Công tác quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề.

Một phần của tài liệu luận văn Công nghiệp Bắc Ninh từ 1997 đến 2010 (Trang 55)

- Sang đến năm 2010: Khu vực ngoài quốc doanh được đánh giá là ít chịu ảnh hưởng hơn các khu vực khác trong cơn khủng hoảng tài chính năm

2.2.2.2.1. Công tác quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề.

công nghiệp và làng nghề.

* Khu công nghiệp tập trung:

Công tác quy hoạch các khu công nghiệp:

Đến năm 2010 tỉnh Bắc Ninh đã có 15 khu công nghiệp tập trung được phê duyệt quy hoạch chi tiết với tổng diện tích 7.525 ha (đất KCN là 6.541 ha, đất đô thị là 984 ha). Trong đó 6 khu đã đầu tư xây dựng và đi vào

Tâm

hoạt động: là KCN Tiên Sơn, KCN Quế Võ I, KCN Đại Đồng- Hoàn Sơn, KCN Yên Phong I, VSIP, Thuận Thành 3.

Kết quả thu hót đầu tư và hoạt động của các doanh nghiệp.

Đến năm 2010 đã có 176 dự án đầu tư đã đi vào hoạt động (đạt 95,1%), 6 tháng đầu năm 2009 tạo ra GTSXCN là 5.815,23 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 216,18 triệu USD, thu hót 33.866 lao động(tính đến hết tháng 5/2009), trong đó lao động địa phương là 17.947 người, chiếm 52,99%.

Đến năm 2010 đã có 15 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Bắc Ninh, trong đó dẫn đầu là Nhật Bản, chiếm 55,0% tổng số vốn đăng ký và 21,3 % sè dự án cấp mới; tiếp theo là Đài Loan chiếm 16,8% tổng số vốn đăng ký; Trung Quốc chiếm 4,4% tổng số vốn đăng ký, Hàn Quốc và các quốc gia láng giềng khác trong khối ASEAN. Về hình thức đầu tư: hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm 85,2% số dự án và 71,8% tổng vốn đăng ký, còn lại là đầu tư liên doanh chiếm 14,8% số dự án và 28,2% tổng vốn đăng ký.

Các khu công nghiệp tập trung đã thu hút được các doanh nghiệp của các tập đoàn kinh tế lớn của nước ngoài, mức đầu tư cao như: Canon, Sam sung, Orion...nờn đó đưa giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN tăng trưởng với mức bình quân cao nhất (47%/năm) và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh (năm 2010 khu vực này vươn lên vị trí cao nhất, chiếm 46,43 %). Các doanh nghiệp nước ngoài với tiềm lực kinh tế và công nghệ không chỉ đóng góp tích cực vào việc tăng giá trị sản xuất công nghiệp, giải quyết nhiều việc làm mà còn đóng góp quyết định vào việc nâng cao hàm lượng công nghệ của sản phẩm công nghiệp, phong phú đa dạng sản phẩm theo hướng tích cực như các sản phẩm điện, điện tử, cơ khí chính xác...

Bên cạnh các khu công nghiệp tập trung đã quy hoạch và xây dựng khu đô thị, dân cư nên đã tạo được hình ảnh phát triển công nghiệp gắn với phát triển đô thị theo hướng hiện đại đảm bảo cho sự phát triển ổn định và bền vững.

Tâm

* Khu công nghiệp nhỏ và vừa, cụm công nghiệp:

Công tác quy hoạch khu công nghiệp nhỏ và vừa, cụm công nghiệp:

Đến năm 2010, cả tỉnh Bắc Ninh có 28 KCN nhỏ và vừa, cụm công nghiệp làng nghề với tổng diện tích 886,86 ha.Trong đó:

- 8 khu, cụm cơ bản đầu tư xong hạ tầng và đạt tỷ lệ lấp đầy 100% là: Chõu Khờ I, Đồng Quang I, Lỗ Sung, Mả Ông, Cụm CN-TTCN trung tâm Thị xã (Dốc Sặt) (thị xã Từ Sơn); Phong Khê I, Võ Cường (thành phố Bắc Ninh); cụm công nghiệp Đại Bái tỷ lệ lấp đầy đạt 85% (huyện Gia Bình).

- 20 khu, cụm công nghiệp đã quy hoạch chi tiết vừa đầu tư hạ tầng vừa cho thuê đất gồm: Chõu Khờ II, Đồng Quang II, Đình Bảng II, Tương Giang, Tam Sơn (thị xã Từ Sơn); Tân Chi, Phỳ Lâm (huyện Tiên Du); Khắc Niệm, Hạp Lĩnh, Phong Khê II (Thành phố Bắc Ninh); Đông Thọ (huyện Yên Phong); Thanh Khương, Xuõn Lõm, Hà Mãn - Trớ Quả (huyện Thuận Thành) ; Châu Phong, Nhân Hoà- Phương Liễu (huyện Quế Vừ); Tỏo Đụi, Lõm Bỡnh, Quảng Bố (huyện Lương Tài).

