Sau khi tỉnh được tái lập, lường trước được những khó khăn chung của đất nước và từ đặc thù của địa phương, Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo công tác xây dùng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển các ngành trong đó có quy hoạch phát triển công nghiệp và phát triển lưới điện trên địa bàn . Trên cơ sở những chế độ chính sách và giải pháp điều hành của Chính phủ, tỉnh Bắc Ninh đã cụ thể hoá bằng những quy định ưu đãi khuyến khích đầu tư phát triển, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi để thu hót đầu tư trong nước, nước ngoài, tranh thủ được sự giúp đỡ của các Bộ, Ban ngành Trung ương và phát huy nguồn nội lực từ các thành phần kinh tế công nghiệp, thóc đẩy công nghiệp trên địa bàn phát triển với nhịp độ tăng cao và ổn định.
Tốc độ phát triển ngành công nghiệp ở mức cao đã góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong thời kỳ 1997-2010. Trong cơ cấu các ngành kinh tế thì tỷ trọng khu vực nông nghiệp giảm và tỷ trọng khu
Tâm
vực công nghiệp giữ được ổn định và có mức tăng trưởng cao. Chỉ số phát triển giá trị sản xuất công nghiệp có sự thay đổi:
Năm 2005: cả nước (117,1%), đồng bằng sông Hồng (119,9%) và tỉnh Bắc Giang có chỉ số phát triển công nghiệp đạt 110,8% thì công nghiệp Bắc Ninh có chỉ số phát triển công nghiệp khá cao: đạt 123, 2% cao hơn chỉ số của cả nước, đồng bằng sông Hồng và cao hơn nhiều so với Bắc Giang – lãnh thổ của cùng Bắc Ninh lập nên tỉnh Hà Bắc thời kỳ trước năm 1997.
Đến năm 2009: Công nghiệp Bắc Ninh vẫn giữ chỉ số phát triển công nghiệp cao đạt 127,0% trong khi đó chỉ số của nước: 116,7%, đồng bằng sông Hồng 122,1% và của Bắc Giang là 124,1%.
Giá trị sản xuất công nghiệp Bắc Ninh liên tục tăng mạnh thời kỳ 1997-2010.
Giá trị sản xuất công nghiệp từ năm 1997-2005
Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Tổng số Khu vực Nhà nước trung ương Nhà nước địa phương Ngoài Nhà nước Đầu tư nước ngoài 1996 480.208 257.823 4.167 218.083 135 1997 569.381 303.738 11.978 253.327 338 1998 635.012 327.098 26.215 280.870 828 1999 1.303.267 338.020 61.075 578.124 326.048 2000 2.087.867 347.427 108.461 835.339 796.640 2001 2.589.022 466.424 130.666 1.149.314 842.620 2002 3.487.135 815.052 240.232 1.410.206 909.019 2003 4.200.618 629.107 714.706 1.979.304 877.501 2004 5.269.125 987.143 608.986 2.578.352 1.094.642 2005 6.645.431 1.044.971 20.115 4.062.006 1.518.339
(Nguồn: Niờm giỏm thống kê tỉnh Bắc Ninh năm 2005)
Tâm
Dựa vào bảng thống kê ta nhận thấy:
Giai đoạn 1997-2005, giá trị sản xuất công nghiệp đã tăng 6.076.050 triệu đồng (tăng 11,67 lần). trong đó, chiếm chủ đạo giá trị đóng góp 2 năm (1997,1998) là khu vực kinh tế nhà nước trung ương và ngoài nhà nước. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng nhỏ. Tuy nhiên từ năm 1999-2005 thì khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng cao hơn. Năm 2005 (khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 22,8%).
Giá trị sản xuất công nghiệp từ năm 2006-2010
Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Tổng số Chia ra NN trung ương NN địa phương Ngoài Nhà nước
Đầu tư nước ngoài 2006 18.028,3 1.242,7 99,0 12.938,6 3.747,8 2007 30.309,3 1.389,2 93,0 19.067,6 9.759,5 2008 43.987,8 2.233,5 144,9 22.848 18.761,3 2009 53.205,4 2.367,8 190,7 26.731,9 23.915,1 2010 36.537,9 2.1781,1 180,7 11.556,58 22.622,53
(Nguồn: Niờm giỏm thống kê tỉnh Bắc Ninh 2010)
Sang đến giai đoạn 2006-2010, giá trị sản xuõt công nghiệp Bắc Ninh có nhiều thay đổi. Vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, tuy nhiên vào giai đoạn này cao nhất là năm 2009 với tổng giá trị sản xuất là 53.205,4 tỷ đồng. Năm 2010 đã vượt 58,9% kế hoạch của năm và chỉ tăng 78,2% so với năm 2009.
