Nhóm có danh tố tên cá nhân đa âm tiết

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm cấu trúc ngữ nghĩa của tên người Anh (Trang 84)

Trong nhóm này luôn có tồn tại danh tố tên cá nhân đa âm tiết và dĩ nhiên là danh tố này cũng chỉ gồm một thành tố. Điều này ngược lại với danh tố tên cá nhân đa âm tiết của người Việt khi mà số thành tố luôn lớn hơn một. Trong nhóm tên người Anh có danh tố tên cá nhân đa âm tiết, các danh tố đi sau có thể là đơn âm tiết hoặc đa âm tiết. Danh tố đa âm tiết có thể bao gồm một hoặc hơn một thành tố. Tỷ lệ nam nữ có tên cá nhân đa âm tiết là tương đương nhau.

- Kiểu 1: TÊN CÁ NHÂN (B1) – ĐỆM zero –HỌ (A) Ví dụ: Tony Banks, Hilary Benn, Julia Drown...

Mối quan hệ giữa các thành tố trong kiểu loại tên gọi này được mô tả qua ví dụ dưới đây:

Danh tố thứ nhất là tên cá nhân đa âm tiết, còn danh tố thứ 2 là tên họ đơn âm tiết. Đây cũng là kiểu tên gọi có ít âm tiết ( tối thiểu 3 âm tiết) và rất phổ biến.

- Kiểu 2: TÊN CÁ NHÂN (B1) – ĐỆM (A) – HỌ (A)

Ví dụ: Kenneth James Watts, William Lisle Bowles, Mary Ann Lamb, ... Mối quan hệ giữa các thành tố trong kiểu loại tên gọi này được mô tả qua ví dụ dưới đây:

Mary Ann Lamb

Danh tố thứ nhất là tên cá nhân đa âm tiết, danh tố thứ 2 là tên đệm đơn âm tiết và danh tố thứ 3 là tên họ đơn âm tiết. Kiểu tên gọi có tối thiểu 4 âm tiết, ít phổ biến và luôn có xu hướng chuyển thành Kiểu 1.

- Kiểu 3: TÊN CÁ NHÂN (B1) – ĐỆM B1 – HỌ (A) Ví dụ: Christopher Henry Lewes, Walter William Skeat...

Mối quan hệ giữa các thành tố trong kiểu loại tên gọi này được mô tả qua ví dụ dưới đây:

Walter William Skeat

Danh tố thứ nhất là tên cá nhân đa âm tiết, danh tố thứ 2 là tên đệm đa âm tiết – một thành tố và danh tố thứ 3 là tên họ đơn âm tiết. Kiểu tên gọi có tối thiểu 5 âm tiết. Kiểu cấu trúc này cũng không phổ biến và luôn có xu hướng chuyển thành Kiểu 1.

- Kiểu 4: TÊN CÁ NHÂN (B1) – ĐỆM B2 – HỌ (A)

Ví dụ: Kenneth MacKenzie Clark, Frederick Landseer Maur Griggs... Mối quan hệ giữa các thành tố trong kiểu loại tên gọi này được mô tả qua ví dụ dưới đây:

Danh tố thứ nhất là tên cá nhân đa âm tiết, danh tố thứ 2 là tên đệm đa âm tiết – đa thành tố và danh tố thứ 3 là tên họ đơn âm tiết. Kiểu tên gọi có tối thiểu 5 âm tiết. Kiểu cấu trúc này cũng không phổ biến và luôn có xu hướng chuyển thành Kiểu 1.

- Kiểu 5: TÊN CÁ NHÂN (B1) – ĐỆM zero –HỌ (B1)

Ví dụ: Richard Bacon, Gregory Barker, David Cameron, Michael Spicer... Mối quan hệ giữa các thành tố trong kiểu loại tên gọi này được mô tả qua ví dụ dưới đây:

Michael Spicer

Danh tố thứ nhất là tên cá nhân đa âm tiết, danh tố thứ 2 là là tên họ đa âm tiết một thành tố. Kiểu tên gọi này có tối thiểu 4 âm tiết. Đây là kiểu tên THĐD tên gọi phổ biến nhất của người Anh hiện nay.

