Về việc định hướng chính sách, ODA trong thời gian tới cần tập trung để hỗ trợ Việt Nam thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011- 2015, giải quyết các ách tắc về quá trình phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật - xã hội, khung thể chế pháp lý và nguồn nhân lực chất lượng cao và tránh các bẫy mà các nước khi bước vào nhóm nước có thu nhập trung bình thường gặp phải, cụ thể ODA cần ưu tiên để:
-Hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng quy mô lớn, đồng bộ và hiện đại, bao gồm:
• Phát triển đường cao tốc, cảng biển, sân bay quốc tế, …
• Phát triển công nghiệp điện (nguồn và lưới điện) trong đó tập trung xây dựng các nhà máy điện sử dụng các nguồn năng lượng mới và năng lượng tái tạo có tác dụng bảo vệ môi trường.
• Phát triển thông tin liên lạc và bưu chính viễn thông, đặc biệt ở khu vực nông thôn,…
• Phát triển đô thị và vệ sinh môi trường (cấp thoát nước, giao thông đô thị, xử lý nước thải rác thải,…)
• Phát triển các ngành nông nghiệp sử dụng công nghệ cao, các công trình thủy lợi quy mô lớn và các lĩnh vực hạ tầng khác liên quan đến chương trình nông nghiệp, nông thôn và nông dân theo Nghị quyết Trung ương 5.
-Hỗ trợ thực hiện các dự án trong lĩnh vực văn hóa – xã hội, trong đó ưu tiên xây dựng các trường đại học; phát triển các khu công nghệ cao; các trường dạy nghề nhằm phát triển nguồn nhân lực trình độ cao; các bệnh viện khu vực hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế,… Ngoài ra, ODA cần tập trung hỗ trợ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội, HIV/AIDS, nông nghiệp, nông thôn, và nông dân).
-Hỗ trợ thực hiện các dự án trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, đối phó với biến đổi khí hậu, hỗ trợ phát triển và ứng dụng các công nghệ thân thiện với môi trường và xây dựng mô hình tăng trưởng xanh,…
-Hỗ trợ xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý đáp ứng yêu cầu giai đoạn phát triển mới; tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác khoa học kỹ thuật, quản lý nhà nước và nâng cao chất lượng cung ứng dich vụ xã hội (dịch vụ công, y tế, giáo dục, đào tạo,…).
Ngoài ra, ODA cũng cần ưu tiên sử dụng cho cả lĩnh vực sản xuất có khả năng hoàn trả cao các loại vốn vay ODA kém ưu đãi để tạo công ăn việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo.
tư nhân theo hình thức hợp tác công tư (PPP) để khuyến khích khu vực tư nhân tham gia phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội cùng với Nhà nước.
3.2.2 Định hướng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế của Viện Chiến lược phát triển đến năm 2020 lược phát triển đến năm 2020
a. Giao thông vận tải
Phương hướng phát triển giao thông vận tải là tạo sự chuyển biến cơ bản về cơ cấu, quy mô và trình độ kỹ thuật công nghệ, trong đó phát triển nhanh ngành hàng hải và hàng không, tận dụng tốt đường sông, ngăn chặn sự xuống cấp, từng bước nâng cấp các tuyến đường bộ, đường sắt trọng yếu, giải quyết giao thông đường bộ, đường sắt trọng yếu, giải quyết giao thông đường bộ ở ba vùng kinh tế trọng điểm, hoàn chỉnh tuyến trục Bắc – Nam, củng cố các nâng cấp các tuyến lên Tây Nguyên và xuống đồng bằng sông Cửu Long, cải thiện mạng lưới giao thông đồng bằng sông Hồng và giao thông các Thành phố lớn, mở rộng và hiện đại hóa các đầu mối giao lưu quốc tế (cảng biển, cảng hàng không quốc tế), phát triển các tuyến mới nối trục giao thông xuyên Á và các nước láng giềng. Định hướng như trên là để:
-Thỏa mãn nhu cầu vận chuyển hàng hóa, hành khách đi lại của các vùng trong cả nước, đảm bảo an ninh quốc phòng.
-Củng cố, cải tạo, nâng cấp và phát triển có trọng điểm hạ tầng giao thông, từng bước hoàn chỉnh mạng.
-Đổi mới kỹ thuật công nghệ trong xây dựng cơ bản, công nghiệp và cơ khí ngành giao thông vận tải.
-Thiết lập cơ chế quản lý mới có hiệu quả phù hợp với phát triển ngành trong giai đoạn mới.