Công tác thực hiện đầu tư xây dựng hạ tầng và tổ chức dịch vụ kỹ thuật phát triển khu, cụm công nghiệp.

8 KCN nhỏ và vừa, cụm công nghiệp làng nghề đã đầu tư hạ tầng kỹ thuật đồng bộ và đạt tỷ lệ lấp đầy 100% là các khu, cụm công nghiệp: Châu Khê I, Đồng Quang I, Lỗ Sung, Mả Ông, Cụm Công nghiệp- TTCN trung tâm thị xã Từ Sơn (Dốc Sặt), Phong Khê I, Võ Cường, Đại Bái trước đây do cấp xã làm chủ đầu tư sử dụng nguồn vốn đóng góp của các doanh nghiệp và nguồn vốn hỗ trợ từ Nhà nước (Tổng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách trung ương và tỉnh là 11 tỷ đồng, trong đó cụm nhiều nhất là 3 tỷ đồng, cụm ít nhất là 600 triệu đồng). Các hoạt động dịch vụ kỹ thuật như bảo dưỡng, sửa chữa các công trình hạ tầng, thu gom chất thải, vệ sinh môi trường... vẫn do UBND cỏc xó tổ chức thực hiện.

Các khu, cụm công nghiệp do Ban quản lý khu công nghiệp các huyện, thị làm chủ đầu tư đều thực hiện theo phương thức vừa đầu tư vừa

Tâm

xây dựng hạ tầng kỹ thuật, vừa cho thuê đất để các đơn vị tiến hành xây dựng nhà xưởng và tổ chức sản xuất kinh doanh gồm 11 khu, cụm: Đình Bảng II, Tương Giang, (thị xã Từ Sơn); Phỳ Lâm (huyện Tiên Du); Khắc Niệm, Hạp Lĩnh (Thành phố Bắc Ninh); Thanh Khương, Xuõn Lõm, Hà Mãn - Trớ Quả (huyện Thuận Thành); Châu Phong (huyện Quế Vừ); Tỏo Đụi, Lõm Bình (huyện Lương Tài).

Trong số các khu, cụm công nghiệp đã quy hoạch có 9 khu, cụm có doanh nghiệp làm chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng là:

- Châu Khê II: Công ty TNHH Anh Sơn

- Đồng Quang II: Công ty TNHH đầu tư và phát triển thương nghiệp Hà Nội (ITĐ);

- Phong Khê II: Công ty TNHH Hợp Tiến;

- Tam Sơn: Công ty TNHH ĐTPT Nụng, Lõm Nghiệp; - Tân Chi: Công ty TNHH Sao Thuỷ;

- Đông Thọ: Công ty cổ phần địa ốc Sông Hồng;

- Nhân Hoà - Phương Liễu: Công ty Cổ phần Thái Bình Dương; - Quảng Bố: Công ty Cổ phần V&V.

- Hương Mạc: Công ty TNHH bất động sản DABACO

Kết quả thu hút đầu tư và hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.

Trong tổng số 28 khu công nghiệp nhỏ và vừa, cụm công nghiệp làng nghề đó cú 21 khu, cụm công nghiệp cú cỏc doanh nghiệp đầu tư đi vào sản xuất kinh doanh, có 761 cơ sở sản xuất, kinh doanh thuê đất, trong đó 234 cơ sở là các DNNN, DN vốn FDI, Cty cổ phần, Cty TNHH, DNTN, HTX và 527 là hộ cá thể. Tổng diện tích thuê đất đạt 267,49 ha đã triển khai đầu tư xây dựng, đạt tỷ lệ lấp đầy 46,69% trong cơ cấu diện tích đất quy hoạch công nghiệp của các khu, cụm công nghiệp.

Hoạt động của các khu, cụm công nghiệp đã đóng góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng

Tâm

công nghiệp - TTCN, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong khu vực nông thôn.

Giá trị sản xuất công nghiệp của khu, cụm công nghiệp tăng trưởng ổn định và đóng góp phần quan trọng trong giá trị sản xuất công nghiệp khu vực ngoài Nhà nước của tỉnh. Năm 2010 đạt 5.800 tỷ đồng (theo giá cố định 1994), chiếm 29% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Nộp ngân sách năm 2009 đạt 159 tỷ đồng Nộp ngân sách năm 2009 đạt 159 tỷ đồng (chiếm 65% tổng số thu từ khu vực ngoài quốc doanh trên địa bàn).

