Thực trạng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong việc phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế tại Viện Chiến lược phát triể (Trang 29)

2.2.1 Thực trạng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế

a. Quá trình phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế

 Bước vào thời kỳ đổi mới hệ thống kết cấu hạ tầng thể hiện yếu kém trên nhiều phương diện.

Thứ nhất, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế không đảm bảo về mặt số lượng. Mạng lưới giao thông phát triển không đồng bộ, không đảm bảo về số lượng, với tốc độ đô thị hóa là 3.5 đến 4%/năm và với tốc độ xây dựng cở sở hạ tầng giao thông như hiện tại, sự mất cân đối giữa cơ sở hạ tầng giao thông đô thị và mật độ các phương tiện giao thông ngày càng nghiêm trọng. Hà Nội hiện có 319 đường phố với tổng chiều dài là 267 km trên một diện tích 71 km2 với dân số khoảng 1.6 triệu người. Đường đô thị TP Hồ Chí Minh (khu vực 12 quận nội thành cũ) có chiều dài 544.4 km trên diện tích 140.3 km2 và dân số khoảng 3.5 triệu người.

Năng lượng, cung cấp nước, không đủ năng lực cung cấp. Thiếu nước trầm trọng vào mùa hè, nhất là ở các đô thị lớn. Vào mùa nắng nóng, hiện tượng cắt điện luân phiên diễn ra liên lục trong nhiều năm nay ở trên cả nước.

Bưu chính – viễn thông không đủ khả năng cung cấp nhu cầu khách hàng, do số lượng các trạm thu phát sóng lưu động ứng cứu tại những điểm đô thị còn ít. Hệ thống cở sở hạ tầng của ngành còn kém xa so với thế giới.

Thứ hai, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế không đảm bảo về mặt chất lượng. Về ngành giao thông vận tải thì đường giao thông hẹp, mặt đường xấu không đảm bảo các chỉ số an toàn. Tỷ lệ đường tốt (bê tông nhựa) chiếm tỷ lệ rất nhỏ là 9%, đường trung bình (dải nhựa hoặc đá dăm) là 35%, đường xấu chiếm tới 23% và đường rất xấu chiếm 33%. Trong hệ thống đường bộ 93% là đường chỉ có một làn xe, các quốc lộ cũng chỉ có 30% đường có trên một làn xe. Cường độ mặt đường chỉ đảm bảo 65% so với yêu cầu tải trọng xe hiện nay.

Hệ thống đường quốc lộ thì quốc lộ đạt cấp kỹ thuật hoàn chỉnh chiếm tỷ lệ rất thấp, bao gồm: Một số đoạn của quốc lộ 1A (Hà Nội – Vinh, Nha Trang – TP

Hồ Chí Minh), quốc lộ 5, quốc lộ 51 và quốc lộ 18 là các đoạn tuyến vừa mới đưa vào sử dụng. Tổng chiều dài các đoạn tuyến này khoảng 2914 km chiếm tỷ lệ rất nhỏ là 15% trên tổng chiều dài quốc lộ. Trong số hơn 13000 km quốc lộ còn lại chỉ một phần nhỏ có chất lượng khá và trung bình, phần nhiều là xuống cấp và khổ hẹp. Trên các quốc lộ có hơn 20% là cầu có trọng tải thấp dưới 13 tấn và khổ hẹp dưới 4m, 5% là cầu xây tạm từ thời chiến, còn 43 điểm vượt sông lớn bằng phà và hàng trăm ngầm, tràn.

Hệ thống đường giao thông nông thôn, chất lượng mạng lưới giao thông nông thôn còn rất thấp và phân bố chưa đều. Khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa giao thông còn gặp nhiều khó khăn. Hiện vẫn còn 5 huyện miền núi phía Bắc và 5 huyện Đồng Bằng Sông Cửu Long ô tô chỉ đến được trung tâm huyện trong mùa khô, 606 xã trên tổng số 9816 xã (chiếm 6%) chưa có đường ô tô đến trung tâm xã, trong đó có 500 xã thuộc diện nghèo. Rất nhiều xã tuy có đường nhưng thường bị hư hỏng, ách tắc trong mùa mưa lũ, hệ thống đường liên thôn. Đường phục vụ sản xuất nông nghiệp còn thiếu rất nhiều. Các cầu trên hệ thống đường giao thông nông thôn hều hết còn yếu và tạm bợ.

Bảng 1: Thực trạng chất lượng đường giao thông nông thôn Loại đường Tổng số Bê tông Kết cấu mặt đường

nhựa Đá nhựa Cấp phối Đất

1. Đường huyện 36.905 km 53 km 3558 km 17932 km 15 362 km

tỷ lệ % 100% 0.14% 9.64% 48.50% 41.70%

2. Đường xã, thôn 132.054 km 2922 km 52446 km 76687 km

tỷ lệ % 100% 2.20% 39.80% 58%

tổng số 168.959 km 53 km 6480 km 70378 km 92409

(nguồn: Bộ Giao thông vận tải)

Về hệ thống giao thông đô thị thì mạng lưới giao thông thấp, phân bố không đều, mạng lưới có cấu trúc hỗn hợp và thiếu sự liên thông giữa các trục trính, đường phố ngắn tạo ra nhiều giao cắt, chất lượng đường xấu, lòng đường hẹp, tỷ lệ quỹ đất dành cho giao thông còn quá ít 7% đến 8% (các nước phát triển thường là 25%).

