- Sang đến năm 2010: Khu vực ngoài quốc doanh được đánh giá là ít chịu ảnh hưởng hơn các khu vực khác trong cơn khủng hoảng tài chính năm
1. công nghiệp khai thác mỏ 10,3 15,4 20,5 13,9 15,
3.1.2. Thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển
Sự phát triển của công nghiệp còn kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác.
• Nông nghiệp
Công nghiệp phát triển tạo đà cho nông nghiệp phát triển. Một mặt nông nghiệp đã đáp ứng được nhu cầu lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho tiêu dùng. Hơn cả, nông nghiệp đã cung cấp cho nguyên liệu cho công nghiệp chế biến (nhất là công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm).
Do tác động mạnh mẽ của ngành công nghiệp mà nông nghiệp đã phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa từng bước gắn sản xuất với thị trường. Nếu như những năm 2000 trở về trước, sản xuất nông nghiệp chủ yếu tập trung vào sản xuất các loại cây lương thực có hạt nhằm bảo đảm an toàn lương thực và dự trữ một phần cho chăn nuôi. Từ năm 2001 đến 2010, để đáp ứng nhu cầu cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến
Tâm
ngành nông nghiệp đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, cơ cấu mùa vụ, đa dạng hóa thâm canh nên kết quả sản xuất nông nghiệp đã từng bước thay đổi theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường.
Đến năm 2010, trên địa bàn tỉnh đã hình thành cỏc vựng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung như: lúa nếp thơm (1.500 ha Từ Sơn, Yên Phong, Tiên Du); lúa tám xoan (200 ha ở Quế Võ); vùng rau ven thành phố Bắc Ninh (Hòa Đỡnh, Xuõn Ổ, Khắc Niệm…). Sản xuất nông nghiệp theo mô hình trang trại ngày càng được nhân rộng trong toàn tỉnh. Chăn nuôi lợn, gia cầm theo phương thức bán công nghiệp, công nghiệp quy mô vừa và lớn đang dần thay thế chăn nuôi kiểu truyền thống, quy mô nhỏ. Chăn nuôi bò trước đây chủ yếu sử dụng làm sức kéo phục vụ sản xuất trồng trọt thỡ đó chuyển sang kết hợp tăng gia lấy thịt và sức kéo.
Cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn chuyển mạnh theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Cơ cấu nội bộ các ngành trồng trọt và chăn nuôi chuyển dịch theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế.
Với sự phát triển của ngành công nghiệp, cơ giới hóa trong nông nghiệp đó cú những thay đổi rõ rệt
Nhờ sự ứng dụng kết quả của công nghiệp (các sản phẩm của ngành công nghiệp: máy móc, thiết bị, phân bón, hóa chất…) và tiến bộ khoa học kỹ thuật mà kinh tế nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh có sự chuyên môn hóa cao. Cơ giới hóa máy móc trong nông nghiệp: số máy cày được ứng dụng tăng đã đưa tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu làm đất tăng nhanh 32% năm 1997 đã tăng lên 75% năm 2010. Nhiều hợp tác xã có tỷ lệ làm đất bằng máy đạt trên 90%. Cơ giới hóa trong tưới, tiêu cũng phát triển ở mọi nơi. Máy móc phục vụ nông nghiệp được ứng dụng phổ biến trong nông nghiệp. Những năm trước 1997, máy tuốt lúa chủ yếu chỉ đạp bằng chõn thỡ nay đã được thay thế bằng động cơ điezen, máy tuốt lúa liên hợp dễ cơ động trên đồng ruộng
Tâm
và thôn xóm. Việc vận chuyển vật tư, phân bón, nông sản…cũng được cơ giới hóa từng phần.
