Giai đoạn từ năm 1997-2005:
Từ năm 1997 đến năm 2002 sản xuất của khu vực ổn định, mức tăng trưởng chậm vào các tháng cuối năm. Năm 1997, giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh chỉ đạt 281.083 triệu đồng, đến năm 2002 đạt 1.410.206 triệu đồng. "Các địa phương có mức tăng trưởng cao là: huyện Từ Sơn 26,8%, huyện Gia Bình 37,8%, huyện Quế Võ 40,7% và huyện Lương Tài 49,5%. Tính đến hết tháng 12/2002 toàn tỉnh có 573 đơn vị được thành lập theo Luật Doanh nghiệp và Luật HTX đăng ký kinh doanh đi vào hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tổng vốn đăng ký trên 800 tỷ đồng (240 công ty TNHH, 145 DNTN, 7 công ty cổ phần và 181 HTX TTCN)" [18; tr 47]. Riêng năm 2002 có 202 doanh nghiệp (121 công ty TNHH, 76 DNTN, 5 công ty cổ phần) được thành lập mới đi vào hoạt động, vốn đăng ký gần 350 tỷ đồng bằng số lượng doanh nghiệp và bằng 85,8% tổng số vốn đăng ký năm 2000, tập trung chủ yếu ở huyện Từ Sơn, thị xã Bắc Ninh, huyện Yên Phong và huyện Lương Tài đã góp phần tăng thêm đáng kể giá trị sản xuất trong khu vực ngoài quốc doanh.
Đây là khu vực có giá trị sản xuất lớn nhất trong các khu vực sản xuất công nghiệp. Sè lượng các doanh nghiệp và lao động ngoài quốc doanh tham gia hoạt động sản xuất công nghiệp liên tục tăng lên.
Bảng: Lao động và cơ sở khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh (2000-2004)
Phân loại LaoNăm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 động Cơ sở Lao động Cơ sở Lao động Cơ sở Lao động Cơ sở Lao động Cơ sở -Hợp tác xã 4.405 136 4.256 145 4.295 159 4.218 174 4.200 180 -DN tư nhân 545 21 880 32 970 44 1.360 57 1.500 60 -CTy TNHH 2.135 30 2.311 47 2.915 75 4.661 98 5.000 200 -Cty cổ phần - - 74 1 127 2 127 2 127 2 -Cơ sở cá thể 39.353 10.309 50.621 13.773 72.467 19.840 66.396 18.769 68.000 19.000 Tổng: 46.438 10.496 58.142 13.998 80.774 20.120 76.762 19.100 78.827 19.442
Tâm
Qua bảng số liệu trên ta thấy số cơ sở của các khu vực có sự thay đổi từ năm 2000-2004: Tổng số cơ sở tăng từ 10.496 cơ sở (năm 2000) lên 19.442 cơ sở(năm 2004). Cụ thể trong từng khu vực như sau:
+ khu vực hợp tác xã: tăng 44 cơ sỏ
+ Khu vực Doanh nghiệp tư nhân: tăng 39 cơ sở + Công ty TNHH: tăng 170 cơ sở
+ Công ty cổ phần: từ không có cơ sở nào năm 2000 và đến năm 2004 có 2 cơ sở.
+ Cơ sở cá thể: tăng 87 cơ sở.
Như vậy ta thấy loại hình công ty TNHH có tăng mạnh nhất về số cơ sở, sau đó đến cơ sở cá thể và hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân.
Về lao động có sự thay đổi rõ rệt: Lao động trong các loại hình đều tăng tuy nhiên tốc độ tăng khác nhau. Duy nhất lao động trong họp tỏc cú sự giảm từ 4.405 lao động xuống 4.200 lao động năm 2004.
Trong 5 năm 2001-2005, giá trị sản xuất công nghiệp có tăng mạnh từ 1.149.314 triệu đồng (năm 2001) lên 4.062.006 triệu đồng (năm 2005).
- Sản phẩm sản xuất chủ yếu của khu vực này: Sản phẩm từ khai thác than đá cát sỏi, đồ uống, thuốc lỏ, sản phẩm dệt, trang phục, giấy đồng, sản phẩm từ gỗ, kim loại, đỗ gỗ mỹ nghệ, sản xuất phương tiện vận tải...
Công nghiệp khu vực ngoài quốc doanh đạt được kết quả trên chủ yếu do: Cơ chế của địa phương đã thông thoáng tạo nhiều điều kiện để khu vực này phát triển. Do số lượng các doanh nghiệp phát triển mạnh, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư chiều sâu, đầu tư mở rộng, đặc biệt là sự ra đời của một loạt các KCN làng nghề, Cụm công nghiệp vừa và nhỏ ở tất cả các huyện trong tỉnh. Các doanh nghiệp chủ yếu như sản xuất giấy, sản xuất thép, đồ gỗ mỹ nghệ... trong các khu công nghiệp Phong Khê, Châu Khê, Võ Cường, Đồng Quang... đi vào sản xuất ổn định tạo ra tỷ trọng cao trong giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm ở khu vực kinh tế này.
