Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quảnlý

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong việc phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế tại Viện Chiến lược phát triể (Trang 66)

Những năm qua Viện Chiến lược đã có những quan tâm đến việc cải thiện trình độ của cán bộ, công nhân viên của Viện nhưng nhìn chung, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý ODA phần lớn là chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý. Hạn chế trên của đội ngũ các cán bộ là do các nguyên nhân sau:

Về phía cơ sở đào tạo: Một số vấn đề quản lý liên quan đến vốn cũng như là dự án được giảng dạy tại một số khoa của các trường đại học còn sơ lược và thiếu toàn diện, thiếu kinh nghiệm thực tiễn. Việc đưa ra những yêu cầu bắt buộc của

môn học ngoại ngữ mới diễn ra trong những năm gần đây, nên những cán bộ vừa tích lũy được kiến thức chuyên môn và ngoại ngữ giỏi chưa nhiều.

Về phía nhà tài trợ: Đào tạo quản lý chưa được các nhà tài trợ tiếp cận như một chiến lược. Họ chỉ đào tạo cho từng trường hợp cụ thể hoặc học tập qua công việc thực tế do muốn giảm thiểu tối đa kinh nghiệm quản lý cũng như thực hiện. Về phía Viện Chiến lược phát triển: Hoạt động đào tạo phát triển nguồn nhân lực quản lý nguồn vốn ODA chưa thể liên tục là ngân quỹ phục vụ cho đào tạo thiếu và chưa được quy định rõ ràng.

Mặc dù gặp không ít khó khăn trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chủ chốt trong việc quản lý nguồn vốn ODA. Nhưng nhân sự là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành bại của các hoạt động quản lý vốn để thực hiện chiến lược phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Hiện nay, đội ngũ này trong Viện rất cần được cải thiện. Vì vậy, để có thể có được một đội ngũ quản lý với trình độ chuyên môn cao thì bên cạnh việc tiếp tục các hoạt động bồi dưỡng, nâng cao và kiểm tra kiến thức cho những cán bộ chủ chốt hiện nay, Viện cần phải xây dựng được quy chế tuyển dụng công khai, minh bạch trên cơ sở miêu tả chi tiết yêu cầu cho từng vị trí để từ đó có thể lựa chọn được những cán bộ có khả năng, kinh nghiệm cũng như tâm huyết tránh tình trạng bổ nhiệm dựa trên mối quan hệ hay do đã làm quản lý lâu năm.

Vừa qua, với sự mở rộng và thực hiện chức năng đào tạo, những khoá đào tạo nâng cao cho đội ngũ quản lý này đã được thực hiện và đã có những chuyển biến tích cực. Vì vậy, trong thời gian tới, Viện cần tiếp tục đẩy mạnh việc tập huấn, bồi dưỡng nâng cao cho đội ngũ chủ chốt này.

KẾT LUẬN

Nguồn vốn ODA trong thời gian qua đã đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung và sự phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nói riêng. Để để công tác quản lý nguồn vốn ODA đạt hiệu quả, cần

thiết phải có các nghiên cứu, đánh giá định kỳ, toàn diện và các nghiên cứu chuyên sâu theo từng lĩnh vực, từ đó đưa ra những kiến nghị, đề xuất điều chỉnh các chính sách liên quan cho phù hợp với tình hình thực tế. Thực tế cho thấy, các Nhà tài trợ thường xuyên có các nghiên cứu, đánh giá tổng thể cũng như riêng biệt đối với từng dự án cụ thể sử dụng vốn ODA tại các nước tiếp nhận vốn. Tuy nhiên, các đánh giá này chủ yếu trên giác độ và yêu cầu của bản thân các nhà tài trợ. Để có cái nhìn đầy đủ và toàn diện việc quản lý vốn ODA, Chính phủ nước tiếp nhận cần thiết có các đánh giá độc lập của riêng mình trên cơ sở tham khảo các ý kiến của nhà tài trợ, chuyên gia để từ đó có thể đưa ra những chính sách thích hợp.

Đề tài “ Quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong việc phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế tại Viện Chiến lược phát triển: Thực trạng và giải pháp” đã trình bày thực trạng quản lý vốn ODA tại Viện Chiến lược phát triển trong thời gian qua và kiến nghị một số giải pháp về chính sách trong thời gian tới. Qua việc phân tích và đánh giá thực chứng, kết hợp với phương pháp so sánh và lý giải bằng các lý luận và quan điểm kinh tế. Đề tài đã hoàn thành những nhiệm vụ sau:

1. Trình bày tóm tắt những lý thuyết chung về ODA: Khái niệm, hình thức, đặc điểm; nội dung quản lý nguồn vốn ODA, vai trò của quản lý nguồn vốn này và một số kinh nghiệm quốc tế trong việc quản lý vốn ODA .

2. Phân tích thực trạng tình quản lý vốn ODA tại Viện Chiến lược phát triển trong thời gian qua. Qua đó, đánh giá được vai trò to lớn của quản lý nguồn vốn ODA đối với những thành tựu mà Viện Chiến lược phát triển đã đạt được trong việc phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên cả nước.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, đề tài cũng đã chỉ ra được những tồn tại mà Viện Chiến lược phát triển đang gặp phải trong quá trình quản lý vốn ODA như: việc quy hoạch và phân bổ vốn ODA còn bất hợp lý, chưa có hệ thống văn bản pháp quy đồng bộ; công tác tổ chức, quản lý còn nhiều bất cập; năng lực và trình độ

chuyên môn của các cán bộ còn hạn chế....

3. Trên cơ sở mục tiêu phát triển ngành và định hướng sử dụng vốn ODA tại Viện chiến lược phát triển trong thời gian tới, đề tài đã đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết những tồn tại và nâng cao hơn nữa công tác quản lý vốn ODA tại Viện chiến lược phát triển đến năm 2020.

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong việc phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế tại Viện Chiến lược phát triể (Trang 66)