• Thương mại, Dịch vụ
Thương mại:
Sự phát triển của công nghiệp Bắc Ninh từ năm 1997-2010 đã tác động mạnh mẽ đến ngành thương mại của tỉnh. Hoạt động thương mại có những thành tựu đáng kể, biểu thông qua hoạt động nội thương và ngoại thương (đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu các sản phẩm của ngành công nghiệp)
- Về nội thương:
Trong 13 năm tái lập tỉnh, quá trình công nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng, nhất là ở trung tâm tỉnh lỵ và huyện lỵ. Ngành công nghiệp phát triển, sản phẩm đa dạng phong phú, nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao...nờn đó thúc đẩy quá trình quy hoạch và xây dựng mạng lưới chợ Số lượng chợ, siêu thị, trung tâm mua sắm tăng lên mạnh qua các năm. Tính đến năm 2010, số chợ được quy hoạch trên phạm vi toàn tỉnh đã tăng lên 90 chợ với diện tích là 350.000m2. Số lượng siêu thị tăng lên nhanh chóng từ năm 2007-2010, đặc biệt những khu vực có khu công nghiệp và cụm công nghiệp làng nghề phát triển. Tiêu biểu là thành phố Bắc Ninh, huyện Từ Sơn và Quế Võ là khu vực có hệ thống siêu thị nhiều nhất của tỉnh. Riêng huyện Từ Sơn, thị xã đó cú tới 5 siêu thị lớn như: siêu thị Từ Sơn, siêu thị Mạnh Đức, siêu thị Anh Đức…
Nhờ có điều kiện hạ tầng thuận lợi, lại có kinh nghiệm và truyền thống của người làm kinh doanh ở đất “trăm nghề”, đặc biệt là nhu cầu về hàng hóa tăng nhanh phát triển rất nhanh trên tất cả các hoạt động bán buôn, bán lẻ.
Về hoạt động bán buôn: Do có diện tích hẹp, đường giao thông thuận tiện, với các đỉnh của hình đa giác chính là trung tâm của các huyện, thành phố trong tỉnh nên hoạt động lưu thông, phân phối hàng hóa rất thuận lợi và phát triển khá đồng đều. Tuy có mật độ số cơ sở tập trung cao ở khu vực có
Tâm
công nghiệp phát triển như thành phố Bắc Ninh và huyện Từ Sơn nhưng mức độ chênh lệch so với các huyện khác không quá lớn và chủ yếu là các cơ sở bán lẻ phục vụ người tiêu dùng tại địa bàn trong huyện, thành phố. Nghĩa là do tác động mạnh của công nghiệp nên hoạt động bán buôn thương nghiệp theo cấp cơ bản không còn là hình thức độc tôn. Hoạt động bán buôn một phần là hoạt động của kênh phân phối hàng tiêu dùng cho các điểm bán lẻ, còn một phần chủ yếu khác là hoạt động của mạng lưới cung cấp hàng hóa vật tư cho sản xuất. Hoạt động bán buôn phát triển mạnh ở các làng nghề để cung cấp nguyên liệu, thu gom và chu chuyển sản phẩm hàng hóa. Về hoạt động bán lẻ: tham gia vào hoạt động này có người kinh doanh buôn bán và có cả nhà sản xuất trực tiếp tham gia bán lẻ.
Hoạt động ngoại thương: sự phát triển vượt bậc của ngành công nghiệp tạo đà mạnh cho ngành ngoại thương đạt được những thành tựu to lớn.
+ Về hoạt động xuất khẩu:
Hoạt động xuất khẩu các sản phẩm của ngành công nghiệp trong ngành ngoại thương qua sau những năm tái lập có nhiều thuận lợi do chính sách quản lý của Nhà nước đã thông thoáng hơn. Đặc biệt là chịu tác động mạnh mẽ của sự đổi mới của nền công nghiệp trong tỉnh nên thu được những thành tựu đáng kể.
