Những hạn chế của công nghiệp BắcNinh

Một phần của tài liệu luận văn Công nghiệp Bắc Ninh từ 1997 đến 2010 (Trang 105)

- Sang đến năm 2010: Khu vực ngoài quốc doanh được đánh giá là ít chịu ảnh hưởng hơn các khu vực khác trong cơn khủng hoảng tài chính năm

1. công nghiệp khai thác mỏ 10,3 15,4 20,5 13,9 15,

3.3. Những hạn chế của công nghiệp BắcNinh

3.3.1. Biểu hiện

Trong hơn 10 năm qua, ngành công nghiệp Bắc Ninh đã khẳng định được vị trí và vai trò lớn trong tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao đời dân cư và giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội… Tuy nhiên, trong quá trình phát triển nó cũn bộc lộ một số yếu kém và khó khăn như sau:

- Các cơ sỏ sản xuất công nghiệp Bắc Ninh tuy phát triển nhanh về số lượng nhưng còn mang nặng tính tự phát, sản xuất kinh doanh thiếu ổn định.

Theo kết quả điều tra các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể 1/10/2005 và điều tra doanh nghiệp 1/3/2006, trên địa bàn Bắc Ninh có 20.964 cơ sở cá thể và 539 doanh nghiệp hiện đang hoạt động sản xuất công nghiệp. Các cơ sở này tập trung chủ yếu trong các ngành công nghiệp chế biến 20.963 cơ sở, chiếm 99,9%. Trong ngành công nghiệp chế biến, tập trung chủ yếu ở các ngành: chế biến thực phẩm đồ uống (27,4%), ngành may mặc (8%), ngành chế biến lâm sản (7,3%), sản xuất giường, tủ, bàn ghế (30%)…Cơ cấu các cơ sở theo ngành công nghiệp của Bắc Ninh phân bố không đều, tập trung nhiều ở các ngành cần vốn đầu tư không lớn, sản phẩm sản xuất là các mặt hàng thiết yếu nhằm phục vụ trực tiếp cho nhu cầu tiêu dùng của dân cư, khả năng đem lại lãi suất cao và độ rủi ro thấp. Những ngành chế biến

Tâm

nông, lâm sản xuất khẩu và một số ngành có hàm lượng công nghệ cao (sản xuất máy móc thiết bị, kỹ thuật điện, điện tử, thiết bị chớnh xỏc…) rất cần để tăng thêm năng lực sản xuất nhưng lại chưa được chú ý đúng mức. Các cơ sở ở các ngành này đã lại ít có quy mô quá nhỏ, kỹ thuật công nghệ chưa cao.

Doanh nghiệp thuộc khu vực Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hoạt động sản xuất kinh doanh tương đối ổn định và có định hướng rõ ràng hơn. Một số các doanh nghiệp thuộc khu ngoài Nhà nước liên tục thay đổi ngành nghề, sản phẩm trong sản xuất kinh doanh.

Một số doanh nghiệp được thành lập, nhất là sau khi có Luật Doanh nghiệp chưa có định hướng sản xuất kinh doanh rõ ràng, thành lập theo phong trào. Theo số liệu điều tra doanh nghiệp của năm 2006 thì số lượng doanh nghiệp của năm 2005 là 860 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, nhưng doanh nghiệp thực tế hoạt động 539, chiếm 63% so với số doanh nghiệp đã được cấp giấy phép kinh doanh, còn lại 37% số doanh nghiệp tuy đã được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh nhưng chưa đi vào hoạt động hoặc là doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, giải thể và sáp nhập. Hầu hết các doanh nghiệp này đều là doanh nghiệp ngoài Nhà nước có quy mô nhỏ, hình thành mang tính tự phỏt…

- Quy mô cơ sở sản xuất công nghiệp nhỏ, lại phân bố chưa đều:

Công nghiệp đạt tăng trưởng nhưng thiếu toàn diện và tính bền vững; một số khu vực sản xuất trên địa bàn đạt kế hoạch sản xuất dưới mức đề ra. Xét tổng thể về giá trị sản xuất công nghiệp và kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bắc Ninh thì thành phần vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ lệ rất cao (hiện đã chiếm gần một nửa GTSXCN toàn tỉnh và trên 90% kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn), khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thành phần kinh tế này bị ảnh hưởng nặng nhất. Trong khi đó phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa, quy mô nhỏ, năng lực về tài chính hạn chế, trong bối cảnh khủng hoảng đã gặp rất nhiều khó khăn.

Tâm

Chính vì vậy cần phải nghiên cứu các chính sách để có sự phát triển hài hoà, đồng bộ các thành phần kinh tế trên địa bàn.

