Tổ hợp định danh

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm cấu trúc ngữ nghĩa của tên người Anh (Trang 47)

Tên người trong tiếng Việt, tiếng Anh cũng như nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới nằm trong phạm vi của hệ thống từ vựng. Tên người cũng như từ và các đơn vị tương đương với từ được xem là đơn vị định danh. Tên người có chức năng chủ yếu là để gọi tên.

Tuy nhiên, về bản chất, tên người có cấu trúc phức tạp hơn nhiều so với các phương thức cấu tạo từ và các đơn vị tương đương với từ trong hệ thống từ vựng.

Theo tinh thần của lí thuyết định danh, có sự phân biệt (phân cấp) giữa đơn vị định danh gốc (còn gọi là dịnh danh bậc I) với đơn vị định danh phái sinh (còn gọi là đơn vị định danh bậc II). Đơn vị định danh gốc là những đơn vị tối giản về mặt hình thức cũng như cấu trúc. Nó mang nghĩa đen và đóng vai trò cơ sở để tạo ra các đơn vị định danh khác.

Trong khi đó, đơn vị định danh phái sinh và đơn vị có đặc trưng hình thái, cấu trúc phức tạp hơn đơn vị định danh gốc. Nó thường mang ý nghĩa biểu trưng. Do vậy, tất cả các đơn vị mang biến thể từ vựng ngữ nghĩa được phát triển từ đơn vị gốc đều là những đơn vị định danh phái sinh.

Như vậy, những đơn vị có cấu tạo phức hợp dưới hình thức nhóm hay tổ hợp các yếu tố định danh cần phải được xem xét như là đơn vị định danh phái sinh. Theo quan điểm này thì chính danh người Việt và người Anh phải là các đơn vị định danh phái sinh. Tuy nhiên, sự thật lại không phải như vậy. Mặc dù có cấu tạo phức hợp dưới hình thức tổ hợp các yếu tố định danh nhưng chính danh người Việt và người Anh là tổ hợp định danh cấu tạo theo những nguyên tắc riêng chứ không phải là những đơn vị định danh phái sinh. Nói cách khác, đối với những tổ hợp định danh này, người ta không có quyền sáng tạo ra chúng. Chúng là những đơn vị hình thành và tồn tại như một thứ qui ước của cộng đồng. Tuy khuôn mẫu chung là bất biến, nhưng sự đa dạng trong tên người được tạo ra do có sự thay đổi các kí hiệu ở một số vị trí trong THĐD.

Ví dụ: - Đỗ Văn Mộc, Tạ Quang Đởn, Nguyễn Thuý Quỳnh...

- Tony Blair, David Carpenter, Jane Evans...

2.2.1.2 Danh tố

Như đã trình bày ở phần trên, chính danh người Việt và người Anh là những THĐD. Câu hỏi đặt ra lúc này là những THĐD đó có cấu tạo như thế nào? Có bao nhiêu yếu tố có năng lực định danh? Những yếu tố định danh này có cấu tạo ra sao? Liệu có gì giống là khác nhau giữa các THĐD tên người Anh và tên người

Việt? Trước khi đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi nêu trên, cần làm rõ một số thuật ngữ sau:

- Danh tố: là các yếu tố mang chức năng định danh tham gia vào việc tạo thành các THĐD. Danh tố là đơn vị trực tiếp tạo thành các THĐD.

- Thành tố: là đơn vị nhỏ nhất tham gia vào cấu tạo nên danh tố.

Bằng việc đối chiếu các yếu tố cùng loại trong tên gọi người Việt, có thể dễ dàng xác định được các yếu tố cấu tạo nên THĐD của chính danh người Việt. Đó là 3 yếu tố: HỌ, ĐỆM và TÊN CÁ NHÂN. Cũng bằng phương pháp trên, chúng tôi phát hiện ra rằng cấu trúc hoàn chỉnh của chính danh người Anh cũng có 3 yếu tố. Đó là: TÊN CÁ NHÂN (forename/first name/given name), TÊN ĐỆM, (middle name/second name) và TÊN HỌ (surname/family name). Tuy nhiên, trên thực tế, hình thức cấu tạo phổ biến nhất của THĐD tên người Anh chỉ bao gồm 2 yếu tố HỌ và TÊN CÁ NHÂN.