Ở đây sự đóng góp vào kết quả xuất khẩu chung trên địa bàn của các loại hình kinh tế có sự khác nhau:
Khu vực kinh tế Nhà nước trung ương giữ vị trí quan trọng và có ảnh hưởng quyết định đến xu thế trong hoạt động xuất khẩu. Kinh tế Nhà nước địa phương: có đóng góp khá quan trọng trong những năm từ 1997-2002. Tuy nhiên các năm sau đú cú xu thế giảm dần. Năm 2001, kim ngạch loại này chỉ chiếm tỷ trọng 27,3%, đến năm 2004 chỉ còn 10,3% vào năm 2005.
Kinh tế ngoài Nhà nước có xu hướng tăng mạnh, năm 2005 so với năm 1997 kim ngạch của loại hình này tăng gấp 5,29 lần, bình quân mỗi tăng tới 25,8%. Vị thế của các doanh nghiệp trong khu vực này ngày càng
Tâm
cao trong tổng kim ngạch trên địa bàn. Năm 1997, chiếm tỷ trọng 8,8%, năm 2004 chiếm 15% và năm 2005 chiếm 11,8%. Có thể nói, đây là loại hình kinh tế thích nghi, thụ hưởng chính sách mới và đáp ứng tốt nhất yêu cầu của cơ chế thị trường.
Điều này tạo ra sự phát triển nhanh và năng động nhất. Quy mô xuất khẩu của loại hình kinh tế tăng do nhiều nguyên nhân. Trước hết, phải kể đến sự gia tăng về số doanh nghiệp tham gia vào năm 1997, đến năm 2004, 2005 tăng lên gần 50 doanh nghiệp. Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp của loại hình này đi lên và sản xuất hàng xuất khẩu từ ngành nghề truyền thống (chế biến các sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ, nghề làm hàng sơn mài, nghề dệt, tre, gốm…). Sản phẩm được tiêu thụ cả trong nước và nước ngoài nên có sức sống mạnh mẽ hơn và chống chọi với những khó khăn, biến động của thị trường tốt hơn.
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, đây là nhân tố mới của hoạt động xuất khẩu trên địa bàn tỉnh. Giai đoạn 1997-2000, các doanh nghiệp của loại hình này cũn ớt và đang trong giai đoạn đầu tư. Năm 2001 với 2 doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu thì đầu năm 2005 có hơn 10 doanh nghiệp tham gia. Kim ngạch tăng rất nhanh và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng kim ngạch trên địa bàn: năm 2001 với kim ngạch chỉ đạt 81 ngàn USD, chiêm tỷ trọng không đáng kể thì năm 2005, đạt 36,7 triệu USD, chiếm tỷ trọng tới 38,4%. Thế mạnh của loại hình này chính là tiềm lực đầu tư, khả năng quản lý cũng như kinh nghiệm làm ăn trên thương trường quốc tế. Với việc nắm bắt sát nhu cầu thị trường thế giới, đầu tư mới luôn gắn liền với công nghệ, thiết bị hiện đại cho năng suất cao và hoạt động có hiệu quả …là nguyên nhân chính làm tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu trong những năm qua của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Về nhóm hàng:
Cỏc nhóm hàng xuất khẩu của tỉnh chưa nhiều. Tuy nhiên, cỏc nhúm hàng đã phát triển theo chiều hướng phong phú hơn. Ban đầu chỉ có các
Tâm
hàng may mặc, sau đó thỡ cỏc nhúm hàng đã phát triển thêm nhiều hơn, nhiều nhúm cú hàm lượng chế cao hơn như vật liệu xây dựng, thực phẩm chế biến….Cỏc nhúm mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là đồ gỗ và hàng thủ công mỹ nghệ, hàng dày dép, may mặc, chế biến thực phẩm… Về sau dưới sự tác động của sự đổi mới của nền công nghiệp nên cầng đa dạng hơn.