- Kiểu 6: TÊN CÁ NHÂN (B1) – ĐỆM zero –HỌ (B2) Ví dụ: Geoffrey Clifton-Brown, David Heathcoat-Amory...

Mối quan hệ giữa các thành tố trong kiểu loại tên gọi này được mô tả qua ví dụ dưới đây:

Geoffrey Clifton-Brown

Danh tố thứ nhất là tên cá nhân đa âm tiết, danh tố thứ 2 là là tên họ đa âm tiết 2 thành tố. Kiểu tên gọi này có tối thiểu 4 âm tiết và có số lượng không nhiều.

- Kiểu 7: TÊN CÁ NHÂN (B1) – ĐỆM (A) – HỌ (B1)

Ví dụ: Richard Parkes Bonington, Gilbert Keith Chesterton...

Mối quan hệ giữa các thành tố trong kiểu loại tên gọi này được mô tả qua ví dụ dưới đây:

Danh tố thứ nhất là tên cá nhân đa âm tiết, danh tố thứ 2 là là tên đệm đơn âm tiết và danh tố thứ 3 là tên họ đa âm tiết 1 thành tố. Kiểu tên gọi này có tối thiểu 5 âm tiết và có số lượng không nhiều. Trên thực tế, kiểu câu trúc THĐD này luôn có xu hướng chuyển thành kiểu 1 do yếu tố đệm mất đi.

- Kiểu 8: TÊN CÁ NHÂN (B1) – ĐỆM (A) – HỌ (B2) Ví dụ: Walter James Watts-Dunton...

Mối quan hệ giữa các thành tố trong kiểu loại tên gọi này được mô tả qua ví dụ dưới đây:

Walter James Watts-Dunton

Danh tố thứ nhất là tên cá nhân đa âm tiết, danh tố thứ 2 là là tên đệm đơn âm tiết và danh tố thứ 3 là tên họ đa âm tiết 2 thành tố. Kiểu tên gọi này có tối thiểu 5 âm tiết và có số lượng rất ít. Trên thực tế, kiểu câu trúc THĐD này luôn có xu hướng chuyển thành kiểu 2 do bỏ danh tố đệm.

- Kiểu 9: TÊN CÁ NHÂN (B1) – ĐỆM B1 – HỌ (B2) Ví dụ: Arthur Thomas Quiller-Cough...

Mối quan hệ giữa các thành tố trong kiểu loại tên gọi này được mô tả qua ví dụ dưới đây:

Arthur Thomas Quiller-Cough

Danh tố thứ nhất là tên cá nhân đa âm tiết, danh tố thứ 2 là là tên đệm đa âm tiết một thành tố và danh tố thứ 3 là tên họ đa âm tiết 2 thành tố. Kiểu tên gọi này có tối thiểu 6 âm tiết và cũng có số lượng rất ít. Trên thực tế, kiểu cấu trúc THĐD này luôn có xu hướng chuyển thành kiểu 2 do việc mất đi của danh tố đệm.

- Kiểu 10: TÊN CÁ NHÂN (B1) – ĐỆM B1 – HỌ (B1)

Ví dụ: Aubrey Vincent Beardsley, Benjamin Robert Haydon, William Somerset Maugham...

Mối quan hệ giữa các thành tố trong kiểu loại tên gọi này được mô tả qua ví dụ dưới đây:

Benjamin Robert Haydon

Danh tố thứ nhất là tên cá nhân đa âm tiết, danh tố thứ 2 là là tên đệm đa âm tiết một và danh tố thứ 3 là tên họ đa âm tiết 1 thành tố. Kiểu tên gọi này có tối thiểu 6 âm tiết. Trước đây kiểu tên gọi này khá phổ biến nhưng ngày nay không còn nhiều. Trên thực tế, kiểu cấu trúc THĐD này luôn có xu hướng chuyển thành kiểu 1 do việc bỏ danh tố đệm.