- Các cơ sở sản xuất công nghiệp trong điều kiện thị trường chưa phát triển đầy đủ:

- Thị trường lao động: Nguồn nhân lực của Bắc Ninh khá dồi dào, trong đó phổ biến là lực lượng lao động trẻ. Cung về lao động lớn hơn nhiều so với cầu, thu nhập bình quân 1 lao động chưa phải là cao. Từ năm 2005 -2010 trên địa bàn tỉnh ngành công nghiệp tiếp cận lao động bình quân mỗi năm trên 3.500 lao động. Trong khi các cơ sở còn thiếu lao động tay nghề cao, có kỹ thuật và được đào tạo hệ thống, thì lực lượng lao động của tỉnh lại quá yếu về thiếu trình độ tay nghề. Hiện nay, các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn, nhất là các khu công nghiệp đã phải sử dụng người lao động trên địa bàn, nhất là các khu công nghiệp đã phải sử dụng người lao động có trình độ tay nghề, trình độ quản lý ở các tỉnh khác … Như vậy, lao động trên địa bàn vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của sản xuất công nghiệp. Hiện tại đang mất cân đối cung- cầu của thị trường lao động kỹ thuật.

Lao động thu hút vào khối doanh nghiệp mỗi năm tăng nhanh, nhưng cơ cấu lao động có trình độ kỹ thuật, lao động được đào tạo lại chưa phù hợp, điều đó cho thấy nhiệm vụ đào tạo lại chưa phù hợp, điều đó cho thấy nhiệm vụ đào tạo nghề cho người lao động cần tiếp tục được chú ý quan tâm hơn nữa, đặc biệt là đối với lao động trong khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước.

- Thị trường vốn: Mặc dù, trên địa bàn hiện nay mạng lưới ngân hàng thuộc các thành phần kinh tế trải khắp các địa phương. Một số chi nhánh ngân hàng được đặt tại các khu công nghiệp tập trung, khu công nghiệp làng nghề, nhưng hoạt động tín dụng vẫn còn hạn chế.

Như trên đã phân tích, nguồn vốn của doanh nghiệp sản xuất hiện nay rất thấp. Số doanh nghiệp có vốn đầu tư dưới 10 tỷ đồng chiếm tới 90,25%, doanh nghiệp cú trờn 50 tỷ đồng chỉ chiếm có 3,06%. Thực trạng đó nguyên nhân do tiềm lực của các nhà đầu tư chưa mạnh, cũn cú một nguyên nhân

Tâm

quan trọng là thị trường vốn tuy đã hình thành nhưng chưa hoàn chỉnh, chưa đủ sức đáp ứng nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp.

Nguồn vốn tín dụng, tập trung chủ yếu cho các cơ sở thuộc khu vực Nhà nước. Còn ưu thế về vốn vẫn tập trung chủ yếu cho khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Khu vực ngoài Nhà nước và các cơ sở cá thể rất khó tiếp cận với nguồn tín dụng. Do vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh khu vực này luôn đặt trong tình trạng thiếu vốn sản xuất…

- Thị trường đất đai và bất động sản

Đối với các cơ sở công nghiệp thì đất đai, mặt bằng sản xuất là yếu tố quan trọng hàng đầu. Ngay sau khi tái lập tỉnh, Bắc Ninh đó cú chủ trương quy hoạch các khu công nghiệp. Đến năm 2010 đó cú 15 khu công nghiệp tập trung, 28 khu công nghiệp làng nghề và cụm công nghiệp vừa và nhỏ được quy hoạch và đẩy nhanh tiến độ “lấp đầy”. Tuy nhiên một số cơ sở sử dụng mặt bằng sản xuất hiện nay chưa hiệu quả (Tiến độ đầu tư xây dựng chậm, xây dựng không đúng quy hoạch được duyệt, một số cơ sở đã được đất nhưng không đầu tư xây dựng…)

Việc mở rộng quyền của cơ sở sản xuất trong việc chuyển nhượng, cho thuê, thuế chấp, cầm cố tài sản thuộc quyền quản lý của cơ sở sản xuất cùng với việc đẩy nhanh quá trình cấp chứng nhận quyền sử dụng đất còn hạn chế…

- Thị trường dịch vụ: Các loại hình dịch vụ hỗ trợ sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh chậm phát triển. Nên nhìn chung các cơ sở sản xuất công nghiệp còn lúng túng trong việc tìm kiếm các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật công nghiệp, dịch vụ cung cấp thông tin về thị trường, giá cả, môi trường đầu tư…

Một phần của tài liệu luận văn Công nghiệp Bắc Ninh từ 1997 đến 2010 (Trang 105)