Lao động trong ngành công nghiệp

Một phần của tài liệu luận văn Công nghiệp Bắc Ninh từ 1997 đến 2010 (Trang 78)

- Sang đến năm 2010: Khu vực ngoài quốc doanh được đánh giá là ít chịu ảnh hưởng hơn các khu vực khác trong cơn khủng hoảng tài chính năm

1. công nghiệp khai thác mỏ 10,3 15,4 20,5 13,9 15,

2.2.2.5. Lao động trong ngành công nghiệp

Cùng với sự phát triển của số lượng cơ sở công nghiệp là sự phát triển về lực lượng lao động. Tính đến năm 2010 tổng số lao động đang làm việc thuộc ngành sản xuất công nghiệp là 302.193 người.

Đến năm 2010, khu vực Nhà nước chỉ còn 6 doanh nghiệp (5 doanh nghiệp trung ương), với lực lượng lao động tính đến cuối năm 2010 là 6404 người. Thời kỳ 1997-2004, do các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, lại thêm

Tâm

2 doanh nghiệp mới nên số lao động tăng liên tục từ 4919 người năm 1997 lên đến đỉnh điểm 9451 người năm 2004. Tuy nhiên từ năm 2005 đến 2010 nhờ đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa và sắp lại doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhà nước của địa phương nên số doanh nghiệp giảm từ 15 doanh nghiệp (2003) xuống 11 doanh nghiệp (năm 2004) và đến 2010 là 6 doanh nghiệp. Mặc dù số doanh nghiệp giảm nhưng do quy mô sản xuất của các doanh nghiệp còn lại lớn nên số lao động của năm 2010 vẫn tăng khá nhiều so với năm 1997.

Khu vực kinh tế ngoài nhà nước có tốc độ tăng số lượng lao động khá nhanh (cùng với tăng tốc độ của cơ sở). Đây là khu vực không chỉ năng động trong sản xuất kinh doanh mà còn có ưu thế sử dụng nhiều lao động, quy mô sản xuất phân tán rộng và phục vụ tại chỗ, tạo điều kiện thuận lợi cho lao động các địa phương phù hợp với thực tế. Số lao động thuộc khu vực này năm 2010 là 200.343 người.

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài năm 2000 mới có 2 cơ sở với 433 lao động, nhưng đến năm 2010 đã 37 cơ sở với 95446 lao động. Đây là khu vực có nhiều tiềm năng thu hút lao động có chất lượng ca, bởi được đầu tư thiết bị hiện đại, sản xuất theo công nghệ mới và mức thu nhập bình quân cao hơn các khu vực khác.

Sự phân bố lao động và cơ cấu lao động trong ngành sản xuất, theo địa phương cũng có xu hướng phân bố theo số cơ sở. Năm 2010 Lao động thuộc ngành thực phẩm đồ uống chiếm 12%, ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại chiếm 28%, ngành sản xuất giường tủ, bàn ghế chiếm 29%... với 34% số cơ sở sản xuất tập trung ở huyện Từ Sơn, tương đương với 39% lao động. Yên Phong có 10 % cơ sở, tương đương với 9% lao động Thuận Thành có 14% cơ sở, tương đương với 15 % lao động….

Về quy mô lao động, có sự khác biệt khá lớn giữa các khu vực, giữa các doanh nghiệp với hộ cá thể, giữa các loại hình doanh nghiệp và giữa các ngành sản xuất với nhau.

Tâm

Năm 2010 bình quân 1 cơ sở có 5 lao động, tăng 42,8 % so với năm 1997 và tăng 5,6% so với năm 2001. Giải thích cho tình trạng này là do sau năm 2001 số cơ sở ngoài Nhà nước, nhất là cơ sở cá thể phát triển mạnh, nhưng sử dụng lao động rất ít. Khu vực Nhà nước quản lý năm 2010 có 1067 lao động/cơ sơ, trong đó trung ương quản lý là 1243 lao động /cơ sở và địa phương quản lý là 186 lao động/cơ sở. Khu vực ngoài Nhà nước, khối doanh nghiệp có 40 cơ sở, còn cá thể chỉ là 3 lao động /cơ sở. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có 298 lao động/cơ sở…

Như vậy bình quân lao động của một cơ sở sản xuất công nghiệp do Nhà nước quản lý gấp 26,7 lần doanh nghiệp ngoài Nhà nước, gấp hơn 3 lần cơ sở vốn đầu tư nước ngoài hơn 350 lần cơ sở cá thể.

Một phần của tài liệu luận văn Công nghiệp Bắc Ninh từ 1997 đến 2010 (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w