Nâng cao chất lượng đời sống nhân dân

Một phần của tài liệu luận văn Công nghiệp Bắc Ninh từ 1997 đến 2010 (Trang 101)

- Sang đến năm 2010: Khu vực ngoài quốc doanh được đánh giá là ít chịu ảnh hưởng hơn các khu vực khác trong cơn khủng hoảng tài chính năm

1. công nghiệp khai thác mỏ 10,3 15,4 20,5 13,9 15,

3.2.1. Nâng cao chất lượng đời sống nhân dân

Nhu cầu lao động của sản xuất công nghiệp là một trong những nhân tố quan trọng nhất trong sự vận động của thị trường lao động trên địa bàn. Hiện nay, quá trình cơ cấu lại các ngành kinh tế, cơ cấu lại khu vực doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả hoạt động phù hợp với nền kinh tế thị trường vẫn đang tiếp diễn. Hơn nữa, các ngành nghề công nghiệp và dịch vụ với hình thức kinh doanh có tính tổ chức xã hội chưa cao đạt quy mô lớn về số lượng lao động, trong khi lao động nông lâm ngư nghiệp tự làm còn chiếm tỷ lệ cao. Vì vậy mức cầu lao động của khu vực sản xuất công nghiệp tuy vẫn còn thấp nhưng có xu hướng vận động tiến bộ hơn.

Hơn 10 năm qua, số cơ sở sản xuất công nghiệp tăng nhanh đã thu hút được nhiều lao động, nhất là lao động từ ngành nông nghiệp. Và tác động tích cực là giải quyết việc làm cho người lao động. Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm giảm nhanh chóng.

Thời kỳ trước năm 1997, đây là những năm đầu thực hiện cơ chế quản lý kinh tế mới. Giai đoạn này kinh tế bắt đầu bùng nổ, tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm đạt 6,44% (1986-1997). Cùng với tăng trưởng là sự cải thiện đáng kể thu nhập bình quân đầu người. Theo số liệu của cuộc điều tra Khảo sát mức sống hộ gia đình hàng năm thì thu nhập bình quân đầu người

Tâm

một tháng ở Bắc Ninh liên tục tăng: Năm 1994 là 1504,0 nghìn đồng, năm 1995 là 195,o nghìn đồng, năm 1996 là 215,05 nghìn đồng. Chỉ tiêu này đem so sánh với cả nước tương ứng các năm các chỉ bằng 94,58 %, 94,61% và 94,86%. Tốc độ tăng bình quân thu nhập đầu người một tháng ở Bắc Ninh hàng năm (1994 – 1997) là 16,13 %.

Thời kỳ 1997 – 2002, mở đầu là sự kiện tỉnh Bắc Ninh được tái lập (1/1997). Cuối năm 1997 khủng hoảng tài chính tiền tệ của khu vực xảy ra. Bắc Ninh ban hành nhiều nghị quyết, văn bản quy phạm pháp luật quan trọng nhằm “xây dựng tỉnh Bắc Ninh là tỉnh công nghiệp vào năm 2015”. Trong thời kỳ này số lượng các cơ sở kinh tế tăng đột biến. khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và dân doanh phát huy được vai trò và thế mạnh của mình. Tăng trưởng kinh tế đạt tấc độ tăng bỡnh quõ hàng năm rất cao (13,5%). Nhờ vậy, thu nhập bình quân đầu người một thán ở Bắc ninh tăng lên liên tục: Năm 1999 là 260,5 ngàn đồng và năm 2002 là 326,5 ngàn đồng. Thời kỳ từ năm 2002 đến 2005, trong quãng thời gian này có nhiều doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp đi vào sản xuất; nhiều ngành dịch vụ cú múc tăng trưởng cao nên tăng trưởng kinh tế đạt tấc độ tăng bình quân hàng năm là 14,12%. Nhờ vậy thu nhập bình quân đầu người bình quân đầu người một tháng bình quân tăng liên tục: Năm 2004, là 487,6 nghìn đồng và năm 2005 đạt 265,0 nghìn đồng. đến năm 2004, thu nhập bình quân đầu người một tháng ở Bắc Ninh đã vượt mức bình quân cả nước và đứng thứ 3 vùng đồng bằng sông Hồng (sau Hà nội và Hải Phòng).

Về thu nhập, ở khối doanh nghiệp thu nhập bình quân một lao động tháng cao hơn nhiều so với khu vực sản xuất kinh doanh cá thể và hộ gia đình.

Tính chung, thu nhập bình quân một lao động /tháng ngành công nghiệp năm 2005 đạt 1.082 ngàn đồng, và đến năm 2010 đã tăng lên 1.675 ngàn đồng. Trong 3 khu vực thì khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có thu nhập giảm là do hầu hết các doanh nghiệp mới thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2001 đến 2005 đều có quy mô nhỏ, lại chủ yếu là lắp ráp và gia công

Tâm

sản xuõt. Mặt khác có 8 doanh nghiệp đi vào hoạt động vào thời gian cuối năm 2005 nên sản xuất chưa ổn định và hiệu quả chưa cao. Tuy nhiên từ năm 2005-2010, các doanh nghiệp đã đi vào quỹ đạo ổn định, lại có sự đầu tư vốn nước ngoài cao, nhu cầu cần nguồn lao động lớn do vậy thu nhập của lao động trong khu vực này đã được tăng lên đáng kể.

Theo các nguồn thu, tỉ trọng thu nhập từ tiền lương, tiền công tăng khá nhanh và tỉ trọng thu từ nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm đáng kể. Năm 1996 tỷ trọng thu từ tiền công, tiền lương chiếm 11,92%, năm 2004 lên đến 25,64%. Trong khi đó thu từ nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm từ 49,04% năm 1996 xuống còn 23,24%. Như vậy, cơ cấu nguồn thu nhập có xu hướng chuyển dịch cơ cấu GDP và lao động tăng tỷ trọng các ngành công ghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Đây là sự chuyenr dịch cơ cấu kinh tế tích cực cần duy trì và thúc đẩy nhanh hơn trong tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

Đi đôi với tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống công tác xóa đói giảm nghèo được tiến hành và đạt kết quả cao. Bên cạnh các ngành nghề trong nông thôn được quan tâm, tổ chức phát triển thông qua xây dựng các khu, cụm công nghiệp. Vì thế đã làm cho đời sống kinh tế của các hộ nghèo đói, các hộ chính sách, các hộ còn khó khăn được nâng lên và yên tâm sản xuất.

Công nghiệp phát triển tạo ra mặt hàng phong phú đa dạng cung ứng kịp thời cho đời sống của nhân dân. Các sản phẩm phục vụ trực tiếp như Thực phẩm, đồ uống…và các sản phẩm phụ vụ gián tiếp cho sản xuất kinh doanh như máy móc, thiết bị…

Một phần của tài liệu luận văn Công nghiệp Bắc Ninh từ 1997 đến 2010 (Trang 101)

w