Chủ trương của Đảng bộ tỉnh BắcNinh

Một phần của tài liệu luận văn Công nghiệp Bắc Ninh từ 1997 đến 2010 (Trang 31)

Năm 1997 tỉnh Bắc Ninh được tái lập, trong điều kiện cú những yếu tố ảnh hưởng không thuận lợi đến tình hình phát triển kinh tế của tỉnh, trong nước, khu vực và thế giới. Đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, khó khăn đó là vấn đề thị trường, giá cả và đầu tư phát triển... Trên cơ sở những quy định, giải pháp điều hành của Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn cho phát triển công nghiệp; xuất phát từ đặc thù địa phương, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh đã kịp thời cụ thể hoá bằng những Nghị quyết, quyết định phù hợp để chỉ đạo thực hiện mục tiêu phát triển công nghiệp trên địa bàn. Cùng với sự năng động, mạnh dạn đầu tư mới, đầu tư mở rộng, đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ của các doanh nghiệp trong các khu vực kinh tế công nghiệp, nguồn nội lực được phát huy có hiệu quả góp phần quan trọng thúc đẩy công nghiệp Bắc Ninh phát triển có mức tăng trưởng cao, bền vững và tạo sự chuyển dịch tích cực cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, từ năm 1998 đến 2010 dưới sự lãnh đạo của Nhà nước, Ủy ban nhân dân tỉnh và Tỉnh ủy đã ban hành nhiều Nghị quyết, quyết định, khuyến khích giúp công nghiệp ổn định và phát triển.

* Các nghị quyết, quyết định nhằm phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, và làng nghề:

Trong những năm 1997-2010, kể từ khi tái lập tỉnh, thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, XVI về phát triển kinh tế xã hội của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa bộ mặt công nghiệp của Bắc Ninh có nhiều khởi sắc.

Tâm

- Ngay 1 năm sau khi tái lập tỉnh có Nghị quyết số 04/NQ-TU ngày 25/5/1998 của Tỉnh uỷ (Khoá XV) về phương hướng và các giải pháp phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bắc Ninh.

Nội dung của Nghị quyết đã đề ra các phương hướng cần tập trung giải quyết là:

+ Củng cố các làng nghề hiện có, tập trung đầu tư các làng nghề có điều kiện tốt nhất. Khôi phục các làng nghề cũ và xây dựng các làng nghề mới gắn liền với các làng nghề văn hóa du lịch. Hình thành các cụm công nghiệp theo ngành hàng, trước hết là cụm hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. + Quá trình sản xuất phải tập trung khai thác triệt để thị trường nội địa vừa phải chú trọng hàng ra thị trường thế giới, phấn đấu nâng cao dần tỷ trọng hàng hóa xuất nhập khẩu.

+ Phát triển làng nghề theo đa dạng hóa hình thức sở hữu, kết hợp giữa công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, đảm bảo môi trường sinh thái, giữ gìn cảnh quan thôn xóm và sức khỏe cho nhân dân.

- Vào năm 2000 và 2001 có 2 nghị quyết được ban hành:

Nghị quyết số 12/NQ-TU ngày 3/2/2000 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ và Nghị quyết số 02/NQ-TU của Tỉnh uỷ ngày 4/5/2001 về xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Đây là các nghị quyết chuyên đề cụ thể hóa Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, quán triệt và vận dụng chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào điều kiện cụ thể của địa phương, khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, phát huy các nguồn lực, tăng năng lực sản xuất, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế- xã hội. Mục tiêu chủ yếu đề ra là:" Phấn đấu đến năm 2005, lấp đầy 50- 60 % diện tích đã quy hoạch của 2 khu công nghiệp tập trung. Mỗi huyện có Ýt nhất một cụm công nghiệp đã được phê duyệt, các cụm khác có từ 5-10 nhà đầu tư thuê mặt bằng sản xuất kinh doanh". Việc xây dựng và phát triển các khu công nghiệp tập trung, khu công nghiệp nhỏ và vừa, cụm công nghiệp làng nghề là chủ

Tâm

trương đúng đắn, phù hợp với đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, phù hợp với nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và mọi tầng líp nhân dân trong tỉnh

Qua quá trình triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong các Nghị quyết, Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành đã đều đạt khá toàn diện và vượt rất xa. Các nhiệm vụ chủ yếu đề ra trong Nghị quyết, Quyết định đều được triển khai và thực khá toàn diện từng bước công nghiệp hóa hiện đại hóa. Đồng thời trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, do nhu cầu về phát triển các khu đô thị, khu dân cư dịch vụ, các khu và cụm công nghiệp đã được quan tâm và bước đầu thực hiện tạo điều kiện cho sự phát triển ổn định, bền vững trong giai đoạn sau.

