Mục tiêu tổng quát

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong việc phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế tại Viện Chiến lược phát triể (Trang 51)

Mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2010-2020 là không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trên cơ sở tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện hội nhập, phấn đấu đến năm 2020 đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Chiến lược trong 10 năm tới là chiến lược hướng tới sự phát triển nhanh và bền vững theo hướng:

-Về lĩnh vực kinh tế: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trang bị lại kỹ thuật, công nghệ tiên tiến cho các ngành nông – công nghiệp, dịch vụ, nâng cao hiệu quả và sức mạnh cạnh tranh của nền kinh tế. Từng bước xây dựng nền tảng trở thành một nước công nghiệp.

-Về lĩnh vực ngoài kinh tế: Không ngừng nâng cao chất lượng đời sống vật chất văn hóa tinh thần của nhân dân, xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tăng cường nguồn lực con người, năng lực khoa học công nghệ.

3.1.2 Mục tiêu phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế của Viện Chiến lược phát triển đến năm 2020 phát triển đến năm 2020

Năm 2020, Việt Nam sẽ có số dân khoảng 100 triệu người, đứng hàng thứ hai trong số các nước có dân số lớn ở Đông Nam Á, thứ 7 so với các nước châu Á – Thái Bình Dương và thứ mười trên thế giới. Với nhịp độ tăng trưởng kinh tế 8,2% giai đoạn 1991-1995 và 6,7% thời kỳ 1997-2000, khoảng 7-8% thời kỳ 2001-2010 cho thấy một vài thập kỷ tới Việt Nam sẽ là một quốc gia có sức vươn lên mạnh mẽ trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sự tăng trưởng nhanh về kinh tế đòi hỏi hệ thống kết cấu hạ tầng phải có những bước phát triển mạnh mẽ đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để đáp ứng nhu cầu trên, mục tiêu của hệ thống kết cấu hạ tầng đến năm 2020 là:

Nam công nghiệp vào năm 2020.

-Quá trình phát triển kết cấu hạ tầng vừa tạo nền tảng vừa là động lực thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển theo tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

-Tạo ra điều kiện phân bố lại kinh tế, dân cư và phát triển đồng đều các vùng.

-Tạo ra một kết cấu hạ tầng đủ năng lực tiếp thu nền kỹ thuật công nghệ hiện đại của thế giới, đủ sức cạnh tranh và hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới.

-Mạng kết cấu hạ tầng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế kết hợp với an ninh, quốc phòng, bảo vệ môi trường bền vững.

Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, đáp ứng tích cực và thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất. Mục tiêu này được thể hiện trên hai phương diện của một vấn đề:

Thứ nhất, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước sẽ đặt ra rất nhiều yêu cầu đối với hệ thống kết cấu hạ tầng, đòi hỏi hệ thống kết cấu hạ tầng phải phát triển về cả số lượng lẫn chất lượng để đáp ứng những yêu cầu mới luôn xuất hiện trong quá trình phát triển.

Thứ hai, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại nhằm huy động được các nguồn lực trong nước và quốc tế tham gia vào các hoạt động kinh tế trong phạm vi rộng cả nước. Kết cấu hạ tầng thực sự trở thành yếu tố tích cực thúc đẩy quá trình phát triển sản xuất, dịch vụ, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.

Chiến lược phát triển kết cấu hạ tầng giai đoạn 2010 – 2020 là giảm bớt sự chênh lệnh về điều kiện kết cấu hạ tầng giữa các vùng trong nước, bảo đảm các thành phần kinh tế cũng như mọi công dân đều được công bằng về quyền sử dụng kết cấu hạ tầng. Xuất phát từ mục tiêu này đòi hỏi phải có chính sách phát triển thích hợp, cân đối giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn, giữa đồng bằng với miền núi để đảm bảo nguồn ngân sách nhà nước được phân bổ cân bằng, hợp lý, đồng thời tạo điều kiện để các vùng kém phát triển vươn lên và hòa nhập với nền kinh tế cả nước.

với các nước thuộc khối ASEAN, đảm bảo việc giao lưu thuận tiện giữa Việt Nam với các nước. Đây là mục tiêu rất quan trọng trong chiến lược hội nhập Việt Nam với nền kinh tế các nước trong khu vực và thế giới. Cần hoàn thiện hệ thống cảng biển, cảng hàng không quốc tế, mạng lưới đường bộ tiếp nối các nước láng giềng, đường sắt liên vận quốc tế, hệ thống thông tin liên lạc,…các đầu mối giao lưu quốc tế.

Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào hệ thống kết cấu hạ tầng Việt Nam, xây dựng hệ thống hạ tầng có các trang thiết bị hiện đại, tiên tiến, bảo đảm đến năm 2020 hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế Việt Nam hòa nhập tốt với hệ thống hạ tầng các nước trong khu vực và thế giới.

Với các mục tiêu nêu trên cho thấy đến năm 2020 nước ta sẽ có một hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, đáp ứng tốt các nhu cầu của nền kinh tế và các nhu cầu dân sinh. Hệ thống kết cấu hạ tầng Việt Nam sẽ hòa nhập được với hệ thống hạ tầng các nước trong khu vực. Mạng kết cấu hạ tầng khá hiện đại trên phần lớn các vùng đất nước, có những hành lang và đầu mối giao lưu, liên kết với các nước trong khu vực và thế giới.

Mạng lưới giao thông vận tải phát triển kết hợp hài hòa giữa các chủng loại có chất lượng cao, bảo đảm vận tải tiện lợi, nhanh chóng, an toàn. Mạng bưu chính viễn thông đạt trình độ trung bình tiên tiến của thế giới, tham gia mạng thông tin siêu tốc toàn cầu, nối mạng đến xã, máy điện thoại đạt bình quân 20 máy/100 người. Mạng điện quốc gia phủ khắp đô thị đến nông thôn, đạt mức 100% dân cư đô thị và cả vùng nông thôn.

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong việc phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế tại Viện Chiến lược phát triể (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w