Chính sách phát triển công nghiệp

Một phần của tài liệu luận văn Công nghiệp Bắc Ninh từ 1997 đến 2010 (Trang 80)

- Sang đến năm 2010: Khu vực ngoài quốc doanh được đánh giá là ít chịu ảnh hưởng hơn các khu vực khác trong cơn khủng hoảng tài chính năm

1. công nghiệp khai thác mỏ 10,3 15,4 20,5 13,9 15,

2.3. Chính sách phát triển công nghiệp

Trên cơ sở khai thác và phát huy lợi thế nhất định về địa lý, nguồn nhân lực và công nghiệp làng nghề, tỉnh Bắc Ninh đã tập trung chú trọng phát triển công nghiệp nhằm tạo ra tăng trưởng cao và giải quyết việc làm cho người lao động. Từ năm 1997-2010, tỉnh Bắc Ninh đã tiến hành thực hiện các chính sách phát triển công nghiệp, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trên địa bàn tỉnh.

Chính sách thu hút đầu tư phát triển công nghiệp:

- Đầu tư phát triển công nghiệp tập trung:

Một trong những chính sách quan trọng để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp đó là quy hoạch và đầu tư phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn. Hàng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã đầu tư vốn ngân sách hỗ trợ công tác quy hoạch và thẩm định phê duyệt quy hoạch chung và chi tiết các khu công nghiệp trên địa bàn, xây dựng quy hoạch tổng thể về các khu công nghiệp làm cơ sở để xây dựng quy hoạch sử dụng đất trình Chính Phủ phê duyệt.

Sự khác biệt của Bắc Ninh là ngay từ đầu, khi quy hoạch các khu công nghiệp đã gắn với quy hoạch các khu dân cư và dịch vụ. Với mục tiêu

Tâm

đề ra là xây dựng các khu công nghiệp không chỉ là dành cho các nhà máy, xí nghiệp mà bên cạnh đú cũn cú khu dân cư và dịch vụ phục vụ nhu cầu cho người lao động, hình thành thực thể kinh tế xã hội hoàn chỉnh tạo sự phát triển bền vững hòa nhập với sự phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Trong quản lý đã hình thành Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh để quản lý các khu công nghiệp tập trung và ban quản lý các khu công nghiệp huyện để quản lý các khu công nghiệp vừa và nhỏ (cụm công nghiệp). Việc xúc tiến thu hút đầu tư được quan tâm đầu tư thông qua các hình thức và cỏc kờnh thông tin khác nhau. Thông qua thu hút đầu tư phát triển các khu công nghiệp, tỉnh Bắc Ninh đã chọn lọc các dự án có quy mô, ngành nghề sản xuất phù hợp và sử dụng có hiệu quả hơn quỹ đất.

- Chính sách đầu tư phát triển làng nghề truyền thống:

Khu vực kinh tế làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh ngày càng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội nụng thụn.Sản xuất phi nông nghiệp và dịch vụ ở các làng nghề đã giải quyết thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn, nâng cao sức cạnh tranh, giảm sức cạnh tranh, giảm sức ép bất lợi về đô thị hóa, tăng phúc lợi xã hội cho người dân ở thụn, xó cú làng nghề. Bắc Ninh thực sự coi chính sách phát triển làng nghề làm “hạt nhõn” của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và công nghiệp hóa nông thôn.

Với thế mạnh của tỉnh là các làng nghề truyền thống, năm 1998 Tỉnh ủy đó cú Nghị quyết 04-NQ/TU về phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp, hướng tới xây dựng, phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề, tiểu thủ công nghiệp. Với việc thực hiện Nghị quyết này, Bắc Ninh đã phục hồi nhiều ngành nghề truyền thống và phát triển nhiều làng nghề mới hình thành, lan tỏa thành phố nghề, xã nghề, vùng nghề.

- Chính sách điều chỉnh cơ cấu phát triển ngành công nghiệp:

Trong thực thi chính sách phát triển công nghiệp địa phương, các cơ quan quản lý tỉnh Bắc Ninh luôn chú trọng điều chỉnh cơ cấu ngành nhằm

Tâm

hiện đại hóa công nghệ, phát triển các lĩnh vực có hiệu quả và tác động đến sự phát triển các lĩnh vực có hiệu quả và tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Tỉnh đó cú chính sách ưu tiên phát triển 7 nhóm ngành chủ yếu: chế biến nông sản, sản phẩm thuốc lá, dệt may, sản xuất đồ gỗ, sản xuất kim loại, sản xuất từ phi kim loại, vật liệu xây dựng, giấy.

Tỉnh đã đề ra một số cơ chế ưu đãi, khuyến khích đầu tư để thu hút các ngành mới, công nghệ cao.

Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp bổ trợ, cơ khí chế tạo, đồng thời phát triển mạnh nhóm ngành có lợi thế về nguồn nguyên liệu địa phương, có khả năng thu hồi vốn nhanh, có cơ hội chọn đối tác đầu tư bên ngoài.

Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ nhất là nguyên liệu từ nông lâm nghiệp, các ngành nghề truyền thống như gốm mỹ nghệ, chế biến lượng thực thực phẩm, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp dệt, may mặc và da giầy…., khuyến khích công nghệ sạch tiết kiệm năng lượng.

Đối với ngành công nghệ cao: chú trọng phát triển các ngành công nghiệp phần mềm, thiết bị tin học, tự động hóa (sản xuất các thiết bị tự động, rô bốt), vật liệu từ tính cao cấp, vật liệu kỹ thuật cao, sứ polyme cách điện, vật liệu mới, polyme tổng hợp….

Đối với ngành công nghiệp cơ khí: Đầu tư chiều sâu những cộng đoạn cần thiết để nâng cao chất lượng các nhà máy cơ khí hiện có đáp ứng nhu cầu máy móc thiết bị, dụng cụ cho sản xuất nông, lâm nghiệp và thủ công mỹ nghệ của tỉnh.

Coi trọng phát triển các ngành sản xuất phụ kiện cho ngành dệt may, giày da, các ngành cơ khí chế tạo thiết bị và phụ tùng như các thiết bị cho sản xuất ô tô, xe máy, sản xuất thiết bị điện, linh kiện điện tử, sản xuất động cơ nổ, động cơ điện, thiết bị chế biến nông, thủy sản…, thiết bị cho công

Tâm

nghiệp sản xuất vật liệu xi măng, cho sản xuất sản phẩm gốm sứ các loại, vật liệu nội thất và vật liệu lợp, thiết bị cho công nghiệp dược phẩm….

Đối với công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, đồ uống:

Ưu tiên đầu tư đổi mới trang thiết bị và công nghệ để nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của các sản phẩm của các xí nghiệp hiện cú….Cỏc xí nghiệp đầu tư mới phải đi ngay vào công nghệ hiện đại. Các ngành sản xuất bia, nước giải khát sẽ chủ yếu đầu tư chiều sâu đối với các xí nghiệp đang có, không xây dựng thêm nhà máy mới.

Chính sách tiếp cận đất đai:

Bắc Ninh đã sớm có quy hoạch sử dụng đất phù hợp thúc đẩy phát triển công nghiệp thông qua các hình thức: Khu công nghiệp, cụm công nghiệp và cấp đất cho doanh nghiệp riêng rẽ. Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bắc Ninh đến năm 2010 đã được chính phủ phê duyệt tại Nghị định 09/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006.

Với quy hoạch sử dụng đất đã được tỉnh xây dựng, đảm bảo đủ quỹ đất thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp đáp ứng các mục tiêu đề ra. Tỉnh đã có điều tiết hợp lý về giá đất thuê để xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng và giá cho thuê lại đất trong các khu công nghiệp nờn đó thu hút được các nhà đầu tư sản xuất, kinh doanh thuê mặt bằng.

Chính sách khoa học công nghệ:

Vào những năm 2008, 2009, 2010 tỉnh Bắc Ninh đã thực sự quan tâm tới phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ. Khoa học công nghệ đó cú những đóng góp đáng kể vào sự phát triển công nghiệp Bắc Ninh. Các chính sách về khoa học công nghệ tập trung vào hai lĩnh vực chính là đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng trong quản lý. Cụ thể là:

- Các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, xử lý chất thải bảo vệ môi trường:

Từ năm 2006-2010, đã triển khai được 8 dự án hỗ trợ các doanh nghiệp tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, đầu tư đổi mới công nghệ, nâng

Tâm

cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, khôi phục và phát triển nghề thủ công truyền thống, giải quyết hàng trăm việc làm cho người lao động. Đồng thời, đã hoàn thành việc triển khai áp dụng công nghệ thích hợp để xử lý nước thải từ sản xuất, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

- Chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến và thực hiện bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ:

Các ngành khoa học, công nghiệp, thương mại đã triệt khai nhiều hoạt động tư vấn, hỗ trợ xây dựng thương hiệu, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, hỗ trợ xây dựng và áp dụng các hệ quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giỳp cỏc doanh nghiệp tiếp cận với các công cụ quản lý tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm, từng bước tham gia cạnh tranh và hội nhập kinh tế.

Chính sách phát triển nguồn nhân lực:

Nguồn nhân lực ngành công nghiệp là tổng thể các tiềm năng lao động của ngành công nghiệp, là nguồn lực con người được chuẩn bị ở các mức độ khác nhau và sẵn sàng tham gia lao động trong ngành công nghiệp. Nguồn nhân lực ngành công nghiệp được xác định gồm có lực lượng lao động hiện có của ngành và lực lượng lao động tiềm năng cho ngành công nghiệp của tỉnh. Nhận thức rõ được tầm quan trọng của phát triển nguồn nhân lực, chính quyền địa phương đã ban hành chính sách ưu đãi, sử dụng, thu hút nhân tài với các mức hỗ trợ cụ thể để khuyến khích đội ngũ cán bộ đi học. Bên cạnh đó cũng cú cỏc chế độ chính sách thu hút các chuyên gia giỏi về công tác tại tỉnh. Bắc Ninh là một trong số ớt cỏc tỉnh ở Việt Nam ngay từ những năm 1997-1998 đã đưa ra chính sách cụ thể thu hút nhân lực có trình độ chuyên môn cao về công tác tại địa phương và có chính sách khuyến học.

