Nội dung quảnlý vốn ODA theo từng lĩnh vực thuộc hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế tại Viện Chiến lược phát triển

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong việc phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế tại Viện Chiến lược phát triể (Trang 37)

tầng kinh tế tại Viện Chiến lược phát triển

thực hiện nguồn vốn này nhằm tạo ra các công trình, sản phẩm kinh tế - xã hội cụ thể mới thực sự cần thiết để đóng góp vào quá trình phát triển của đất nước, Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có nhiều nỗ lực trong việc thúc đẩy tiến độ thực hiện và giải ngân các chương trình, dự án ODA. Trong thời kỳ 2006- 2010 tổng vốn ODA giải ngân đạt 13,86 tỷ USD, bằng 67,25% vốn ký kết và cao hơn 11% so với chỉ tiêu đề ra trong “Đề án 2006-2010”. Tuy mức giải ngân vốn ODA đã có những cải thiện nhất định trong những năm gần đây song đối với một số nhà tài trợ thì vẫn còn thấp hơn so với mức bình quân trong khu vực và quốc tế. Thí dụ: Với vốn của WB, tỷ lệ của Việt Nam là 11,6% so với 19,4% của khu vực; với vốn của JICA, tỷ lệ của Việt Nam là 13,6% so với 16,6% của quốc tế.

Biểu đồ 1 dưới đây thể hiện tình hình cam kết, ký kết và giải ngân thời kỳ 2006 – 2010:

B

iểu đồ 1 : Cam kết, ký kết và giải ngân thời kỳ 2006-2010

Đơn vị: Triệu USD

Viện chiến lược phát triển – Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng với các ban ngành liên quan đã thực hiện ký kết và giải ngân nguồn vốn ODA để thực hiện chiến lược

phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng Việt Nam giai đoạn 2006-2010. Thông qua Bảng 3 thể hiện nguồn ODA đã ký kết được cho từng lĩnh vực giao thông vận tải, bưu chính – viễn thông, năng lượng: Cung cấp điện và cung cấp nước. Ta nhận thấy, tỷ lệ số vốn ký kết được cho ngành giao thông trên tổng số vốn ký kết cho kết cấu hạ tầng kinh tế là 94.4 % thì tương ứng tỷ lệ đó với nguồn ODA giải ngân là 95.8%; tỷ lệ đó của ngành bưu chính – viễn thông đối với nguồn ODA ký kết là 2.6 % thì với ODA giải ngân là 2.1%; tỷ lệ đó của ngành năng lượng đối với nguồn ODA ký kết là 3% thì với ODA giải ngân là 2.1%, về mặt cơ cấu vốn cho từng lĩnh vực thuộc hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế giữa nguồn ODA ký kết và nguồn ODA giải ngân là tương đương nhau.

Bảng 2: Nguồn ODA cho từng lĩnh vực thuộc hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế (2006 – 2010)

Đơn vị: Triệu USD

Ngành ODA ký kết ODA giải ngân

Số vốn (triệu USD) Tỷ lệ (%) Số vốn (triệu USD) Tỷ lệ (%)

1.Giao thông vận tải 108309.7 94.4 71726.07 95.8

2.Bưu chính - Viễn thông 3069.8 2.6 1596.3 2.1

3.Năng lượng 3415.5 3 1571.13 2.1

Tổng 114795 100 74893.5 100

(nguồn: Bộ Kế hoạch – Đầu tư)

Tuy nhiên, nhìn vào Biểu đồ 2, thể hiện tỷ lệ nguồn vốn ODA ký kết cho từng lĩnh vực thì nguồn vốn dành ngành giao thông vận tải rất lớn so với các ngành còn lại trong hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, Biểu đồ phản ánh số liệu về tình hình thu hút vốn ODA của Viện chiến lược phát triển cho phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng. Tình hình thu hút vốn như trên cho ta thấy chiến lược phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế của Viện chiến lược phát triển – Bộ Kế hoạch và Đầu Tư là chưa đồng đều. Viện chưa thực sự chú trọng phát triển ngành bưu chính – viễn thông,

ngành năng lượng để tương xứng với phát triển của toàn hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội trên cả nước nói riêng. Đó là nguyên nhân, ngành bưu chính – viễn thông ở Việt Nam còn cách xa với thế giới, theo đó là ngành cung cấp điện-cung cấp nước không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu thiết yếu nhất của người dân khi mùa khô và mùa nắng nóng đến.