Tạo thêm nhiều việc làm, giải quyết rất lớn số lao động ở trình độ phổ thông, đặc biệt là lao động nông thôn, theo số liệu năm 2010 là 23.500 người. Thu nhập bình quân của người lao động trong khoảng 1,2 -2,5 triệu đồng/người/thỏng, tạo được công ăn việc làm khá ổn định, góp phần giảm sức ép dư thừa lao động nông nghiệp, cải thiện được đời sống dân sinh.

Các KCN nhỏ và vừa, cụm CN làng nghề ở các vùng nông thôn đã tạo mặt bằng cho sản xuất phát triển, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn theo hướng CNH-HĐH, các doanh nghiệp có điều kiện đầu tư công nghệ thiết bị mới đáp ứng nhu cầu của thị trường và tạo điều kiện xây dựng thương hiệu sản phẩm cho các sản phẩm làng nghề, bước đầu giải quyết được một phần tình trạng ô nhiễm môi trường trong các làng nghề do các cơ sở sản xuất ở xen lẫn khu dân cư trước đây, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi công tác quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.

Việc quy hoạch, xây dựng các KCN tập trung, KCN nhỏ và vừa, cụm công nghiệp làng nghề đã tạo bước chuyển biến tích cực trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Thực sự là nhân tố quyết định góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đã đề ra trong NQ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, XVI và những năm đầu NQ Đại hội tỉnh đảng bộ lần thứ XVII. Góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tích cực, thể hiện năng lực của nền kinh tế đã và đang phát triển theo hướng bền vững, đồng thời đã mở ra

Tâm

một diện mạo mới, tạo ra bức tranh sinh động của nền kinh tế xã hội phát triển theo hướng CNH-HĐH tạo tiền đề cho sự phát triển cao trong những năm tiếp theo.

Kết quả sản xuất công nghiệp năm 2010 phản ảnh thực trạng về phân bố hoạt động công nghiệp không đồng đều, đó là tại những địa phương có mật độ tập trung lớn các khu, cụm công nghiệp là những địa bàn có GTSXCN chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất toàn tỉnh, như: huyện Yên Phong (chiếm 14,5% tổng GTSXCN toàn tỉnh) đạt tăng trưởng gấp 3 lần so với năm 2009, mức tăng trưởng này chủ yếu là do Nhà máy Samsung đúng trờn địa bàn tăng trưởng đột biến; huyện Tiên Du (chiếm 24,52%), tăng 29,3% so năm 2009; Thị xã Từ Sơn (chiếm 19,5%), tăng 17,1% - chủ yếu tăng cao ở khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Thành phố Bắc Ninh (chiếm 29,6%), tăng 4,3% so năm trước. Các huyện còn lại là Quế Võ, Thuận Thành và Gia Bình chỉ đạt xấp xỉ so với năm 2009, có 2 nguyên nhân chính là GTSXCN sụt giảm: một là các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài địa bàn huyện Quế Võ bị sụt giảm mạnh sản lượng là: Nhà máy Canon Việt Nam và các Nhà máy vệ tinh, hai là sản lượng gạch thủ công giảm mạnh do việc cấm nung đốt theo quy định của UBND tỉnh.

Thực trạng phát triển Làng nghề:

Làng nghề ở Bắc Ninh được xác định là một nguồn tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, tạo ra nhiều việc làm tại chỗ và tăng thu nhập cho người lao động ở khu vực nông thôn, đã thực sự góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Từ năm 1997 đến nay, giá trị sản xuất do các làng nghề TTCN tạo ra thường chiếm từ 75 - 80% giá trị sản xuất của khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh và chiếm trên 30% giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn. Chính vì thế mà từ khi tái lập tỉnh (1997) đến nay, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã và đang tập trung tìm mọi biện pháp, xây dựng và ban hành nhiều chính sách khuyến khích khu vực sản xuất này phát triển

Tâm

ĐÕn năm 2010, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có 62 làng nghề, trong đó 53 làng nghề sản xuất công nghiệp, TTCN. Phân bố ở các địa phương trong tỉnh nh sau:

STT Huyện Số làng nghề

Phân bè theo ngành kinh tế Thuỷ

sản CN CB Xây dùng T.mại VT thuỷ

1 Từ Sơn 18 14 2 2 2 Tiên Du 4 2 2 3 Yên Phong 16 15 1 4 Quế Võ 5 5 5 Thuận Thành 5 1 4 6 Gia Bình 8 8 7 Lương Tài 6 5 1 Cộng 62 1 53 4 3 1

Trong sè 53 làng nghề sản xuất công nghiệp, TTCN có thể phân loại theo 3 mức độ phát triển khác nhau:

- Sè làng nghề phát triển tốt: 20 làng nghề chiếm 32%: Là những làng nghề sản xuất các sản phẩm phù hợp với thị trường, luôn có sự đầu tư tăng cường năng lực sản xuất, nhóm này gồm các làng nghề sản xuất các sản phẩm: Đồ gỗ mỹ nghệ, sắt thép, đồng, giấy, dệt...