Đến ngày 29/5/2006 Tỉnh uỷ (khoá XVII) Nghị quyết số 02/NQ-TU về "Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng phát triển các khu công nghiệp, cụm

công nghiệp gắn với đô thị theo hướng hiện đại".

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ 17, Tỉnh ủy đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trong thời gian tới là: Khai thác triệt để các lợi thế so sánh, tiếp tục phát triển đồng bộ các khu công nghiệp cụm công nghiệp cùng với việc quy hoạch các đô thị - dân cư- dịch vụ và gắn liền với quy hoạch phát triển giao thông vận tải, đồng thời tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi, thu hút lựa chọn các doanh nghiệp trong nước, nước ngoài có công nghệ tiên tiến và đảm bảo vệ sinh môi trường, có chính sách ưu tiên các doanh nghiệp mang lại nguồn thu ngân sách cao và giải quyết nhiều việc làm. Khuyến khích đổi mới thiết bị công nghệ theo hướng hiện đại tạo điều kiện chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, tạo bước phát triển vượt bậc góp phần quan trọng để Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015.

Như vậy ta nhận thấy việc đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa

Tâm

hiện đại hóa của tỉnh. Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 Bắc Ninh trở thành tỉnh công nghiệp thì Đảng bộ, các cơ quan, sở công thương luôn quan tâm và và chú trọng sự phát triển các khu, cụm công nghiệp và làng nghề.

* Các Nghị quyết, quyết định về khuyến khích, hỗ trợ phát triển công nghiệp:

- Tháng 3/2001 Sở Công nghiệp Bắc Ninh đã xây dựng đề án "Chủ trương mở mang ngành nghề mới nhằm giải quyết việc làm cho người lao động khu vực nông thôn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2001 - 2005". Đề án đã thông qua Thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Ninh và ra kết luận cho các ngành liên quan tổ chức thực hiện.

Để khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các làng nghề tham gia đầu tư sản xuất trong các KCN làng nghề, cụm công nghiệp vừa và nhỏ. UBND tỉnh đã giao cho các ngành liên quan hướng dẫn thủ tục trình tự theo hướng đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện

- Nghị quyết số 51/2002/NQ-HĐND ngày 26/7/2002 của HĐND tỉnh về việc thành lập, sử dông và quản lý Quỹ hỗ trợ phát triển công nghiệp. Với việc thành lập Quỹ hỗ trợ đánh dấu mốc quan trọng trong công nghiệp Bắc Ninh. Quỹ hỗ trợ giúp cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề…. sẽ có nguồn hỗ trợ lớn. Quỹ hỗ trợ có vai trò hỗ trợ về kinh phí xây dựng, hỗ trợ khi khủng hoảng, và ngoài ra còn là quỹ đầu tư vốn cho các cơ sở vật chất cho ngành công nghiệp. Sự hình thành Quỹ hỗ trợ chứng minh được công nghiệp Bắc Ninh ngày càng được đầu tư quan tâm lớn.

Ngày 30/8/2002 UBND tỉnh ra các quyết định:

- Quyết định số 104/2002/QĐ-UB về ưu đãi khuyến khích đầu tư đối với dự án đầu tư chế biến nông sản thực phẩm và dự án đầu tư vào vùng khó khăn (bổ sung quyết định số 60/2001/QĐ-UB).

Đây là một quyết định đúng đắn trong phương hướng phát triển công nghiệp Bắc Ninh (đặc biệt là công nghiệp chế biến). Nguồn nông sản của tỉnh phong phú và đa dạng, với nghị quyết này đã kích thích ngành công

Tâm

nghiệp chế biến có điều kiện phát triển. Bên cạnh đú cũn khắc phục những nơi có khả năng sản xuất thấp đời sống khó khăn, thiếu việc làm ở vùng nông thôn.

- Quyết định số 105/2002/QĐ-UB về thành lập, sử dụng và quản lý quỹ khuyến công.

Việc triển khai thực hiện các chính sách khuyến khích, hướng dẫn, hỗ trợ và tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển công nghiệp nông thôn (còn gọi là hoạt động khuyến công) là chủ trương đúng đắn, phù hợp với đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, phù hợp với nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và mọi tầng líp nhân dân trong tỉnh. Quỹ khuyến cụng cú vai trò to lớn cho các ngành công nghiệp của tỉnh, đặc biệt là những ngành công nghiệp chủ chốt. Quỹ luôn đưa ra chính sách, cũng như nguồn đầu tư khuyến khích các ngành công nghiệp triển vọng của tỉnh phát triển.