Nhóm hàng dệt may (chủ yếu là quần áo) là nhóm hàng luôn trong xu hướng phát triển và chiếm giữ vị trí quan trọng trong xuất khẩu trên địa bàn. Kim ngạch xuất của nhóm hàng này năm 1997 đạt 10,9 triệu USD, chiếm tỷ trọng 54,3%, đến năm 2004 đạt 54,2 triệu USD, chiếm trọng 78,9% và đến 73,3 triệu USD và tăng gấp 6,7 lần so với năm 1997. Nhóm hàng sản phẩm bằng gỗ thủ công mỹ nghệ: Số lượng đơn vị tham gia sản xuất các mặt hàng này tăng lên qua mỗi năm. Đồng thời, quy mô trung bình sản xuất của mỗi đơn vị cũng được mở rộng. Ngành sản xuất này được hình thành nên một vài doanh nghiệp. Tính đến nay, có hàng trăm đơn vị sản xuất, trong đó có hàng chục đơn vị tham gia xuất khẩu. Kim gạch xuất khẩu của 2 nhóm hàng này năm 1997 đạt 0,5 triệu USD, chiếm tỷ trọng 2,24%; đến năm 2004 đạt trên 6 triệu USD, chiếm tỷ trọng 8,8% và năm 2005 tuy gặp nhiều khó khăn về nguồn vật tư, giá nguyên liệu lại tăng nhưng vẫnduy trì mức kim ngạch 6,5 triệu USD, chiếm tỷ trọng 6,8% và tăng gấp 14,7 lần so với năm 1997.
Nhóm hàng chế biến thực phẩm:Có tốc độ tăng trưởng thấp, chủ yếu phải dựa vào gia tăng hàm lượng chế biến để nâng cao giá trị xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu chủ yếu là của Công ty TNHH Hương gia vị Sơn Hà (chiếm 70% kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này).
Như vậy, xuất khẩu hơn 10 năm sau khi tái lập tỉnh đó cú những thành tích đáng kể, góp phần vào tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh khả năng tiêu thụ sản phẩm, thu ngoại tệ về cho tỉnh. Tuy nhiên hoạt động xuất khẩu vẫn chưa đạt mức tăng trưởng và hiệu quả cao; chưa vững chắc và phát huy được tiềm năng nôi lực của tỉnh nhà.
Tâm
+ Về hoạt động nhập khẩu:
Nhập khẩu ngành công nghiệp trên địa bàn Bắc Ninh nhằm mục đích chủ yếu đáp ứng nhu cầu vật tư, thiết bị cho đầu tư và sản xuất ngày càng tăng nhanh theo quá trình phát triển kinh tế trên địa bàn. Tham gia nhập khẩu không chỉ những doanh nghiệp thường xuyên làm ăn buôn bán với nước ngoài mà còn có không ớt cỏc đơn vị chỉ thực hiện nhập một vài lô hàng để phục vụ cho công tác đầu tư, mở rộng hiện đại hóa sản xuất, kinh doanh…của chính đơn vị mỡnh. Chớnh vì vậy, số đơn vị hoạt động trong lĩnh vực này trong các năm qua tăng nhanh và thường xuyên biến động. Đây cũng là nhân tố kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn tăng với tốc độ cao và không ổn định.
Hoạt động nhập khẩu từ năm 1997 chỉ có ba đơn vị thuộc kinh tế nhà nước tham gia nhưng đến năm 2005 – 2010 thỡ đó lờn hàng trăm đơn vị thuộc cả 3 loại hình kinh tế (Nhà nước, tư nhân, và vốn đầu tư nước ngoài). Năm 1997, kim ngạch nhập khẩu mới chỉ đạt 19,6 triệu USD. Từ đó đến nay (2010) trị giá kim ngạch gia tăng liên tục qua các năm với tốc độ nhanh (năm 2005: là 161,3 triệu USD, 2010 là: 200, 4 triệu USD). Hàng nhập khẩu ngày càng đa dạng. Nhìn chung, mặt hàng chủ yếu, thường xuyên nhập vào địa bàn là nguyên liệu phụ may, nguyên liệu chế biến gỗ, nguyên liệu sản xuất bia, sắt thép và kim loại thường khỏc…Đõy là những nguyên liệu chính để đáp ứng nhu cầu sản xuất (nhất là ngành may, sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ…) trên địa bàn và cung ứng cho các đơn vị khác ở trong nước.
