II. Đánh giá thực trạng thực hiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty.
1. Đánh giá quy trình đào tạo và phát triển
2.2 Những hạn chế và nguyên nhân * Những hạn chế còn tồn tạ
* Những hạn chế còn tồn tại
Trong quá trình thực hiện công tác đào tạo và phát triển ở công ty còn tồn tại một số hạn chế chưa thực sự khắc phục được đó là :
Công ty chưa có kế hoạch đào tạo dài hạn chính thức làm tiền đề cho quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Nhận thức về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở một số nơi trong công ty vẫn chưa đầy đủ, lãnh đạo một số đơn vị chưa coi trọng đúng mức giá trị của nguồn nhân lực. Đội ngũ làm công tác quản lý đào tạo chưa được đào tạo bài bản và luôn biến động không ổn định.
Bộ phận phụ trách công tác đào tạo và phát triển còn mang tính kiêm nhiệm, chưa được đào tạo chuyên sâu đồng thời kế hoạch và mục tiêu được xây dựng trong ngắn hạn chưa được xây dựng trong dài hạn và việc đào tạo còn mang tính lý thuyết chưa có mục tiêu định lượng cụ thể rõ ràng.
Việc xác định nhu cầu đào tạo là dựa trên đánh giá năng lực đào tạo là chính nhưng công ty chưa thực sự quan tâm đúng mức mà chỉ dựa vào ý kiến chủ quan của của người quản lý, chưa thiết kế được phiếu đánh giá phù hợp.
Nội dung của khoá đào tạo chủ yếu tập trung vào đào tạo an toàn lao động, nâng bậc cho người lao động chưa chú trọng đào tạo các kỹ năng cho người lao động như : máy tính, giao tiếp, tiếng anh, …Nội dung giảng dạy mang nặng tính lý thuyết, không sát với mục tiêu đề ra của công ty.
Phương pháp đào tạo mang tính truyền thống, chưa thực sự học hỏi được các phương pháp tiên tiến, các kỹ thuật thực hành chưa được chuyên sâu. Chủ yếu đào tạo tại công ty với các lớp vận hành máy móc mới và an toàn lao động.
Đội ngũ giáo viên giảng dạy chủ yếu là số cán bộ trong công ty thiếu giáo viên thuê ngoài, nên không thể cập nhật kiến thức cũng như thông tin từ bên ngoài một cách thường xuyên, giáo viên thiếu chuyên môn sư phạm, phương pháp giảng dạy thiếu nhiệt tình, sáng tạo. Công nghệ thông tin áp dụng cho công tác quản lý và đào tạo chưa được tận dụng khai thác nên chưa tận dụng được nguồn lực và cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Lựa chọn đối tượng đào tạo mang tính chất chung chung không có biện pháp khuyến khích tinh thần làm việc gắn bó với tổ chức.
Những cán bộ công nhân đi học nâng cao trình độ chuyên môn do công ty cử đi học thì chủ yếu là do nhu cầu tự có nên còn gặp nhiều khó khăn trong việc sắp xếp thời gian và kinh phí.
Xây dựng chương trình đào tạo chủ yếu là đào tạo trong ngắn hạn, nội dung của chương trình đào tạo chủ yếu dựa vào sự biên soạn của cá nhân là chủ yếu nên dễ dẫn đến việc truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm chủ quan, lạc hậu. Các lớp quy chế an toàn lao động thiếu sự tổng hợp.
Nguồn kinh phí cho khoá đào tạo chưa được sử dụng hiệu quả, sự phân bố không đồng đều, công ty chưa có kế hoạch sử dụng nguồn kinh phí trong ngắn hạn, dài hạn chơ hợp lý.
Đánh giá chương trình đào tạo không mang tính hình thức, hạn chế trong việc rút ra bài học kinh nghiệm. Đánh giá còn đơn điệu chỉ dựa vào kết quả cuối cùng mà chưa đánh giá được cả quá trình, phụ thuộc nhiều vào ý kiến chủ quan. Như vậy không cho thấy được chất lượng thực sự của các mảng đào tạo, chất lượng giáo viên giảng dạy, … Từ những khuyết điểm đó tìm ra hướng giải quyết cho phù hợp với khoá đào tạo sau.
* Nguyên nhân tồn tại những hạn chế
Quá trình đào tạo có mối quan hệ mật thiết với nhau các mặt hạn chế trong quá trình xác định nhu cầu có ảnh hưởng lớn đến lựa chọn đối tượng đào tạo. Mục tiêu đào tạo không định hướng rõ ràng làm ảnh hưởng đến giáo viên, học sinh không tích cực để đạt được mục tiêu đặt ra, đánh giá kết quả đào tạo thiếu sự chính xác, cụ thể.
Chưa hoàn thiện công tác phân tích công việc : bản tiêu chuẩn công việc sơ sài, chưa có bản mô tả công việc và bản yêu cầu thực hiện công việc. Tiêu chí phân loại cán bộ đơn giản, chung chung nên việc xác định nhu cầu đào tạo của người lao động thiếu chính xác.
Công ty chưa thực sự tổ chức đào tạo có bài bản, chuyên môn, kinh nghiệm, phân công trách nhiệm rõ ràng. Chưa có sự phân công rõ ràng theo dõi kinh phí đào tạo hiệu quả, sử dụng hợp lý nguồn kinh phí, chưa thành lập hội đồng đánh giá cả quá trình đào tạo, bao gồm cả kết quả cuối khoá.