Nghiên cứu định lượng

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ Thư viện trường Đại Học Nha Trang (Trang 37)

Mục đích của bước nghiên cứu này là kiểm định mô hình lý thuyết đã được đặt ra, và đo lường các yếu tố tác động vào sự thỏa mãn của người sử dụng. Trong nghiên cứu định lượng, dữ liệu thứ cấp được thu thập từ khu ký túc xá; thư viện trường Đại học Nha Trang và đối tượng nghiên cứu là sinh viên từ năm 2 trở lên có sử dụng dịch vụ thư viện.

Phương pháp thu nhập thông tin: được sử dụng trong nghiên cứu này là phỏng vấn trực tiếp theo một bảng câu hỏi chi tiết đã được chuẩn bị sẵn ( Xem phụ lục số 02)

Phương pháp chọn mẫu : phương pháp thuận tiện.

Quy mô mẫu: Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp thuận tiện. Đó là

phương pháp chọn mẫu phi xác suất trong đó nhà nghiên cứu tiếp cận với phần tử

mẫu bằng phương pháp thuận tiện chọn những phần tử nào mà tiếp cận được, cở mẫu càng lớn càng tốt trong lấy mẫu thuận tiện là câu hỏi không có lời đáp rõ ràng, người nghiên cứu quyết định kích thước mẫu cảm tính và do hạn chế về tài chính là

yếu tố quan trọng nhất đối với việc xác định kích thước mẫu. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) số quan sát lớn hơn ( ít nhất ) 5 lần số biến, kích thước mẫu cần thiết là n = 160 (32 x 5). Để đạt kích thước mẫu đề ra tác giả dự kiến điều tra 220 mẫu. Dữ liệu sau khi được thu thập sẽ mã hóa, nhập liệu và làm sạch

với phần mềm SPSS for Window 16 và phân tích trên phần mềm SPSS 16.0.

Đo lường: được sử dụng cho nghiên cứu chính thức là bộ đo lường SERVPERF. Năm thành phần chất lượng của đo lường SERVPERF và một thành phần sự hài lòng được đánh giá sơ bộ thông qua phương pháp hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố EFA (exploratory factor analysis).

Hệ số tin cậy Cronbach alpha dùng để xác định độ tin cậy của thang đo các thành phần. Thang đo có độ tin cậy đáng kể khi hệ số Cronbach alpha lớn hơn 0.6. Hệ số tương quan biến tổng là hệ số tương quan của một biến với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo, do đó hệ số này càng cao, sự tương quan của các biến với các biến khác trong nhóm càng cao. Và hệ số tương quan biến tổng phải lớn hơn 0.3. Theo Nunally & Burnstein ( 1994) thì các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 được xem là biến rác và đương nhiên là bị loại khỏi thang đo.

Độ hội tụ (convergent validity) và độ tin cậy phân biệt ( discriminant validity)

của thang đo được đánh giá sơ bộ thông qua phương pháp phân tích nhân tố khám

phá EFA. Để thang đo đạt giá trị hội tụ thì hệ số tương quan đơn giữa các biến và các hệ số chuyển tải nhân tố ( Factor loading) phải lớn hơn hoặc bằng 0.4 trong một nhân tố. Để đạt độ giá trị phân biệt thì khác biệt giữa các hệ số chuyển tải phải lớn lơn hoặc bằng 0.3.

Số lượng nhân tố: số lượng nhân tố được xác định dựa vào chỉ số eigenvalue đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố. Theo tiêu chuẩn Kaiser thì những nhân tố có eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ bị loại khỏi mô hình nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ Thư viện trường Đại Học Nha Trang (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)