Để tránh xảy ra những áp lực bất lợi đối với người lao động tại các khu công nghiệp tập trung, tỉnh đã quy hoạch và xây dựng các khu nhà ở,

Tâm

tạo điều kiện cho công nhân có điều làm tốt, nhằm phát triển bền vững. Tỉnh quan tâm đến đào tạo nghề, mức tăng dân số lao động có chuyên môn kỹ thuật bình quân giai đoạn 2000-2003 tăng trên 2% về tỷ lệ trong tổng số lao động trên địa bàn tỉnh, đưa tổng số lao động qua đào tạo đạt 24,8% cao hơn tỷ lệ bình quân các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng.

Chính sách cải thiện môi trường kinh doanh:

Trong những năm qua, Bắc Ninh đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp và thu được một số thành tựu trong việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp. Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo xây dựng và ban hành kế hoạch nghiên cứu xây dựng cải cách quy trình thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư, ban hành chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Ủy ban nhân dân tỉnh đã thành lập Ban quản lý các khu công nghiệp, Trung tâm khuyến công, khuyến nông và ban chỉ đạo những vấn đề liên quan đến đầu tư, triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một đầu mối tại các cơ sở, ban, ngành và Ủy ban các cấp; thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, mã số thuế và khắc dấu cho các doanh nghiệp; tổ chức hội nghị chuyên đề với các nhà đầu tư bàn biện pháp thúc đẩy đầu tư; tổ chức các buổi đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh và doanh nghiệp để thông báo và xác nhận quan điểm và chủ trương của tỉnh với công tác thu hút đầu tư. Xây dựng Website của tỉnh và các Sở, Ngành giới thiệu tiềm năng, cơ hội cũng như các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận. Tạo lập lòng tin của doanh nghiệp chính quyền là chìa khóa trong thu hút đầu tư thành công.

Nhờ có những chính sách phát triển Công nghiệp phù hợp, tình hình kinh tế- xã hội tỉnh Bắc Ninh đã bước đầu đạt được những thành tựu quan trọng. Cụ thể là GDP có xu hướng tăng nhanh, các khu vực kinh tế đều duy trì được sự tăng trưởng đều đặn, không có khu vực nào biến động nghịch. Nhờ tư duy mới làm thay đổi tiếp cận chính sách và cách làm trong sản xuất

Tâm

công nghiệp. Các chính sách phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh từ 1997- 2010 đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Chính sách phát triển công nghiệp địa phương đã tác động thúc đẩy phát triển các khu vực sản xuất, bao gồm cả khu vực làng nghề truyền thống và các khu công nghiệp. Thành công của chính sách phát triển công nghiệp đã đem lại những thành tựu cơ bản cho công nghiệp Bắc Ninh thể hiện ở những nội dung cụ thể:

- Góp phần phát huy đa dạng nguồn vốn trong đầu tư, thu hút được số lượng lớn nguồn vốn từ bên ngoài cho phát triển.

- Cơ cấu ngành công nghiệp có sự chuyển định theo hướng hiện đại nhất là trong giai đoạn 2003-2010; phát huy lợi thế so sánh đối với cỏc nhúm ngành có ưu thế; phát triển được một số doanh nghiệp thuộc nhóm ngành mới và nhóm ngành sử dụng công nghệ cao.

- Góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí trung gian nâng cao năng suất lao động. Mức tăng năng suất lao động trong công nghiệp chế biến (tính theo GDP) tăng nhanh hơn tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng GDP hàng năm.

* Tiểu kết chương 2:

Dưới sự lãnh đạo của Nhà nước, Ủy ban nhân dân tỉnh và Tỉnh ủy đã ban hành nhiều Nghị quyết, quyết định, khuyến khích giúp công nghiệp ổn định và phát triển. So với các tỉnh trong cùng khu vực Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ thì công nghiệp Bắc Ninh đã đạt được những thành tựu đáng kể, đứng vào danh sách các tỉnh có mức tăng trưởng cao, thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài với tỉ trọng cao.

Nền công nghiệp của Bắc Ninh không chỉ phát triển trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp mà còn phát triển đồng đều trong các huyện.

Cơ cấu công nghiệp Bắc Ninh thời kỳ 1997-2010 có nhiều thay đổi, với sự đa dạng phong phú của nhiều mặt hàng sản phẩm. Cùng với các ngành công nghiệp trong các làng nghề tạo cho nền công nghiệp Bắc Ninh

Tâm

sự đa dạng và phát triển ngày càng hài hòa bền vững, đáp ứng được yêu cầu của nhân dân trong tỉnh và cả nước.

Tâm

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu luận văn Công nghiệp Bắc Ninh từ 1997 đến 2010 (Trang 80)