Nguyên nhân

Một phần của tài liệu luận văn Công nghiệp Bắc Ninh từ 1997 đến 2010 (Trang 108)

- Sang đến năm 2010: Khu vực ngoài quốc doanh được đánh giá là ít chịu ảnh hưởng hơn các khu vực khác trong cơn khủng hoảng tài chính năm

1. công nghiệp khai thác mỏ 10,3 15,4 20,5 13,9 15,

3.3.2. Nguyên nhân

Có 4 nguyên nhân cơ bản:

- Do xuất phát điểm về kinh tế của tỉnh Bắc Ninh thấp, lại là tỉnh thuần nông đi lên Công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Vì thế môi trường thuận lợi sản xuất kinh doanh cho các cơ sở công nghiệp phát triển còn hạn chế và

Tâm

bất cập. Do vai trò của ngành công nghiệp rất quan trọng trong tiến trình Công nghiệp hóa- hiện đại hóa, nờn đó làm chậm lại quá trình vượt nhanh ra khỏi giai đoạn tiền đề chuẩn bị cho Công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Đồng thời nó cũn ảnh hưởng đến giai đoạn tiếp theo là đẩy nhanh Công nghiệp hóa hiện đại hóa. Bắc Ninh là một tỉnh nghèo nàn tài nguyên, khoáng sản, hầu như toàn bộ nguyên liệu đầu vào dùng cho sản xuất kinh doanh của các ngành công nghiệp là nhập từ tỉnh bạn và nước ngoài. Vì thế đã hạn chế tính chủ động trong sản xuất kinh doanh và làm tăng them chi phí đầu vào do vận chuyển. Đặc biệt công nghệ lạc hậu, chậm được đầu tư cải tiến, giá thành sản phẩm cao, mẫu mã và chủng loại nghèo nàn nên ảnh hưởng đến chất lượng và khả năng cạnh tranh. Việc cổ phần hóa doanh nghiệp hoàn thành chậm. Các thành phần kinh tế chưa thực sự bình đẳng, các cơ sở sản xuất chưa có kế hoạch dài hạn trong cạnh tranh và hội nhập Tất cả các yếu tố trờn đó ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển công nghiệp.

- Sự chênh lệch về tốc độ tăng trưởng cũng như trình độ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống dân cư giữa các huyện và thành phố, giữa khu vực nông thôn và thành thị đã ảnh hưởng đến quá trình phát triển và phân bố cơ sở sản xuất công nghiệp không đồng đều.

- Do việc quy hoạch và xây dựng các khu công nghiệp nhanh làm cho giá đất tại các nơi bị thu hồi đất tăng cao. Đây là trở ngại cho quá trình giải phóng mặt bằng phục vụ sản xuất công nghiệp. Tiến độ thực hiện đầu tư xây dựng của một số dự án đó thuờ đất trong các khu công nghiệp diễn ra chậm, tỉ lệ lấp đầy các khu cụm công nghiệp còn chưa cao, các công trình xử lý ô nhiễm môi trường triển khai rất chậm.

-Cơ cấu kinh tế tuy có sự chuyển dịch nhanh, song chưa vững chắc và còn mất cân đối. Trong khi công nghiệp có sự chuyển dịch “quỏ núng”, thỡ khu vực dịch vụ chuyển biến rất chậm, cơ cấu kinh tế nội bộ ngành còn nhiều điểm chưa hợp lý. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế chưa thực sự gắn kết với chuyển dịch cơ cấu địa phương và cơ cấu thành phần kinh tế. Tốc độ

Tâm

chuyển dịch cơ cấu lao động còn chậm hơn so với chuyển dịch theo ngành kinh tế. Đồng thời do chất lượng nguồn lao động còn bất cập, hạn chế nên chưa tác động thúc đẩy mạnh đến phát triển doanh nghiệp. Tình trạng thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn (những nơi không phải làng nghề) còn khá cao. Hoạt động khoa học công nghệ và giáo dục- đào tạo còn yếu về chất lượng và hiệu quả. Việc tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế, tham gia vào chương trình xuất nhập khẩu còn hạn chế. Tất cả các yếu tố trên thực sự là những thách thức trong quá trình phát triển công nghiệp trên địa bàn.

Ngoài ra cũn cú nguyên nhân khách quan do những biến động của thị trường thế giới. Trước khủng hoảng tài chính toàn cầu, kinh tế trong nước suy giảm có dấu hiệu giảm phát, các cấp các ngành và địa phương đã triển khai tích cực cỏc nhúm giải pháp của Chính phủ, song đánh giá chung chưa đáp ứng với yêu cầu, các doanh nghiệp trên địa bàn chưa nhận được hỗ trợ đầy đủ để có thể đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, còn rất khó khăn trong vay vốn, sản phẩm hàng hoá khó tiêu thụ.

* Tiểu kết chương 3:

Công nghiệp Bắc Ninh phát triển có tác động mạnh mẽ đối với nền kinh tế xã hội Bắc Ninh.Tỏc động đầu tiên và chủ đạo về mặt kinh tế. Cũng như sự phát triển công nghiệp của các tỉnh khác, công nghiệp Bắc Ninh cũng không ngoại lệ. Từ năm 1997 – 2010, kinh tế Bắc Ninh có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công nghiệp có đóng góp giá trị sản xuất lớn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Sự hiện đại hóa biểu hiện rõ nét không chỉ trong các khu công nghiệp (đặc biệt khu vực có vốn đầu tư nước ngoài) mà còn ở cả các làng nghề truyền thống. Bên cạnh đó công nghiệp cũn giỳp cỏc ngành kinh tế khác phát triển: nông nghiệp, thương mại, dịch vụ. Không chỉ tác động mạnh mẽ về mặt kinh tế, công nghiệp còn có tác động không nhỏ về mặt xã hội. sự phát triển mạnh mẽ về công nghiệp đã

Tâm

nâng cao đời sống của nhân dân biểu hiện qua thu nhập bình quân hàng năm và chất lượng đời sống. Tuy nhiên, công nghiệp phát triển cũng có những tác động lớn đẫn đến phân hóa xã hội.

