Nguồn vốn ODA mới đến Việt Nam trong khoảng gần 20 năm trở lại đây.
Với những đặc điểm nổi trội là thời gian hoàn trả dài, lượng vốn lớn nếu chúng ta không có những kế hoạch trả nợ trước thì khi đến hạn, gánh nặng trả nợ này sẽ ảnh
hưởng rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế. Trong số Hiệp định ODA đã được ký kết tại Viện Chiến lược phát triển thì vốn ODA có hoàn lại là chủ yếu. Tuy phần lớn các Hiệp định vay có lãi suất ưu đãi, thời hạn vay và ân hạn dài song đã vay thì dĩ nhiên là phải trả. Và nếu không có những giải pháp quản lý nợ tốt về các khoản nợ tương đối lớn để phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế tại Viện thì bản thân Viện Chiến lược phát triển – Bộ Kế hoạch và đầu tư, là một cơ quan chủ quản nguồn vốn ODA sẽ không có khả năng trả nợ, từ đó, Chính phủ Việt Nam sẽ rơi vào tình trạng khủng hoảng nợ công.
Vậy để quản lý có hiệu quả các khoản vốn vay, bên cạnh kế hoạch giải ngân hàng năm; Viện chiến lược phát triển khi đưa ra các chiến lược phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế cũng phải lập kế hoạch trả nợ và đề ra các biện pháp để trả nợ, tránh tình trạng coi vốn vay là của nước ngoài cho sử dụng tràn lan, sai mục đích, không hiệu quả. Đặc biệt là các dự án về xây dựng cơ bản của ngành giao thông vận tải, cần phải có cơ chế giám sát, báo cáo đánh giá hàng năm về tình hình sử dụng các khoản vay này và kết quả đầu ra từ việc sử dụng vốn vay chặt chẽ hơn nữa. Mặt khác, Viện Chiến lược phát triển – Bộ Kế hoạch và đầu tư nên nghiên cứu để tham mưu với Chính phủ xây dựng một pháp lệnh mới có liên quan tới vay nợ viện trợ nước ngoài nói chung và nguồn vốn ODA nói riêng cho phù hợp với tình hình hiện nay của Việt Nam. Bên cạnh đó, cần rà soát lại tình hình các chương trình dự án thuộc hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế vay vốn ODA gặp khó khăn trong trả nợ, đánh giá tình hình cho vay lại và trả nợ các dự án đó, tìm hiểu nguyên nhân, từ đó có quy định thống nhất về cơ chế chính sách cho vay lại.