Hoàn thiện quy trình huy động nguồn vốn ODA

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong việc phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế tại Viện Chiến lược phát triể (Trang 63)

Thứ nhất là, để đạt được những mục tiêu và có thể thực hiện được những định hướng trong chiến lược phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế nước ta của Viện chiến lược phát triển thì việc vận động, thu hút nguồn vốn ODA tại Viện là hết sức quan trọng. Vì thế cần tập trung vào các giải pháp đó là:

-Viện chiến lược phát triển cùng với Vụ kinh tế đối ngoại của Bộ kế hoạch đầu tư thực hiện các chính sách đối ngoại mở rộng, để có thể thu hút tối đa nguồn vốn ODA, lấy đó là nguồn vốn cơ bản cho chiến lược phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế Việt Nam.

-Thực hiện hài hòa thủ tục hơn nữa giữa các nhà tài trợ. Các quy chế và hệ thống đơn giản hóa về hành chính, phù hợp với những tiêu chuẩn, nguyên tắc quốc tế.

-Cùng Chính phủ nghiên cứu xây dựng Luật đầu tư rõ ràng, cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay. Được bổ sung sửa đổi khi cần nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.

-Đi đôi với chiến lược phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế thì Viện cần nghiên cứu để đưa ra các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững. Để hỗ trợ Chính phủ ổn định nền kinh tế vĩ mô bởi với điều kiện hiện nay, việc ổn định nền kinh tế vĩ mô đặc biệt quan trọng, nó là cơ sở cho việc thu hút vốn nguồn vốn hỗ trợ chính thức (ODA) của các nước vào Việt Nam.

Bên cạnh đó, quá trình vận động, thu hút cần tập trung theo vùng lãnh thổ, quy định cụ thể tỷ lệ đầu tư theo từng khu vực, đặc biệt là khu vực miền Trung, Tây nguyên và khu vực miền núi phía Bắc tập trung đông đồng bào dân tộc thiểu số, tỷ

lệ nghèo đói cao.

Thứ hai là, xây dựng khung logic trong đó xác định mối liên hệ giữa một bên là các mục tiêu/mục đích với một bên là các chương trình ưu tiên phân bổ nguồn vốn, xác định các cơ chế thực hiện và các chỉ số đánh giá kết quả…

Thứ ba là, cụ thể hoá các bước cần thực hiện để đạt được các mục tiêu đề ra trên cơ sở xây dựng cơ chế phối kết hợp giữa các ban ngành trong quá trình thực hiện, trao đối thông tin 2 chiều giữa địa phương và Viện Chiến lược phát triển, xây dựng kế hoạch trên cơ sở nghiên cứu và xuất phát từ nhu cầu nội tại của từng địa phương địa phương.

Thứ tư là, xây dựng thứ tự ưu tiên đầu tư ODA cho từng lĩnh vực cụ thể việc phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế theo mục tiêu và định hướng nêu trên của Viện Chiến lược phát triểnđối với từng đối tác phù hợp, đáp ứng những ưu tiên cho từng ngành trong việc phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế từng địa phương dựa trên những ưu tiên của Nhà nước.

Bên cạnh đó, Viện cần tiếp tục xây dựng các kế hoạch dài hạn với việc lấy ý kiến của các nhà tài trợ, trên tinh thần phù hợp với định hướng phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế của Chính phủ và khả năng thu hút vốn ODA của Việt Nam trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong việc phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế tại Viện Chiến lược phát triể (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w