Biểu đồ 2: Tỷ lệ nguồn ODA ký kết cho từng lĩnh vực thuộc hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế (2006 – 2010)

Theo phân tích bảng 2, cơ cấu nguốn ODA ký kết cho từng lĩnh vực và cơ cấu nguồn ODA giải ngân cho từng lĩnh vực thì tương đương nhau, vì vậy nhìn vào Biểu đồ 3, thể hiện tỷ lệ nguồn ODA giải ngân cho từng lĩnh vực thuộc hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế thì ngành giao thông vận tải vẫn chiếm một tỷ lệ rất lớn. Ta thấy nguồn vốn ODA ký kết cho ngành bưu chính – viễn thông thấp hơn ngành năng lượng, nhưng nguồn ODA giải ngân ODA cho ngành bưu chính viễn thông lại lớn hơn ngành năng lượng. Tuy nhiên, cả nguồn vốn ODA ký kết và giải ngân của ngành bưu chính – viễn thông, ngành năng lượng chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng nguồn vốn ODA cho cả hệ thống kết cấu hạ tầng nên không có sự khác biệt rõ ràng trong biểu đồ 3, thể hiện tỷ lệ nguồn ODA giải ngân cho từng lĩnh vực.

Biểu đồ 3: Tỷ lệ nguồn ODA giải ngân cho từng lĩnh vực thuộc hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế (2006 – 2010)

Phân tích nội dung quản lý nguồn vốn ODA tại Viện chiến lược phát triển đối với từng lĩnh vực được cụ thể như sau:

a. Giao thông vận tải

Trong giai đoạn 2006 – 2010, Viện Chiến lược phát triển thuộc Bộ Kế hoạch-Đầu tư kết hợp với Bộ giao thông vận tải đã ký kết thực hiện các dự án . Theo số liệu phân tích từ phụ lục1, ODA về đường bộ và cầu với tổng nguồn viện trợ: 37908.36 triệu USD; về đường sắt với tổng nguồn viện trợ : 66293.85 triệu USD; về đường thủy với tổng nguồn viện trợ: 3200.5 triệu USD; về đường hàng không với tổng nguồn viện trợ: 907 triệu USD. Nhìn chung, phần lớn các dự án ODA này thuộc lĩnh vực giao thông vận tải đều là dự án viện trợ có hoàn lại.

Nguồn ODA dành cho Viện trong lĩnh vực giao thông vận tải giai đoạn 2006-2010 cao hơn giai đoạn trước, đặc biệt là nguồn ODA đã giải ngân có tỷ lệ cũng cao hơn, đây là dấu hiệu đáng mừng.

Qua bảng tổng hợp phân tích ODA sau đây ta thấy rõ sự tăng lên của ODA về tỷ lệ đã giải ngân. Điều này chứng tỏ năng lực quản lý của Viện chiến lược phát triển cùng với Bộ giao thông vận tải đến việc triển khai và thực thi các dự án ODA đã có những bước tiến bộ thu nhặt được nhiều kinh nghiệm và đẩy nhanh tốc độ giải ngân qua các năm.

Bảng 3: Tổng hợp phân tích ODA giai đoạn 2006 – 2010 ngành GTVT

Đơn vị : Triệu USD

số dự án Tổng số vốn (triệu USD) Đường bộ và cầu 37908.36 166 26156.77 69 Đường sắt 66293.85 25 43091 65 Đường thủy 3200.5 32 1952.3 61 Đường hàng không 907 4 526 58

(Nguồn: Bộ Kế hoạch – Đầu tư) Nhìn vào Bảng 3 cho chúng ta thấy, trong 5 năm (từ năm 2006 – 2010), tổng số vốn ODA đã ký kết là 108309.7 triệu USD, trong đó đã giải ngân được 71726.07 triệu USD, đạt 66%. Đây cũng là con số tương đối cao so với tình hình giải ngân vốn ODA của cả nước trong giai đoạn này (trung bình 50 – 70%). Quản lý ODA của Viện chiến lược phát triển trong việc phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, thì với kết quả phân tích trên về ngành giao thông vận tải thì có thể nhận định là khả quan trong lĩnh vực này.

b. Bưu chính – Viễn thông

Trong giai đoạn 2006 – 2010, Viện Chiến lược phát triển thuộc Bộ Kế hoạch-Đầu tư kết hợp với ban ngành liên quan và Tổng công ty bưu chính viễn thông đã ký kết thực hiện các dự án ODA với tổng nguồn viện trợ: 3069.8 triệu USD. Nhìn chung, phần lớn các dự án ODA này thuộc lĩnh vực Bưu chính viễn thông đều là dự án viện trợ có hoàn lại.