Từ nay cho đến năm 2020 phải từng bước nâng cấp các đường quốc lộ, đường sắt; xây dựng cảng nước sâu trên các vùng, nâng cấp các sân bay lớn, cải tạo mạng lưới đường đô thị, phủ kín đường bộ đến các vùng biên giới, vùng ven biển, tạo nên mạng giao thông thông suốt trong cả nước; phát triển phương tiện vận tải thích hợp; phát triển công nghiệp xây dựng giao thông, cơ khí giao thông vận tải
trong cả nước cũng như trên từng vùng lãnh thổ. Các tuyến trục Bắc – Nam:
- Phát triển tuyến vận tải ven biển và các cảng nước sâu trên các vùng, phát triển đội tàu đường thủy thích hợp bao gồm cả đội tàu phà sông biển để chở hàng hóa Bắc - Trung - Nam từ các trung tâm đồng bằng sông Hồng như Hà Nội đến đồng bằng sông Cửu Long (Cần Thơ, Mỹ Tho,…) và ngược lại, từ hai đồng bằng đến các tỉnh miền trung.
- Các tuyến đường bộ xuyên quốc gia:
• Nâng cấp toàn bộ tuyến quốc lộ 1 từ Đồng Đăng - Năm Căn là trục huyết mạch.
• Nghiên cứu khả thi và xây dựng dần trục xa lộ Bắc - Nam để đáp ứng cho thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Tuyến đường săt xuyên Việt được nâng cấp để tạo nên một tuyến vận tải hàng hóa có khối lượng lớn từ Bắc đến Nam và các tỉnh miền Trung, một tuyến vận chuyển khách đường dài nhanh chóng, tiện lợi.
- Tăng năng lực vận chuyển trên tuyến hàng không hướng Bắc - Trung - Nam, nâng cấp các sân bay vùng.
Các tuyến xuyên Á:
- Đông - Tây: Đường 9, đường 22.
- Đường sắt thành phố Hồ Chí Minh – Nông Pênh. Các tuyến giao thông trên các vùng khó khăn:
Triển khai chương trình giao thông nông thôn, giải quyết đường ô tô đến khoảng 594 xã cùng với 15 điểm cụm xã có tổng chiều dài là 7425 km.
b. Bưu chính – Viễn thông
Tăng cường phát triển mạnh mạng bưu chính – viễn thông công cộng cũng như chuyên dùng theo hướng đi thẳng vào kỹ thuật hiện đại, cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hóa bằng kỹ thuật số, quang học, với công nghệ tiên tiến để có dung lượng lớn, tốc độ cao nhằm đạt được mục tiêu 3T (tốc độ, tiêu chuẩn, tin học). Đồng thời cập nhật kịp thời những công nghệ mới, thực hiện chuyển từ mạng kỹ
thuật tương tự (analog) sang mạng số (IDN) tiến dần tới mạng số đa dịch vụ (ISDN) băng hẹp và băng rộng (B-ISDN), thực hiện mạng thông tin cá nhân (PCN).
Mở các dịch vụ mới: Điện thoại thấy hình, hội nghị truyền hình, truyền số liệu tốc độ cao, internet, thư điện tử, bưu phẩm khai giá,…
Đưa các loại hình dịch vụ đến với khách hàng một cách nhanh chóng, chính xác, an toàn, tiện lợi, văn minh, lịch sự. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dịch vụ, bỏ độc quyền dịch vụ bưu chính viễn thông.
Bảng 4:Các chỉ tiêu năm 2020
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2020
Mật độ điện thoại Máy/100 dân 20
Điện thoại Triệu máy 18
Số xã có điện thoại % 100
Thông tin di động 1000 thuê bao 3200
Truyền số liệu 180000
Số bưu cục Bưu cục 10500
Số dân do một bưu cục phục vụ Người 38000
Bán kính do một bưu cục phục vụ Km 3.7
Số bưu phẩm/ người/năm Cái 16
Mạng lưới viễn thông
-Mạng điện thoại: Mở rộng mạng thuê bao vô tuyến để bổ trợ cho các mạng cáp thuê bao, mở rộng mạng điện thoại công cộng đến các vùng nông thôn hay khu vực thưa dân.
-Mạng thông tin di động: Mở rộng mạng thông tin di động đến tất cả các huyện và một số xã trong đó có các xã vùng cao, vùng sâu, hải đảo. Thực hiện thông tin vệ tinh quỹ đạo thấp.
-Mạng vô tuyến nhắn tin: Mở rộng mạng vô tuyến nhắn tin đến tất cả các tỉnh thành.