Mạng lưới phân phối điện xây dựng từ lâu chưa được cải tạo, trang thiết bị cũ lạc hậu. Cung cấp nước không đảm bảo ở hầu hết các thành phố và các điểm đô

thị. Chất lượng nước mặt hiện nay đang có xu hướng bị ô nhiễm, hàm lượng sắt trong nước vượt quá mức quy định của thế giới.

Mạng bưu chính viễn thông lạc hậu, phạm vi phục vụ còn giới hạn, song chất lượng phục vụ kém, chất lượng đường truyền mạng di động, internet, … còn thấp, vì vậy người dân khó khăn trong việc sử dụng các phương tiện liên lạc hiện đại vào những dịp lễ tết, những giờ cao điểm.

Thứ ba, không đáp ứng về mặt tổ chức quản lý. Sự chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hôi chủ nghĩa bộc lộ sự yếu kém trong quản lý theo cơ chế mới trên tất cả các lĩnh vực thuộc hệ thống kết cấu hạ tầng.

 Những xu hướng tích cực:

Trong quá trình đổi mới, sự phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đã có những thay đổi đáng kể trên nhiều phương diện:

Thứ nhất: Sự tham gia của các thành phần kinh tế vào các hoạt động của hệ thống kết cấu hạ tầng đã thúc đẩy sự phát triển với tốc độ nhanh hơn, góp phần giải quyết nhiều vướng mắc trong quá trình phát triển như: Vấn đề vốn cho phát triển, vấn đề cân đối giữa cung và cầu, vấn đề tăng cường quản lý, đào tạo nguồn nhân lực…

Thứ hai: Mạng kết cấu hạ tầng thể hiện được vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển: Giải quyết vận chuyển hàng hóa và hành khách tốt hơn, đảm bảo cung cấp năng lượng và cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt ít bị gián đoạn, thông tin - bưu điện phục vụ nhiều hơn, thuận tiện và nhanh hơn.

Thứ Ba: Mở rộng diện phục vụ cho đông đảo nhân dân và cho nhiều ngành kinh tế hơn: Mạng lưới giao thông, mạng lưới cung cấp điện, cung cấp nước và bưu chính viễn thông phát triển với quy mô lớn hơn trên địa bàn rộng hơn.

Thứ tư: Công nghệ tiên tiến được áp dụng trên nhiều phương diện, đặc biệt trên lĩnh vực bưu chính viễn thông.

 Một số tồn tại:

- Đầu tư chưa đồng bộ giữa các ngành trong hệ thống kết cấu hạ tầng (giữa nguồn với mạng, giữa đường bộ với đường sắt, giữa cảng với đường bộ và đường sắt). - Chưa xác định được bước đi hợp lý, hiện thực và khâu đột phá trong phát triển

hệ thống kết cấu hạ tầng.

b. Đánh giá quá trình phân bố mạng lưới kết cấu hạ tầng kinh tế

 Những thành tựu đạt được:

- Phân bố kết cấu hạ tầng trong những năm đổi mới đã tập trung vào các địa bàn kinh tế trọng điểm góp phần cùng các ngành kinh tế tạo nên đòn bẩy kinh tế, đẩy các vùng khác phát triển.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng đã tạo lập được sự thống nhất trên phạm vi cả nước (mạng lưới giao thông vận tải, mạng năng lượng, mạng bưu chính viễn thông).

- Một số tuyến giao thông liên vùng và các tuyến đường trục trên các vùng đã được nâng cấp, đảm bảo giao lưu giữa các vùng thuận tiện hơn, góp phần thúc đẩy các ngành sản xuất chuyên môn hóa phát triển.

- Mạng bưu chính viễn thông đã phát triển mở rộng hơn trên các vùng, mạng phát thanh truyền hình đã phát triển mở rộng diện phủ sóng trên toàn quốc.

- Đã thiết lập được mối liên kết giữa các khu cụm công nghiệp với các đầu mối giao thông quốc tế quan trọng (cảng biển, cảng hàng không).

 Một số mặt hạn chế:

- Mạng lưới kết cấu hạ tầng chưa được xây dựng đáp ứng yêu cầu thúc đẩy sản xuất phát triển tại các vùng mới khai thác (tại Tây Nguyên, khu vực miền núi, các hải đảo).

- Trình độ phát triển kết cấu hạ tầng ở các vùng còn có sự chênh lệnh lớn. Do vậy mức độ phục vụ của hệ thống kết cấu hạ tầng chưa đồng đều, chưa đảm bảo được tính công bằng về quyền lợi thụ hưởng các công trình công cộng.

- Phát triển mạng kết cấu hạ tầng chưa phát huy đầy đủ những lợi thế về điều kiện tự nhiên và tính ưu việt của từng ngành thuộc khối kết cấu hạ tầng, còn chưa kết hợp chặt chẽ giữa các ngành thuộc hệ thống kết cấu hạ tầng trong một đơn vị lãnh thổ.

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong việc phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế tại Viện Chiến lược phát triể (Trang 29)

w