Các yếu tố (danh tố) cấu tạo nên chính danh người Việt và người Anh đều có cấu trúc và chức năng riêng. Vị trí của các danh tố này trong THĐD tên người Việt và tên người Anh cũng không giống nhau. Nếu như trật tự của các yếu cấu tạo nên THĐD tên người Việt là HỌ - ĐỆM – TÊN CÁ NHÂN thì trật tự này trong THĐD tên người Anh lại là TÊN CÁ NHÂN – TÊN ĐỆM - HỌ. Ví dụ đối với tổ hợp Trần Mạnh Hà thì thành tố “Trần” là tên họ; thành tố “Mạnh” là tên

đệm và thành tố cuối cùng “Hà” là tên cá nhân. Trong khi đó với tổ hợp tên người Anh như Gary William Thomas thì “Gary” lại là tên cá nhân; “William” là tên

đệm và “Thomas” là tên họ.

Các danh tố cấu tạo nên chính danh còn là các đơn vị định danh biệt lập hoặc có giá trị biệt lập. Do đó, chúng có thể tách ra khỏi cấu trúc của THĐD tên gọi và hoạt động một cách độc lập trong những hoàn cảnh giao tiếp nhất định. Để tỏ thái độ kính trọng và yêu mến thì người Anh sử dụng cách gọi tên HỌ thay thế cho tên gọi đầy đủ. Ví dụ, Mr. Greenwood, Mrs. Cook... là cách gọi phổ biến trong giao tiếp trang trọng của người Anh. Ở tiếng Việt cũng có cách gọi này nhưng rất cá biệt như Bác Hồ (Hồ Chí Minh), Bác Tôn (Tôn Đức Thắng), Cụ Phan (Phan Bội

văn chương. Cũng cần nói thêm, cách gọi TÊN HỌ nêu trên chỉ là cá biệt như là sự tôn xưng đặc biệt. Các xưng hô thông thường của người Việt là gọi TÊN CÁ NHÂN kèm theo một đại từ nhân xưng thể hiện thái độ tình cảm như Ông Bá, Bà

Bình, Thầy Quế...

Mặc dù danh tố HỌ và TÊN CÁ NHÂN trong tên người Việt và tên người Anh vừa có cấu tạo đơn âm tiết vừa có cấu tạo đa âm tiết. Song do đặc điểm loại hình ngôn ngữ khác nhau, cho nên khái niệm đơn và đa âm tiết dùng để miêu tả các danh tố nêu trên cũng cho thấy cấu tạo của từng danh tố cùng loại trong 2 ngôn ngữ Việt và Anh là không hoàn toàn giống nhau. Trong tiếng Việt, phần lớn âm tiết trùng với “tiếng” với “từ” nhưng trong tiếng Anh điều này thường là ngược lại.

Nêu ra một vài nét đối chiếu, so sánh các danh tố HỌ và TÊN CÁ NHÂN trong THĐD tên người Việt và người Anh, chúng tôi thấy rằng phần lớn danh tố HỌ và TÊN CÁ NHÂN của tên người Việt có cấu tạo đơn âm tiết. Ví dụ tên họ

Nguyễn, Trần, Lâm..., tên cá nhân Tuân trong Nguyễn Văn Tuân, Việt trong Hoàng Việt... Trong khi đó, cấu tạo của tên HỌ người Anh đa phần là đa âm tiết.

Ví dụ tên họ Richardson, Foster, Cambell..., tên cá nhân Tony, David, Kelly...Tuy nhiên, tổng số thành tố của danh tố có mặt trong THĐD tên người Anh và người Việt nhiều nhất cũng chỉ là 6 thành tố.

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm cấu trúc ngữ nghĩa của tên người Anh (Trang 47)