Tâm
Giai đoạn từ năm 2006-2010:
Năm 2006: Giá trị sản xuất công nghiệp 12.938 tỷ đồng, đạt 96,61 % kế hoạch năm, tăng 27,26 % so với năm 2005. Các sản phẩm chủ yếu của công nghiệp ngoài quốc doanh nh sắt thép, đồng, đồ gỗ mỹ nghệ, vật liệu xây dựng... tiêu thụ ổn định tại thị trường truyền thống. Nhiều cơ sở sản xuất đã đầu tư đổi mới thiết bị, đầu tư mở rộng sản xuất trong các Cụm CN làng nghề nh Châu Khê, Đình Bảng, Phong Khê, Xuân Lâm, Lâm Bình... "Một số huyện có giá trị sản xuất công nghiệp vượt kế hoạch và tăng cao so với năm 2005 là: Tiên Du (vượt 6,79% và tăng 19,19%), Yên Phong (vượt 4,25% và tăng 43,81%), Từ Sơn (vượt 6,44% và tăng 26,5%), Thuận Thành (vượt 3,04% và tăng 20,08%). Những sản phẩm tăng cao nh: Giấy tăng 46,6%, Quần áo may sẵn tăng 46,7%, Thép cán tăng 19%, Thức ăn gia súc tăng 18,1%, Gạch xây tăng 10%, Đồ gỗ các loại tăng 10%" [19; tr54].
Sang năm 2007: Khu vực này đã duy trì được tốc độ tăng trưởng cao nhất trong nhiều năm qua nhưng đến năm 2007 đã chững lại. Quý I/2007, một số sản phẩm trọng yếu của khu vực này như: quần áo các loại tiêu thụ chậm do nhu cầu không cao; Sản phẩm gạch tạm ngừng đốt lò từ đầu tháng 3 để bảo vệ sản xuất nông nghiệp; Sản phẩm gỗ, giấy, sắt thép cũng khó tiêu thụ trong cỏc thỏng đầu năm,... nên tốc độ tăng trưởng chậm so với các năm trước đây. Thêm nữa khu vực này bị ảnh hưởng lớn của Tết và lễ hội đầu xuân, nhất là thành phần kinh tế cá thể tập trung lao động cho sản xuất nông nghiệp. Trong khu vực này: Kinh tế tập thể tăng 7,27%; Kinh tế cá thể tăng 12,96%; DN tư nhân tăng 36,29%, doanh nghiệp hỗn hợp tăng 36,45%). Trong các huyện, thành phố thỡ cỏc huyện tập trung làng nghề và nhiều doanh nghiệp đều đạt kế hoạch cao và có tốc độ tăng cao hơn mức tăng chung của khu vực: TP Bắc Ninh (đạt 21,19% và tăng 37,29%); Từ Sơn (đạt 23,1% và tăng 29,98%); Gia Bình (đạt 26,12% và tăng 31,75%).
Trong những tháng đầu năm 2007, số lượng các doanh nghiệp mới đăng ký tham gia vào khu vực ngoài quốc doanh đã tăng khá nhanh, bình
Tâm
quân 33 cơ sở/ tháng; tính đến tháng 9/2007 cú thờm 360 doanh nghiệp. GTSXCN của kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng 60,0% trong tổng GTSXCN trên địa bàn. Tại cụm công nghiệp Chõu Khờ chuyờn sản xuất sắt thép có hơn 200 cơ sở sản xuất, đạt sản lượng bình quân 36 ngàn tấn/thỏng; Khu công nghiệp Lõm Bình - Lương Tài nhà máy sản xuất phụi thộp đạt sản lượng bình quân 10 ngàn tấn/thỏng (C/S thiết kế 300 ngàn tấn/năm). Nhúm cỏc doanh nghiệp may mặc: Công ty cổ phần may Bắc Ninh, Công ty may Đáp Cầu,...; nhúm cỏc cơ sở sản xuất giấy tại cụm công nghiệp Phong Khờ, Phỳ Lõm..., sản lượng giấy bình quân đạt 21 ngàn tấn giấy/thỏng; Nhúm cỏc doanh nghiệp sản xuất thức ăn gia súc, nổi bật là Công ty CP chế biến thức ăn gia súc Bắc Ninh và Minh Tâm tổng sản lượng đạt hơn 60 ngàn tấn/thỏng (năm 2007), mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, nhưng sản lượng không sụt giảm nhiều so cùng kỳ năm 2006; Nhóm các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ huyện Từ Sơn có hơn 300 cơ sở hàng tháng bình quân sản xuất hàng trăm ngàn đơn vị sản phẩm…
Giá trị sản lượng công nghiệp cả năm 2007 của khu vực kinh tế công nghiệp quốc doanh địa phương đạt 19.067,6 tỷ đồng vượt 0,23% kế hoạch đề ra.Qua 2 năm tiếp theo 2008 và 2009, giá trị sản xuất vẫn tăng mạnh
(năm 2008 đạt: 22.848 tỷ đồng, năm 2009 đạt: 26.731,9 tỷ đồng)