Quan điểm quảnlý vốn ODA tại Viện Chiến lược phát triển

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong việc phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế tại Viện Chiến lược phát triể (Trang 59)

Trong khuôn khổ đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quan điểm của Viện Chiến lược phát triển là tiếp tục tranh thủ thu hút nguồn tài trợ chính thức song phương hay đa phương. Đặc biệt là phải nâng cao tốc độ giải ngân nguồn vốn này. Các nguồn vốn này sẽ ưu tiên cho những vùng kém phát triển của đất nước, thúc đẩy phát triển kinh tế và giảm khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn. Các dự án sử dụng vốn vay phải có phương án trả nợ vững chắc, xác định rõ trách nhiệm trả nợ, không gây thêm gánh nặng nợ nần cho

đất nước. Để thực hiện tốt các việc trên cần phải thực hiện các quan điểm:

Quan điểm 1: ODA là một nguồn ngân sách. Việc điều phối quản lý và sử dụng ODA cho có hiệu quả thuộc quyền hạn của Chính phủ và phải phù hợp với các thủ tục quản lý ngân sách hiện hành.

Quan điểm 2: Tranh thủ các nguồn vốn ODA không gắn với ràng buộc về chính trị, phù hợp với chủ trương đa phương hóa đa dạng hóa, quan hệ kinh tế đối ngoại ở Việt Nam.

Quan điểm 3: Phối hợp sử dụng ODA cùng với nguồn vốn FDI và các nguồn vốn trong nước khác.

Quan điểm 4: Ưu tiên sử dụng ODA để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, phát triển nguồn nhân lực và tăng cường thể chế.

Quan điểm 5: Đầu tư vốn ODA để phát triển hạ tầng kinh tế có trọng điểm, trọng tâm.

Quan điểm 6: Ưu tiên bố trí viện trợ không hoàn lại cho các dự án văn hóa xã hội ở vùng miền núi, vùng sâu vùng xa trên cơ sở định hướng chung và các quan điểm, mục tiêu của việc thu hút, quản lý và sử dụng ODA.

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong việc phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế tại Viện Chiến lược phát triể (Trang 59)