- Sè làng nghề hoạt động cầm chõng, không phát triển được: 26 làng, chiếm 42%. Bao gồm những làng nghề sản xuất, chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp nh chế biến nông sản từ gạo (mú, bún, bánh, nấu rượu...), nuôi trồng, chế biến tơ tằm, méc dân dụng, chế biến mây tre đan...

- Sè làng nghề hoạt động kém, có nguy cơ mai một, mất nghề: 16 làng, chiếm 26%: Là những làng nghề, mà sản phẩm làm ra không còn thích hợp với thị trường, bị sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm công nghiệp như: Làng gốm, làng sản xuất dụng cụ cầm tay, sản xuất tranh dân gian.

Trong số các làng nghề phát triển tốt, có khả năng nhân rộng, có thể nêu lên các làng nghề tiêu biểu là:

Tâm

+ Làng sản xuất sắt thép: Gồm 2 làng Đa Hội và Trịnh Xá thuộc xã Châu Khê, huyện Từ Sơn: Xuất phát từ làng Đa Hội có truyền thống từ hàng trăm năm nay. Năm 2010 đã sản xuất hơn 30 loại mặt hàng sắt thép nh: Thép xây dựng, thép xoắn, thép vuông, dây buộc, lưới thép, đinh các loại... Với sản lượng trên 75.000 tấn sản phẩm một năm, tạo ra giá trị sản xuất trên 400 tỷ đồng một năm. Nép ngân sách Nhà nước từ 700 - 800 triệu đồng/năm. Hiện nay có 8 công ty và 806 hộ sản xuất kinh doanh sắt thép với số phương tiện vận tải gồm 124 xe tải trên 1,5 tấn, 200 xe công nông, 30 xe con...

+ Các làng nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu: Gồm các làng nghề thuộc 3 xã Đồng Quang, Phù Khê, Hương Mạc huyện Từ Sơn. Bàn ghế, giường tủ, tranh tượng của Đồng Kỵ và các làng khác như Phù Khê Đông, Phù Khê Thượng, Mai Động, Kim Thiều đã có mặt trên cả nước và nhiều thị trường nước ngoài Châu Âu và Châu á. Tiêu biểu là làng Đồng Kỵ thuộc xã Đồng Quang là làng nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Hàng năm tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp trên 100 tỷ đồng, sản phẩm làm ra 65% phục vụ xuất khẩu và 35% tiêu thụ trong nước. Đến nay, toàn xã Đồng Quang có 84 doanh nghiệp (Công ty TNHH, DNTN, HTX) và gần 1.400 hộ sản xuất kinh doanh nghề gỗ mỹ nghệ. Sự phát triển của làng nghề đã góp phần làm thay đổi cơ cấu kinh tế tại địa phương

+ Các làng nghề sản xuất giấy Dương ổ, Đào Xá thuộc xã Phong Khê thành phố BắcNinh: Chuyên sản xuất mặt hàng giấy các loại. Xuất phát từ làng nghề truyền thống sản xuất giấy dó Dương ổ từ hàng trăm năm trước. Đầu những năm 90 của thế kỷ trước ở đây đã bắt đầu lắp đặt những dây chuyền sản xuất giấy công nghiệp. Sản phẩm chủ yếu là giấy bao bì cấp thấp, giấy bao gói, giấy vệ sinh, khăn ăn... Trong những năm gần dây do sản xuất phát triển và nhu cầu thị trường đòi hỏi, một số cơ sở sản xuất đã đầu tư

Tâm

sản xuất những mặt hàng mới nh giấy Kráp, giấy duplex, giấy in, giấy vở học sinh...

Hoạt động kinh tế trong các làng nghề đem lại cho nền công nghiệp Bắc Ninh bộ mặt mới hoàn toàn khá biệt với các tỉnh khỏc. Vỡ cỏc làng nghề đảm bảo cho nề công nghiệp có sự đa dạng và đồng đều hơn. Nó không chỉ sản xuất bó buộc trong các khu cụng nghiờp, cụm công nghiệp.

Một phần của tài liệu luận văn Công nghiệp Bắc Ninh từ 1997 đến 2010 (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w