tầng kinh tế tại Viện Chiến lược phát triển
2.3.1 Quy trình quản lý vốn ODA trong phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế tại Viện Chiến lược phát triển tế tại Viện Chiến lược phát triển
Trong bối cảnh kinh tế - chính trị toàn cầu có nhiều biến động, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường kinh tế của các nhà tài trợ, cùng với việc Việt Nam trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp, dự kiến khối lượng và loại hình viện trợ dành cho Việt Nam cũng sẽ thay đổi đáng kể. Việc thu hút vốn ODA để phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội là một vấn đề
cần phải được quan tâm hơn hết. Chính vì vậy, Viện Chiến lược phát triển – Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã và đang triển khai các chính sách quản lý với mục đích nâng cao hiệu quả cho các khoản vay viện trợ ODA nhằm tận dụng triệt để những lợi thế sẵn có. Ngoài ra, để tiếp tục nâng cao hiệu quả nguồn vốn ODA, một số nội dung cơ bản của quy trình quản lý vốn ODA sau đang được Viện Chiến lược phát triển triển khai thực hiện :
Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện quy trình thủ tục để rút ngắn thời gian trình, duyệt của phía Việt Nam. Hỗ trợ xây dựng hệ thống luật pháp và thể chế đồng bộ của nền kinh tế thị trường Xã hội chủ nghĩa. Về việc này, Viện Chiến lược phát triển cùng với một số Vụ, Viện khác thuộc Bộ Kế hoạc và Đầu tư đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và các nhà tài trợ chuẩn bị đề án “Định hướng, thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA và các khoản vay ưu đãi khác của các nhà tài trợ” để hỗ trợ thực hiện thành công Kế hoạch Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế thời kỳ 2011-2015 và tạo đà phát triển cho giai đoạn phát triển sau năm 2015. Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng phối hợp với các Bộ/Cơ quan liên quan sửa đổi Nghị định 131/2006/NĐ- CP thay thế Nghị định 131/2006/NĐ - CP theo hướng tinh giản và hài hòa tối đa các quy trình thủ tục giữa Việt Nam với các nhà tài trợ để đáp ứng tốt những thay đổi về viện trợ phát triển khi Việt Nam đã trở thành quốc gia đang phát triển có mức thu nhập trung bình thấp, mở rộng sự tham gia của các đối tượng, đặc biệt khu vực tư nhân, theo hình thức hợp tác nhà nước và tư nhân (PPP).
Thứ hai, Viện Chiến lược phát triển đang nhanh chóng hoàn thiện công tác quy hoạch như tạo thuận lợi cho công tác di dân, giải phóng mặt bằng và tái định cư trên địa bàn dự án, tỷ lệ giải ngân nguồn vốn ODA trong 5 năm vừa qua của Viện Chiến lược phát triển trong việc phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nhìn chung thấp hơn tỷ lệ bình quân của lĩnh vực này với các nước sử dụng ODA khu vực và thế giới. Việc chậm giải ngân nguồn vốn ODA đương nhiên dẫn đến giảm sút hiệu quả sử dụng vốn, giảm sút hiệu quả đầu tư, đặc biệt trong một số trường hợp phải trả phí cam kết đối với số vốn chưa giải ngân. Viện Chiến lược phát triển chú trọng kế hoạch giải ngân vốn ODA hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế đồng bộ, quy mô
lớn và hiện đại. Phát triển các tuyến đường cao tốc; hiện đại hóa và nâng cao năng lực các dịch vụ tổng hợp của các cảng biển lớn của quốc gia, hình thành các trung tâm kinh tế biển lớn; nâng cấp và xây mới một số tuyến đường sắt quốc gia và đường sắt đô thị, kể cả metro ở một số thành phố lớn,…để đóng góp đắc lực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
Tuy nhiên, bên cạnh những nỗ lực nâng cao tỷ lệ giải ngân nguồn ODA, và quản lý, sử dụng nguồn vốn đó có hiệu quả thì Viện chưa quan tâm nhiều đến công tác xây dựng kế hoạch và các biện pháp trả nợ.
Thứ ba, Thiết lập và vận hành hệ thống theo dõi và đánh giá ODA, phát hiện và xử lý kịp thời các vướng mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện các chương trình dự án ODA để phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế thuộc thẩm quyền của Viện Chiến lược phát triển. Tổ công tác dự án của Viện Chiến lược phát triển tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò của mình trong việc phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương và các nhà tài trợ giám sát chặt chẽ tình hình thực hiện các chương trình, dự án phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế có nhiều vướng mắc, đặc biệt ở tình trạng “báo động”, phối hợp với Nhóm 6 Ngân hàng phát triển và các bộ, địa phương triển khai thực hiện thành công.
Tuy nhiên, Thông tin về nguồn vốn ODA, về tình hình quản lý và thực hiện, về những hướng dẫn tiếp cận đến nguồn vốn này của phía Viện Chiến lược phát triển cũng như của một số nhà tài trợ chưa được phổ biến rộng rãi, minh bạch và tiện dụng đối với công luận cũng như các đối tác. Tình trạng này tạo ra những khó khăn đối với nhiều đối tác, nhất là các tỉnh nghèo ở các vùng sâu, vùng xa, đồng thời gây ra những dư luận trái chiều trong xã hội.
Đã xảy ra một số trường hợp vi phạm pháp luật, lợi dụng chức vụ và quyền hạn, tham nhũng và hối lộ trong quản lý nguồn vốn ODA. Điều này gây tác động xấu tới uy tín trước dư luận xã hội tại nước tài trợ cũng như ở trong nước.