Nguồn ODA dành cho Viện trong lĩnh vực giao Bưu chính viễn thông giai đoạn 2006-2010 cao hơn giai đoạn trước, nhưng chưa nhiều. Điều này chứng tỏ năng lực quản lý của Viện chiến lược phát triển cùng với ban ngành liên quan đến việc triển khai và thực thi các dự án ODA về thông tin – bưu chính – viễn thông cũng đã có những bước tiến bộ nhưng chưa có bước đột phá.

Theo số liệu phân tích từ phụ lục2, số dự án được thực hiện trong giai đoạn 2006-2010 là 13 dự án với tổng số vốn là 1596,3 triệu USD. Với tỷ lệ giải ngân là 52%. Đây cũng là con số chưa cao so với tình hình giải ngân vốn ODA của cả nước trong giai đoạn này (trung bình 50 – 70%).

Quản lý ODA của Viện chiến lược phát triển trong việc phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, thì với kết quả phân tích trên về ngành bưu chính viễn thông thì có thể nhận định là cần có sự thay đổi nhiều hơn nữa.

c. Năng lượng: Cung cấp điện và cung cấp nước

Trong giai đoạn 2006 – 2010, Viện Chiến lược phát triển thuộc Bộ Kế hoạch-Đầu tư kết hợp với ban ngành liên quan và Tổng công ty điện lực, Viện khoa học công nghệ đã ký kết thực hiện các dự án ODA với tổng nguồn viện trợ: 3415,5 triệu USD. Nhìn chung, trong lĩnh vực này có một phần không nhỏ là nguồn vốn hỗ trợ không hoàn lại dành cho các dự án cung cấp điện và nước các khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa. Số tiền trên mỗi dự án của nguồn vốn không hoàn lại nhỏ, do đó tổng số tiền viện trợ không hoàn lại chỉ có 960 triệu USD, chiếm 28% trên tổng vốn. Viện trợ không hoàn lại tập trung vào xây dựng hệ thống điện và cải thiện nguồn nước ở nông thôn, vùng sâu vùng xa và miền núi và chủ yếu của một số nhà tài trợ như JICA, ADB, AFD, UNDP, UNICEP, UNIFAM, ILO, WB…Các dự án viện trợ không hoàn lại thường có nội dung tư vấn quốc tế chiếm tỷ trọng lớn, có dự án nội dung này chiếm tới 60% trên tổng vốn. Do các dự án viện trợ không hoàn lại có số tiền trên mỗi dự án nhỏ, thiết kế đơn giản ít nội dung và cơ chế giải ngân đơn giản nên kết quả giải ngân các dự án này thường đạt đúng tiến độ đề ra.

Theo phân tích từ phụ lục 3, số dự án được thực hiện trong giai đoan 2006- 2010 là 25 dự án với tổng số vốn là 1571,13 triệu USD. Với tỷ lệ giải ngân là 46%. Đây cũng là con số thấp so với tình hình giải ngân vốn ODA của cả nước trong giai đoạn này (trung bình 50 – 70%).

Quản lý ODA của Viện chiến lược phát triển trong việc phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, thì với kết quả phân tích trên về ngành cung cấp điện và cung cấp nước thì có thể nhận định là cần có sự thay đổi nhiều hơn nữa, nhất là trong chiến lược phát triển ngành năng lượng, Viện cần quan tâm nhiều hơn đến vấn đề quản lý nguồn vốn ODA để tỷ lệ giải ngân nguồn vốn ODA cho lĩnh vực này tăng lên và có thể tận dụng tối đa và sử dụng hiệu quả nguồn viện trợ không hoàn lại để phát triển hơn nữa ngành năng lượng của nước ta.

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong việc phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế tại Viện Chiến lược phát triể (Trang 37)

w