Nhìn chung cụng nghiờp của tỉnh sau những năm tái lập đạt nhiều thành tựu to lớn, đã thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh phát triển. Tuy nhiên bản thân nền công nghiệp Bắc Ninh vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định.

Tâm

KẾT LUẬN

Tỉnh Bắc Ninh có nhiều điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội thuận lợi cho nền công nghiệp phát triển.

Công nghiệp Bắc Ninh sau khi tái lập tỉnh đạt nhiều thành tựu to lớn so với giai đoạn trước năm 1997. Công nghiệp của tỉnh khi nằm trong phạm vi lãnh thổ của tỉnh Hà Bắc có quy mô số lượng cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, cơ cấu ngành còn đơn giản, các mặt hàng chưa phong phú và đa dạng. Sau năm 1997, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh với những nghị quyết và chính sách phát triển công nghiệp phù hợp đó giỳp bộ mặt công nghiệp của tỉnh có nhiều khởi sắc.

Sau khi tỉnh Bắc Ninh được tái lập, tranh thủ được sự giúp đỡ của các bộ, ngành Trung ương cùng với những chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư phát triển trên địa bàn phù hợp tạo điều kiện thu hót được khá lớn vốn đầu tư nước ngoài và khai thác nguồn nội lực tập trung cho phát triển công nghiệp trên địa bàn.

Công nghiệp có mức tăng đột biến về số lượng cơ sở sản xuất, giá trị sản xuất công nghiệp .Nguồn đóng góp cho ngân sách ngày một tăng hơn, bình quân hàng năm từ 60 - 70% thu từ ngành công nghiệp cho tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Bức tranh công nghiệp trên địa bàn đã bao gồm đủ các thành phần kinh tế tham gia. Một số dự án chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất công nghiệp các khu vực đầu tư nước ngoài, công nghiệp Trung ương, công nghiệp địa phương... Sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao đủ sức cạnh tranh trên thị trường nước ngoài. Ngành công nghiệp đã đóng vai trò quan trọng trong thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, tạo bước chuyển dịch tích cực cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh.

Những kết quả trên, trước hết là sự lãnh chỉ đạo thống nhất của Tỉnh Uỷ, sù điều hành kịp thời có hiệu quả từ nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Bắe Ninh lần thứ XVI . Bên cạnh đó là sự quan tâm hỗ trợ của các Bé, ngành TW, sự phối kết hợp đồng bộ của các Sở ban ngành cùng sự nỗ lực

Tâm

vượt khó khăn của các doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế và lực lượng lao động trong toàn ngành. Cơ chế chính sách của tỉnh ban hành trên cơ sở cụ thể hóa các quy định, giải pháp của Chính phủ phù hợp với đặc thù của địa phương nên đã nhanh chóng đi vào cuộc sống.

Bên cạnh những kết quả tích cưc, sự phát triển công nghiệp còn tồn tại một số điểm. Số cơ sở sản xuất, dự án đầu tư nhiều song quy mô lớn còn hạn chế. Công nghiệp mới phát triển trên bề rộng, số lượng doanh nghiệp tham gia hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp có lớn song quy mô còn nhỏ bé, thiết bị công nghệ còn chậm được đổi mới, sản xuất còn gây ô nhiễm môi trường, giá trị gia tăng của sản phẩm thấp,trình độ quản lý của các chủ doanh nghiệp còn bất cập, tính cạnh tranh của sản phẩm chưa cao. Đối với khu vực kinh tế dân doanh trình độ thiết bị công nghệ chưa được đổi mới, sản phẩm chưa đủ sức cạnh tranh, thu nép cho ngân sách quá thấp. Chưa chủ động được hướng đào tạo ngành nghề cho người lao động để đáp ứng kịp thời cho các dự án vào đầu tư trên địa bàn, tỷ lệ lao động được đào tạo còn thấp, năng suất lao động quá thấp. Trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp còn nhiều bất cập, thiếu thông tin về thị trường, mẫu mã sản phẩm chưa được đổi mới, đa dạng, sức cạnh tranh kém, chi phí trung gian còn cao, hiệu quả kinh doanh thấp. Tiến độ thực hiện các dự án đầu tư còn chậm do vướng mắc đền bù giải phóng mặt bằng, vốn đầu tư còn khó khăn, các chính sách ưu đãi của địa phương ban hành còn chậm được nắm bắt và triển khai. Quy mô các đơn vị sản xuất hầu hết là nhỏ và quá nhỏ, máy móc thiết bị tự gia công, cũ nát, sản phẩm giá thành cao, chất lượng còn kém, trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp còn nhiều bất cập, sản xuất còn gây ảnh hưởng lớn tới môi trường. Thu hót đầu tư trong nước và nước ngoài vào các khu công nghiệp tâp trung tuy có lớn về số lượng song chủ yếu quy mô vừa và nhỏ, còn Ýt dự án đầu tư vốn 100% của nước ngoài. Tiến độ thực hiện đầu tư còn rất chậm, hiệu quả sử dụng đất công nghiệp chưa cao.

Mặc dự võy, đóng góp của công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với sự phát triển của tỉnh Bắc Ninh là không thể phủ nhận

Tâm

được. Đây là cơ sở, nền tảng để nhân dân tỉnh Bắc Ninh tự tin vững vàng xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Một phần của tài liệu luận văn Công nghiệp Bắc Ninh từ 1997 đến 2010 (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w