự như vậy,

với nghĩa “con trai của” có thể tìm thấy các yếu tố như O’- trong tiếng Ai-len, Mac- hoặc Mc- trong tiếng Xcốt-len, ap- trong tiếng Uên, Fits-, (gốc Pháp – được

dùng trên quần đảo Anh), map- trong tiếng Cornish (một tử ngữ ở vùng Cornwall – Anh), -szoon, trong tiếng Hà Lan, -son, -sen trong các ngôn ngữ Bắc Âu, -escu

trong tiếng Ru-ma-ni, -ian trong tiếng Ác-mê-ni, ben trong tiếng Israel, ibn trong

tiếng Ả-rập, anak trong tiếng của thổ dân trên đảo Borneo... Dưới đây là một vài ví dụ:

Ngôn ngữ Phụ tố Ví dụ

Tiếng Anh – English -son Stevenson Tiếng Hy Lạp - Greek -poulous Cosmopoulus Tiếng Ai-len - Irish O'- O'Leary Tiếng Ba Lan - Polish -ski Jaruzelski Tiếng Xcốt-len - Scots Mac-, Mc- MacDouglas Tiếng Uên - Welsh Ap Ap Gwilym Tiếng Nga – Russian -ov, -ev, -ich Николович Tiếng Ý - Italian di- Giovanni di Pietro

(Bảng 1: Một vài ví dụ về cách đặt tên theo tên cha ở châu Âu)

Ngoài nguồn gốc từ tên cha (mẹ), tên họ còn hình thành từ tên lóng (nickname) hoặc được tạo ra từ những đặc điểm nổi bật của người mang tên như vẻ bề ngoài, nghề nghiệp hoặc nơi sinh sống. Ở châu Âu, rất nhiều gia đình quí tộc có cách đặt tên họ bằng việc dùng từ “của”. Ví dụ of trong tiếng Anh, de, du trong tiếng Pháp, von trong tiếng Đức, van trong tiếng Hà Lan, ze trong tiếng Séc,

-tsi trong tiếng Ắc-mê-ni... Còn trong tiếng Ẳ-rập, El là yếu tố phân biệt nguồn gốc quí tộc của tên họ.

Tên họ của người Thổ Nhĩ Kỳ lại là một trường hợp khá đặc biệt. Người Thổ Nhĩ Kỳ không dùng tên họ và cũng không du nhập cách dùng tên họ từ các dân tộc khác. Họ hoàn toàn hài lòng với cách gọi “con trai/con gái của” hoặc theo tên ngôi làng họ sinh ra. Tuy nhiên, nhận thấy tầm quan trọng của tên họ trong một xã hội phát triển, năm 1928, Kemal Atatürk (người khai sinh ra nước Thổ Nhĩ Kỳ

hiện đại) đã yêu cầu mỗi gia đình phải lựa chọn cho mình một tên họ. Song người Thổ Nhĩ Kỳ vẫn không quen sử dụng tên họ. Tương tự như vậy, người Li-băng cũng ưa thích dùng tên cá nhân rồi mới hỏi xem người đó là thành viên của “gia đình” nào. Ở một số nước Ả-rập, đàn ông vẫn có thói quen tự giới thiệu là “A con trai của B con trai của C” còn phụ nữ thì được gọi theo tên cha, anh trai hoặc chồng. Tại Afghanistan, phụ nữ được gọi là “Noor” (cái bóng- ánh sáng) của cha, anh trai hoặc chồng vì ở quốc gia này, người ta không tiết lộ tên phụ nữ với người lạ.

Tên họ của người Trung Quốc cũng tạo ra rất nhiều điều ngạc nhiên. Theo truyền thuyết, năm 2852 trước Công nguyên, Phục Hy đặt ra tên họ cho người

Trung Quốc qua bài thơ Bách Gia Tính gồm 408 từ và những từ này đã trở thành tên họ truyền thống của người Trung Quốc. Giống như ở hầu hết các nước châu Á khác, tên họ của người Trung quốc được truyền từ đời này sang đời khác mà gần như không thay đổi. Người Trung Quốc coi tên họ là một điều thiêng liêng, chứa đựng cả truyền thống và danh dự của gia đình, dòng họ, của tổ tiên. Khác với điều nhiều người lầm tưởng, tên họ của người Trung Quốc khác hẳn tên cá nhân của người châu Âu cho dù có cùng vị trí trong cấu trúc tên người (giữ vị trí đầu tiên). Tình hình trên cũng xẩy ra với tên người Việt và rất nhiều người phương Tây đã lầm tưởng tên họ của người Trung Quốc, người Việt... là tên cá nhân.

Người Trung Quốc không chỉ có tên tên họ mà còn có tên thế hệ. Do vậy, hình thành mô hình tên người theo kiểu Tên họ - Tên thế hệ (tên đệm) - Tên cá nhân. Ví dụ, trong một đại gia đình, tất cả những người con trai có tên đệm thế hệ là “Cảnh”. Đến lượt con trai của những người này (tức là thế hệ cháu) thì đều có tên đệm là “Trường”.

Mô hình cơ bản của tên người châu Âu là Tên cá nhân + Tên đệm + Tên họ. Mô hình tên gọi này đề cao vai trò của cá nhân trong xã hội. Tuy nhiên, phần lớn dân số thế giới có cấu trúc tên người với yếu tố họ đứng đầu tiên (trường hợp tên người Trung Quốc). Tính cộng đồng thể hiện trong loại mô hình tên người này là rất cao.