Chiếm giá trị sản xuất lớn vẫn là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực ngoài nhà nước.
Tâm
Cơ cấu kinh tế các ngành tỉnh Bắc ninh 1997-2010
Đơn vị: % Năm Khu vựcKT 1997 2000 2005 2010 100 100 100 100 Nụng, lâm, thủy sản 45,05 37,96 26,26 18,29 Công nghiệp, xây dựng 23,77 35,67 45,92 51,06
Dịch vụ 31,18 26,38 27,82 30,65
(Nguồn: Sở Công nghiệp tỉnh Bắc Ninh)
Trong cơ cấu kinh tế của tỉnh đó cú sự thay đổi lớn tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp. Năm 1997, chiếm tỷ trọng cao là ngành nụng, lõm, thủy sản (45,05%), công nghiệp- xây dựng (chỉ đạt 23,77%) và dịch vụ chiếm 31,18%. Nhưng trải qua 13 năm phát triển, đáp ứng quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước cũng như của tỉnh đề ra, cơ cấu các ngành công nghiệp có sự chuyển dịch đáng kể. Cụ thể như sau: đến năm 2010, ngành nông nghiệp chỉ chiếm 18,29% trong cơ cấu và công nghiệp-xây dựng vươn lên đứng đầu đạt 51,06%, riêng công nghiệp đạt 42,46% và dịch vụ chiếm 30,65%. Tốc độ phát triển bình quân của CN-XD giai đoạn (1997-2010) là 25,64%, riêng công nghiệp là 24,5%.
Thực hiện chiến lược kinh tế - xã hội 10 năm (2001 - 2010), tình hình kinh tế - xã hội các tỉnh vùng Đồng bằng Bắc Bé - Bắc Trung Bộ vẫn tiếp tục ổn định và có mức tăng trưởng cao. Hầu hết các tỉnh đều có mức tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt và vượt mục tiêu kế hoạch tỉnh đề ra và cao hơn mức bình quân chung của cả nước (7%) năm 2010. Mét số tỉnh có mức tăng trưởng cao: Tỉnh Nghệ An 11%, tỉnh Hải Dương và tỉnh Quảng Ninh 12%, tỉnh Bắc Ninh tăng 14%, tỉnh Vĩnh Phóc tăng 19% so với năm 2009. Các tỉnh có giá trị sản xuất công nghiệp đạt mức tăng cao so với cùng kỳ như: TP Hà Nội 24,2%, tỉnh Hưng Yên 24,4%; Hải Phòng 25,1, Hà Tây 25,2%; Vĩnh Phóc 25,4%; Bắc Ninh 29,2% và Nghệ An 37,7%. Trong đó:
Tâm
- Khu vực công nghiệp quốc doanh Trung ương trên địa bàn có mức tăng khá cao ở một số tỉnh: Hải Dương, Hải Phòng 38%; tỉnh Bắc Ninh 68,9% và tỉnh Nghệ An tăng đột biến đến 363%, Hà Tĩnh tăng 364%.
- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài: Tỉnh Hà Tây có mức tăng 46,2%, Hải Dương 62,2%, Nam Định 84,6% và Hà Tĩnh 625%.
- Khu vực công nghiệp quốc doanh địa phương: Nghệ An, Hà Tây, Hải Phòng có mức tăng 20,3%, Quảng Ninh 27,5% và Bắc Ninh 83,2%.
- Khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh: Tỉnh Hà Tĩnh có mức tăng 23,6%, Hưng Yên 38,7% và Vĩnh Phóc 49,6%...
Qua đây ta nhận thấy so với các tỉnh trong cùng khu vực Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ thì công nghiệp Bắc Ninh đã đạt được những thành tựu đáng kể: Đứng vào danh sách các tỉnh có mức tăng trưởng cao (đạt 29,2%). Đặc biệt là trong khu vực công nghiệp quốc doanh địa phương.