Khó khăn, hạn chế trong quảnlý vốn ODA và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong việc phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế tại Viện Chiến lược phát triể (Trang 47)

-Cơ chế, chính sách, pháp luật chưa hỗ trợ hiệu quả cho việc quản lý dự án ODA. Đã có rất nhiều văn bản liên quan tới dự án ODA được ban hành, song các văn bản này vẫn còn thiếu sự đồng bộ; quy trình quản lý và sử dụng vốn ODA còn

chưa minh bạch, rõ ràng, việc thực thi lại chưa nghiêm gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Khung pháp lý cao nhất về quản lý và sử dụng ODA hiện nay là Nghị định 131/NĐ-CP (năm 2006) của chính phủ, là một trong những nghị định mà Viện Chiến lược phát triển cùng tham gia xây dựng và kiến nghị với chính phủ, nhưng thực thi nghị định này chưa triệt để; còn nhiều vấn đề vướng mắc phát sinh trong quá trình quản lý dự án ở các địa phương. Nghị định 131/2006/NĐ-CP sau hơn 4 năm thực hiện đã bộc lộ một số bất cập hạn chế làm cho công tác thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, đặc biệt trong thời gian gần đây xuất hiện tình trạng nhà thầu nước ngoài bị phá sản, tranh chấp hợp đồng giữa nhà thầu và chủ đầu tư ở một số dự án. Ngoài ra khung thể chế vẫn còn tồn tại sự thiếu nhất quán giữa các quy định về ODA và các quy định về các văn bản pháp quy khác trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng. Bên cạnh đó, các quy trình thủ tục quản lý ODA của Viện Chiến lược phát triển và nhà tài trợ tuy đã hài hòa hơn thời gian trước đây, nhưng cũng vẫn còn một số trường hợp vẫn gây chậm trễ trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án, làm giảm hiệu quả đầu tư và tăng chi phí giao dịch. Các tiêu chí xét duyệt các dự án trong diện xin tài trợ còn thiếu minh bạch và hiệu quả.

- Việc thẩm định và đánh giá các dự án ODA còn nhiều bất cập. Các mô hình tổ chức đơn vị thực hiện thẩm định và đánh giá ODA còn chưa thể hiện được những ưu điểm nổi trội; cán bộ làm công tác thẩm định và đánh giá hầu hết là kiêm nhiệm, chưa được đào tạo về kỹ năng thẩm định và đánh giá dự án ODA. Các nguồn lực dành cho công tác thẩm định và đánh giá còn hạn hẹp và chưa được thể chế hóa cụ thể.

- Chưa có sự phối hợp hiệu quả giữa các cấp, ngành trong quản lý dựa án. Việc chưa gắn kết giữa các cấp quản lý làm cho sự phối hợp thực hiện chính sách trở nên phức tạp và không đảm bảo tính thông suốt xuống cơ sở. Đặc thù riêng của ngành và cách thức phân cấp quản lý giữa trung ương và địa phương trong nội bộ ngành cũng ảnh hưởng tới việc phân cấp ODA. Đó là chưa kể trong quản lý, mỗi địa phương thực hiện một cách khác nhau khi chưa có mô hình tổ chức thực hiện

quản lý ODA chung cho tất cả các tỉnh, thành phố. Ở cấp ban quản lý dự án ở địa phương, tình trạng yếu kém được phản ánh là sự thiếu quyền hạn, thụ động hoặc trách nhiệm chưa được quy định rõ ràng.

-Nhiều dự án có chất lượng chuẩn bị dự án thấp do cơ quan chủ quản, chủ dự án không phát huy tốt vai trò “chủ sở hữu”, thường lệ thuộc về ý tưởng các nhà tài trợ với tư tương “ dắt trâu qua rào”, thiếu trách nhiệm trong các khâu chuẩn bị, thẩm định và phê duyệt dự án. Điều này đã dẫn đến việc thực hiện dự án gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí phải dẫn đến việc cơ cấu lại dự án hoặc hủy bỏ dự án do tính khả thi thấp.

-Việc thay đổi quy hoạch ở một số địa phương, đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch đô thị, đã dẫn đến việc dự án phải thay đổi và điều chỉnh thiết kế. Ngoài ra, chất lượng khảo sát thiết kế chưa cao cũng là một trong những nguyên nhân làm chậm tiến độ thực hiện do phải điều chỉnh và bổ sung thiết kế cơ sở cho sát với thực tế.

-Công tác giải ngân vốn ODA cho các dự án còn chậm. Tình trạng các địa phương tham gia các chương trình, dự án ODA không đảm bảo cung cấp đầy đủ và kịp thời vốn đối ứng như cam kết trong hiệp định vẫn còn phổ biến, gây khó khăn cho quá trình thực hiện và giải ngân dự án. Còn chậm trong giải quyết những vấn đề phát sinh, gây chậm trễ trong việc thực hiện dự án, ảnh hưởng tới chi phí dự án. Các chương trình, dự án đầu tư ODA quy mô lớn một khi bị kéo dài tiến độ xây dựng, có tỷ lệ giải ngân thấp thường dẫn đến những hậu quả như hiệu quả đầu tư không đảm bảo. Một số nhà tài trợ đã có ý định cắt vốn đối với một số chương trình, dự án.

-Công tác GPMB, di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật của nhiều dự án gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Đối với các dự án trung ương trên địa bàn địa phương, việc tách riêng công tác giải phóng mặt bằng thành một dự án riêng giao cho chính quyền địa phương thực hiện không giúp đẩy nhanh tiến độ do chính quyền địa phương thường ưu tiên GPMB cho các nguồn vốn đàu tư khác (đầu tư FDI, đầu tư của doanh nghiệp,…) của địa phương hoặc do chính quyền địa phương chưa quen với cách thức này.

-Định mức chi tiêu áp dụng đối với các dự án ODA vốn vay hoặc với nguồn vốn đối ứng của Bộ tài chính hiện nay không phù hợp thực tế dẫn đến khó khăn trong quá trình thực hiện, đặc biệt trong việc thuê tư vấn đảm bảo chất lượng công việc theo yêu cầu.

-Năng lực của Chủ dự án và Ban QLDA ODA còn nhiều hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp và sự am hiểu về chính sách cùng với các quy định của Việt Nam và các nhà tài trợ, đặc biệt trong lĩnh vực đấu thầu và quản lý tài chính. Tình trạng thiếu cán bộ và làm việc kiêm nhiệm trong các Ban QLDA ODA ở địa phương (vừa thực hiện các chuyên môn của chủ đầu tư vừa quản lý dự án) đã làm cho việc quản lý điều hành dự án kém hiệu quả do các cán bộ không dành đủ thời gian và nguồn lực cần thiết cho công tác này.

-Chưa có sự thông suốt, cập nhật thông tin trong việc thực hiện và quản lý dự án.

-Thấp thoát do tham nhũng, lãng phí còn là hiện tượng khá phổ biến.

Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như biến động giá cả dẫn đến phải tăng tổng mức đầu tư, bổ sung vốn hoặc điều chỉnh gói thầu; năng lực nhà thầu hạn chế; thủ tục giải ngân còn phức tạp, nhiều dự án gặp khó khăn trong quá trình kiểm soát chi sau tại Kho bạc,…

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong việc phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế tại Viện Chiến lược phát triể (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w