Nhiều dân tộc có lẽ sẽ không có tên họ nếu như không bị dân tộc khác đô hộ, thống trị. Ấn Độ là một trường hợp khá điển hình. Nhiều người Ấn thuộc tầng lớp thấp bắt đầu có tên họ khi bị người Anh đô hộ. Họ bắt chước cách đặt tên theo tên cha (mẹ) của người châu Âu để làm tên họ. Tương tự như vậy, tại vùng Kashmir,

truyền thống đặt tên tên họ chỉ bắt đầu khi bị người Hồi giáo và người Sikh đô hộ. Người thổ dân Cherockee ở châu Mỹ cũng bắt đầu đặt tên họ dưới ảnh hưởng của những người tới từ châu Âu.

Trong những xã hội bắt đầu có giai cấp, tên họ ra đời phản ánh trật tự xã hội cũng như địa vị của người đặt tên vốn thường là những người có của cải, địa vị

trong xã hội. Theo lẽ thông thường, người ta đều muốn duy trì địa vị và quyền lực của mình càng lâu càng tốt và họ đã thể hiện ước muốn này thông qua tên họ.

Dòng dõi và nguồn gốc tổ tiên thường được các thế hệ sau có gắng gìn giữ. Một số dân tộc còn phát triển cả phép đặt tên sao cho có thể bao gồm được cả tên cha và tên mẹ. Ví dụ, tại Tây Ban Nha tên họ thường gồm tên mẹ và tên cha với yếu tố “y” xen giữa để phân biệt. Do vậy, khi hôn nhân diễn ra vấn đề tên họ là khá nan giải.

Tuy nhiên, cũng có nơi như tại Ai-xlen (Iceland), dường như tên họ không quan trọng lắm khi mà người ta chỉ ghi tên cá nhân trong danh bạ điện thoại. Còn tên của người Nhật trước đây không hề đơn giản mặc dù tên họ vẫn là yếu tố chính và đi đầu tiên trong cấu trúc tên. Các tên trước đây của người Nhật luôn bao gồm một chuỗi tên: tên thời thơ ấu, tên lúc trưởng thành, vị trí trong dòng tộc, biệt hiệu, đấy là chưa kể tới các tước vị và tên tôn giáo, hoặc tên thuỵ (sau khi qua đời) và các tước phong.

Mặc dù mô hình cơ bản của cấu trúc tên người châu Âu là Tên cá nhân + Tên đệm + Tên họ nhưng cũng có một số dân tộc tại châu lục này lại có tên họ đi trước tên cá nhân, như trường hợp của người Hung-ga-ri và người Lít-va. Tuy nhiên, dưới ảnh hưởng của người Nga, hiện nay người Lít-va cũng cũng có cách đặt tên họ theo tên cha và coi tên họ này như là yếu tố thứ 3 trong cấu trúc tên.

Việc tồn tại tên họ được coi như một điều hiển nhiên, nhưng cũng có nơi người ta không quan tâm và thậm chí không có tên họ. Trước khi người Anh tới, nhiều dân tộc sống quanh dãy núi Himalaya không có tên họ. Chính điều này đã làm không ít người bối rối. Người dân sống ở đây chỉ có tên cá nhân 2 thành phần và tên này không được truyền từ đời này sang đời khác. Dưới ảnh hưởng của người Anh, người Nepal đã thêm tên họ vào sau tên cá nhân 2 thành phần của mình. Tuy nhiên, cho tới nay cấu trúc tên này vẫn chỉ phổ biến trong giới quí tộc và hoàng gia mà thôi. Triều Tiên có lẽ là quốc gia duy nhất trên thế giới mà các triều đình phong kiến không quan tâm tới tên họ của mình. Điều này trái ngược với tâm lí chung: địa vị càng cao thì tên của dòng họ càng có giá trị. Điều đó luôn đúng đối với các dân tộc có truyền thống mang tên họ được thừa hưởng từ các thế

hệ trước. Tuy nhiên, có một điều thú vị là, trong khi dân thường dùng tên cá nhân trong giao tiếp thì các vị quân vương ở châu Âu, trên tột đỉnh quyền lực của mình, cũng lại ưa thích dùng tên cá nhân mặc dù tên gia đình của họ thực sự tồn tại. Ví dụ, người ta hay gọi “Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị” (Anh), “Vua Juan Carlos” (Tây Ban Nha)... mặc dù tên họ của các vị này lần lượt là “Mary” và “de Borbon y Borbon”. Ngược lại với vua chúa và dân thường, tầng lớp quí tộc cũng như những người có tiền, có quyền lực lại ưa thích người khác gọi mình bằng tên họ trong bất cứ hoàn cảnh giao tiếp nào.

Một trong những lí do chính giải thích sự ra đời của tên họ là do nhu cầu cần phân biệt những người có cùng tên cá nhân. Nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi biết vào thời Nữ hoàng Victoria (1837-1901), nước Anh chỉ phổ biến khoảng gần 40 tên cá nhân. Hầu hết mọi người được biết đến qua tên mảnh đất mà họ sở hữu.

Tóm lại, cho dù ở nền văn hoá nào đi chăng nữa, tên họ vẫn được sinh ra từ những lí do giống nhau. Tên họ là biểu tượng của quyền sở hữu, của tài sản, của niềm tự hào và “của cả sự tham lam nữa”. Tên họ được truyền từ đời này tới đời khác qua các thế hệ trong một gia đình, một dòng họ, một dân tộc. Tên họ chứa đựng trong nó lịch sử, truyền thống của gia đình, dòng tộc cũng như quốc gia. Tên người, mà trong đó tên họ là một thành phần chủ chốt, cần được coi là tài sản không chỉ của người mang tên mà còn là tài sản của đất nước, của dân tộc.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm cấu trúc ngữ nghĩa của tên người Anh (Trang 32)