Cùng với sự tác động của nền công nghiệp đổi mới Năm 1997, nhóm hàng này mới chỉ có trên 213 ngàn USD, chiếm trọng 1,1% tổng kim ngạch xuất khẩu thì đến năm 2005 đạt 27,3 triệu USD, chiếm 16,9% đặc biệt đến năm 2010 thì chiếm 42, 2 triệu USD. Từ sau năm 2000, số nhóm hàng nhập khẩu đa dạng hơn, nhiều nhóm hàng mới như: bột giấy, hóa chất, quế, nguyên liệu chế biến gia vị, hương liệu thực phẩm…
Tâm
Ngoài cỏc nhúm hàng phục vụ sản xuất ra, hàng hóa cho tiêu dùng như đồ sứ, máy điều hòa và hàng điện tử …cũng đang được các doanh nghiệp quan tâm khai thác, nhất là các sản phẩm giá rẻ từ nước láng giềng Trung Quốc. Nhìn chung, nhập khẩu đã và đang đáp ứng tốt cho các nhu cầu về vật tư, thiết bị cho đầu tư và sản xuất. Tuy nhiên, xu hướng nhập siêu với với mức độ càng cao đang là mối quan tâm lớn cho các nhà quản lý và cần sớm có giải pháp khắc phục.
* Thị trường xuất, nhập khẩu:
Thị trường xuất nhập khẩu của ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh qua hơn 10 năm đó cú sự mở rộng đáng kể. Đặc biệt là dưới sự ảnh hưởng của sự đổi mới công nghiệp. Năm 1997, thị trường buôn bán với khoảng 20 nước và vùng lãnh thổ, nằm trong phạm vi 2 châu lục (châu Á, châu Âu) thì đến năm 2005 là 30 nước, năm 2010 quan hệ 40 nước và vùng lãnh thổ của tất cả các châu lục trên thế giới (Á, Âu, Phi, Mỹ, Đại Dương).
- Châu Á: Là thị trường lớn nhất hiện nay và cũng là thị trường truyền thống. Tổng lưu chuyển sản phẩm ngoại thương với thị trường này năm 35,1 triệu USD, năm 2005 là 157,1 triệu đến năm 2010 là 402,4 triệu USD. Tuy nhiên, đây cũng là thị trường có mức nhập siêu lớn nhất. Các nước và vùng lãnh thổ có quan hệ ngoại thương 2 chiều chủ yếu là Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kụng, Hàn Quốc, Nhật Bản và một số nước ASIAN. Mức nhập siêu các nước khác nhau: nhiều nhất là Trung Quốc, Hàn Quốc và tiếp theo là Nhật Bản…Hàng xuất sang thị trường châu Á chủ yếu là đồ gỗ, dược liệu, vàng mã. Ngược lại nhập hàng xuất xứ châu Á chủ yếu là vải, phụ liệu may, nguyên liệu chế biến, máy móc thiết bị, xe tải, nhựa, và nguyên liệu làm giầy dộp….
- Châu Âu:Là thị trường lớn và cũng là thị trường truyền thống. Tổng lưu chuyển sản phẩm ngoại thương với thị trường này năm 1997 đạt hơn 4 triệu USD, đến năm 2005 đạt 33,7 triệu USD, năm 2010 tăng lên 101,4 triệu USD và chuyển từ xuất siêu sang nhập siêu (vì nhập nhiều máy móc thiết bị
Tâm
hiện đại cho công nghiệp). Các nước và vùng lãnh thổ có quan hệ ngoại thương 2 chiều chủ yếu là Nga, Tây Ba Nha, Séc, Đức, Anh, Thụy Sĩ. Mức nhập siêu tập trung vào các thị trường Nga, Đức, Thụy Sĩ còn thị trường