-Mạng truyền số liệu: Phát triển mạng truyền số liệu quốc gia với nhiều loại tốc độ, làm nòng cốt cho các mạng truyền số liệu riêng của các ngành: Ngân hàng, thống kê, hàng không,…Xây dựng mạng internet đến tất cả các tỉnh thành, với sự
kiểm tra kiểm soát của Nhà nước.
-Mạng facsimile, truyền trang báo: Nâng tốc độ để có thể truyền màu. Nâng số trung tâm kỹ thuật truyền và in báo Nhân dân từ năm lên mười.
-Truyền dẫn:
• Nâng dung lượng các tuyến vi 3 số
• Xây dựng trạm vệ tinh mặt đất loại A ở Hà Nội. Phóng vệ tinh Vinasat dùng chung cho các ngành bưu điện, truyền thanh, truyền hình, phát thanh, quân đội.
• Xây dựng xa lộ thông tin trên trục Bắc - Nam 2,5 Gb/s bằng cách: Hoàn thành tuyến cáp quang quốc lộ 1A. Xây dựng tuyến cáp quang biển Hạ Long – Cà Mau. Hoàn chỉnh tuyến cáp quang đường dây 500KV.
• Xây dựng các tuyến trục nhánh từ Hà Nội đi các tỉnh phía Bắc, từ thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh phía Nam bằng cáp quang 34-622 Mb/s.
- Tham gia xây dựng tuyến cáp quang 6 nước (Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Thái Lan, Malaixia, Xingapo).
Mạng lưới bưu chính
-Đưa dịch vụ bưu chính đến gần với người dân hơn bằng cách tổ chức thêm bưu cục, thêm đại lý bưu chính để 100% xã có dịch vụ bưu chính.
-Phát triển thư điện tử đến các tỉnh thành, thị xã, khu vực kinh tế, trung tâm thương mại bằng hộp thư điện tử của bưu cục hoặc qua internet.
-Chuyên ngành hóa vận chuyển bưu chính các tuyến đường thư nội tỉnh (trừ tuyến ra hải đảo).
-Phát triển một cách toàn diện các hình thức dịch vụ bưu chính viễn thông.
c. Cung cấp điện
-Ưu tiên khai thác thủy năng, trước hết tập trung vào các công trình có hiệu quả kinh tế cao như sông Đà, sông Seessan, sông Đồng Nai và một số công trình vừa và nhỏ trên các lưu vực sông khác nhằm kết hợp phát điện và thủy lợi, kinh tế với quốc phòng.
-Phát triển nhiệt điện dùng than ở Phía bắc trên cơ sở tăng cường khai thác sử dụng than Quảng Ninh có hiệu quả.
-Liên kết tất cả các huyện thị vào mạng lưới quốc gia. Phấn đấu đến năm 2020 có 100% số hộ kể cả vùng sâu, vùng xa, hải đảo được cung cấp điện trực tiếp từ mạng lưới điện quốc gia.
-Đầu tư đồng bộ và từng bước hiện đại hóa lưới điện truyền tải và phân phối.
d. Cung cấp nước
-Trong giai đoạn trước mắt tập trung điều tra thăm dò nguồn nước ngầm tại các vùng khan hiếm nguồn nước mặt tại các khu, cụm công nghiệp.
-Tập trung nâng cấp hệ thống cấp nước hiện có tại các khu vực lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng nhằm giảm lượng nước mất mát. Chú ý đầu tư chiều sâu, khai thác tối đa năng lực cấp nước hiện có, đảm bảo đến năm 2020 toàn bộ người dân sống ở đô thị được cấp nước máy theo tiêu chuẩn quốc tế, 100 % người dân nông thôn được cấp nước hợp vệ sinh.
-Đảm bảo nguồn nước và các nhà máy nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân sống ở đô thị và sản xuất công nghiệp với mức tiêu thụ khoảng 15 - 20 triệu m3 vào năm 2020. Đặc biệt cần tập trung các nhà máy nước tại các vùng kinh tế trọng điểm.
-Khuyến khích cho các tổ chức tư nhân tham gia vào đầu tư phát triển các cơ sở cung cấp nước sạch như: Các tổ chức điểu tra thăm dò nguồn nước ngầm, khoan giếng, xây dựng nhà máy nước và hệ thống đường ống phục vụ cấp nước đô thị.
3.3 Quan điểm, mục tiêu và Định hướng quản lý nguồn vốn ODA trong việc phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế của Viện Chiến lược phát triển