- Kiểu 11: TÊN CÁ NHÂN (B1) – ĐỆM B2 – HỌ (B1)

Ví dụ: Joseph Mallord William Turner, Anna Laetitia Aikin Barbauld... Mối quan hệ giữa các thành tố trong kiểu loại tên gọi này được mô tả qua ví dụ dưới đây:

Joseph Mallord William Turner

Danh tố thứ nhất là tên cá nhân đa âm tiết, danh tố thứ 2 là là tên đệm đa âm tiết đa thành và danh tố thứ 3 là tên họ đa âm tiết 1 thành tố. Kiểu tên gọi này có tối thiểu 6 âm tiết. Ngày nay, rất ít người Anh có kiểu tên gọi này. Trên thực tế, kiểu cấu trúc THĐD này luôn có xu hướng chuyển thành kiểu 1 do danh tố đệm mất đi.

- Kiểu 12: TÊN CÁ NHÂN (B1) – ĐỆM B2 – HỌ (B2) Ví dụ: Edward George Earle Bulwer-Lytton...

Mối quan hệ giữa các thành tố trong kiểu loại tên gọi này được mô tả qua ví dụ dưới đây:

Danh tố thứ nhất là tên cá nhân đa âm tiết, danh tố thứ 2 là là tên đệm đa âm tiết đa thành và danh tố thứ 3 là tên họ đa âm tiết đa thành tố. Kiểu tên gọi này có tối thiểu 6 âm tiết và có tần số xuất hiện rất thấp. Trong số 492 danh nhân người Anh, chỉ có một người có cấu trúc tên như trên. Kiểu cấu trúc THĐD này cũng luôn có xu hướng chuyển thành kiểu 6 do sự mất đi của danh tố đệm.

Như vậy, trong nhóm này chỉ có kiểu cấu trúc THĐD 1 và 5 là phổ biến cho tên gọi người Anh hiện nay, trong đó kiểu cấu trúc 5 là phổ biến nhất.

Do đặc điểm loại hình ngôn ngữ qui định, các tên cá nhân đa âm tiết của người Việt không có trường hợp một thành tố như tên cá nhân người Anh. Đã là tên cá nhân đa âm tiết thì số thành tố luôn lớn hơn một. Theo khảo sát của chúng tôi, tên cá nhân đa âm tiết của người Việt chủ yếu gồm hai thành tố và nhiều nhất cũng chỉ có ba thành tố mà thôi. Dưới đây là 5 kiểu cấu trúc tên người Việt có tên cá nhân đa âm tiết hơn 1 thành tố.

- HỌ (A) – ĐỆM zero – TÊN CÁ NHÂN (B2)

Ví dụ: Phạm Tuyết Ngọc, Trần Mai Anh, Phan Cẩm Thạch...

Mối quan hệ giữa các thành tố trong kiểu loại tên gọi này được mô tả qua ví dụ dưới đây:

Phan Cẩm Thạch

Kiểu cấu trúc này gồm 2 danh tố tên họ và tên cá nhân. Trong đó danh tố tên cá nhân gồm 2 âm tiết (2 thành tố), còn danh tố tên họ là đơn âm tiết. Trên thực tế, việc xác định yếu tố đứng giữa thuộc danh tố tên cá nhân hay là danh tố tên đệm là không dễ dàng. Người Việt thường căn cứ vào yếu tố cuối cùng để nhận diện xem yếu tố đứng giữa là tên đệm hay hay thuộc tên cá nhân đa âm tiết. Nếu không xác định được, yếu tố đứng giữa đực mặc nhiên coi là tên đệm.

Hiện nay, khi mà người Việt đang có xu hướng đặt tên cá nhân đa âm tiết thì kiểu cấu trúc THĐD tên gọi này đang dần trở lên phổ biến.

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm cấu trúc ngữ nghĩa của tên người Anh (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)