Đặc biệt là khi Chính phủ ban hành Nghị định số 134/2004/NĐ-CP về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn. Công tác này luôn được coi là nhiệm vụ quan trọng của các cấp, các ngành, đáp ứng đúng với yêu cầu của cuộc sống nên đã đạt được một số kết quả bước đầu, đóng góp tích cực vào sự phát triển KT-XH của tỉnh, từng bước làm thay đổi bộ mặt nông thôn theo hướng CNH- HĐH.

Công tác khuyến công giữ một vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển CN- TTCN, giải quyết việc làm tại chỗ ở khu vực nông thôn. Do đó ngành cần đưa ra phương hướng, giải pháp tiếp tục đẩy mạnh công tác khuyến công trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa của tỉnh.

- Quyết định số 106/2002/QĐ-UB về thành lập, sử dụng và quản lý quỹ hỗ trợ xuất khẩu. Sau khi quỹ hỗ trợ công nghiệp thành lập, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã thành lập quỹ hỗ trợ xuất khẩu. Với việc thành

Tâm

lập quỹ hỗ trợ xuất khẩu, công nghiệp Bắc Ninh có điều kiện phát triển hơn, hoạt động xuất nhập khẩu các sản phẩm công nghiệp được chú trọng, tăng tỷ trọng giá trị xuất nhập khẩu và thị trường buôn bán ngày càng mở rộng.

* Các Nghị quyết, quyết định thành lập ban quản lý các khu công nghiệp và quản lý khu công nghiệp:

Với việc quy hoạch phát triển công nghiệp Bắc Ninh theo hướng hình thành các khu công nghiệp tập trung, các khu công nghiệp vừa và nhỏ, các cụm công nghiệp và làng nghề thì: Ngày 28/6/2002 UBND tỉnh ra quyết định số 71/2002/QĐ-UB về việc phân cấp cho UBND các huyện, thị xã cấp phép xây dùng cho các cơ sở sản xuất trong các KCN làng nghề, cụm công nghiệp vừa và nhỏ.

Cụ thể các quyết định đó như sau:

- Quyết định số 82/2003/QĐ-UB ngày 15/9/2003 của UBND tỉnh về việc thành lập Ban quản lý các Khu công nghiệp huyện Từ Sơn.

- Quyết định số 94/2003/QĐ-UB ngày 06/10/2003 của UBND tỉnh về việc thành lập Ban quản lý các Khu công nghiệp thị xã Bắc Ninh, thuộc UBND thị xã Bắc Ninh.

- Quyết định số 95/2003/QĐ-UB ngày 06/10/2003 của UBND tỉnh về việc thành lập Ban quản lý các Khu công nghiệp huyện Yên Phong, thuộc UBND huyện Yên Phong

-Quyết định số 98/2004/QĐ-UB ngày 29/6/2004 của UBND tỉnh về việc thành lập Ban quản lý các Khu công nghiệp huyện Tiên Du.

- Quyết định số 128/2005/QĐ-UB ngày 10/10/2005 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế quản lý Khu công nghiệp nhỏ và vừa, cụm công nghiệp làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Thực hiện cỏc quyết định đến năm 2010 đã có 7/8 huyện, thị, thành phố thành lập Ban quản lý các khu công nghiệp (trừ huyện Gia Bình) với 35 cán bộ, nhân viên (Bắc Ninh: 5, Từ Sơn: 5, Tiên Du: 6, Yên Phong: 4, Quế võ: 4, Thuận Thành: 6, Lương Tài: 5). Các ban quản lý các khu công nghiệp

Tâm

huyện thị, thành phè đang thực hiện nhiệm vụ làm chủ đầu tư tổng số 11/ 27 khu cụm công nghiệp đã quy hoạch.

Việc hình thành các Khu Công nghiệp và Ban quản lý khu công nghiệp giúp công nghiệp Bắc Ninh có chuyên môn hơn và phát triển bền vững lâu dài hơn, đẩy mạnh công nghiệp phát triển tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Dựa vào vị trí địa lý, nguồn lao động và nguồn nguyên liệu, sự đầu tư mà tỉnh hình thành các khu công nghiệp sản xuất phù hợp, đem lại hiểu quả kinh tế cao.

Như vậy, qua đây chúng ta thấy: bước vào công cuộc đổi mới kinh tế, các cấp lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh luôn tập trung vào việc đề ra những mục tiêu phương hướng để phát triển công nghiệp và đây là tiềm năng thế mạnh của vùng cần được phát huy triệt để.

Một phần của tài liệu luận văn Công nghiệp Bắc Ninh từ 1997 đến 2010 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w