Thị phần của doanh nghiệp so với một số đối thủ cạnh tranh (tốc độ tăng trưởng thị phần)

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CÔNG TY THỦY GỐM XÂY DỰNG (Trang 31)

- Vai trò của Chính phủ

h.Thị phần của doanh nghiệp so với một số đối thủ cạnh tranh (tốc độ tăng trưởng thị phần)

tăng trưởng thị phần)

Khi thị phần của DN càng cao thì năng lực cạnh tranh của DN càng lớn và doanh lợi tiềm năng càng cao trong các cuộc đầu tư tương lai. Có hai loại thị phần:

- Thị phần của DN so với thị trường ngành: Doanh số của DN/ Tổng doanh số của thị trường

- Thị phần tương đối của DN: Doanh số của DN/ Doanh số của đối thủ cạnh tranh mạnh nhất

1.2.3.2 Phương pháp 2: phương pháp Thompson- Strickland

Phương pháp này gồm 4 bước: (A.J. Thompson và A.A. Strickland, 1996) Bước 1: Xác định danh mục các nhân tố, năng lực bộ phận cấu thành năng lực cạnh tranh của DN, danh mục này thay đổi theo ngành và sản phẩm cụ thể.

Năng lực cạnh tranh của DN chỉ bao gồm các nhân tố chủ quan, phán ảnh nội lực của DN, không bao gồm các nhân tố khách quan, các yếu tố môi trường kinh doanh và cũng không bao gồm các yếu tố ngoài nước.

Bước 2: Đánh giá định tính và cho điểm từng nhân tố, năng lực bộ phận đối với từng doanh nghiệp. Thường cho điểm từ 1 (yếu nhất) đến 10 (mạnh nhất). Tùy từng nhân tố cụ thể mà xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá để cho điểm một cách khách quan. Tuy nhiên, có một số nhân tố phải dựa vào quan sát và dư luận quần chúng, động thái thay đổi theo thời gian để đánh giá.

Có 2 phương pháp: Bình quân giản đơn và Bình quân qia quyền.

- Bình quân giản đơn

Trong đó: xi là điểm của nhân tố thứ i.

- Bình quân gia quyền

Trong đó: fi là quyền số, fi thường được chọn sao cho , khi đó fi được đánh giá theo tầm quan trọng, vị trí của từng nhân tố.

Bước 4: So sánh điểm số của các DN đẻ xác định vị thứ về năng lực cạnh tranh của các DN có thể so sánh, xác định vị trí các DN theo từng nhân tốt, cụm nhóm nhân tố và tổng thể các nhân tố.

Nếu có chuỗi thời gian về điểm số phản ánh năng lực cạnh tranh của DN, có thể vận dụng phân tích động thái, phân tích nhân tố nhiều chiều để đánh giá năng lực cạnh tranh của DN.

Như vậy để phân tích năng lực cạnh tranh bao gồm nhiều yếu tố, nhưng yếu tố nguồn lực và văn hóa doanh nghiệp cũng là nhân tố quan trọng quyết định năng lực cạnh tranh của DN.

1.3 Mối quan hệ hữu cơ giữa văn hóa doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh

Như vậy, qua tìm hiểu những lý luận chung về văn hóa doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh, ta có thể rút ra những kết luận như sau:

1.3.1 Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quan trọng giúp nâng cao năng lực cạnhtranh của doanh nghiệp tranh của doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp tạo nên nét đặc trưng riêng của doanh nghiệp, giúp phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác

Không một DN nào từ khi mới thành lập mà đã có được nền văn hóa của riêng mình. Chỉ khi DN đó trải qua quá trình hoạt động và học hỏi lâu dài, có những thành công và thất bại thì các yếu tố văn hóa mới được hình thành, chắt lọc để rồi tồn tại thành những giá trị văn hóa riêng, tạo nên bản sắc cho DN đó. Đó chính là thứ làm nên khác biệt của các DN so với phần còn lại, nếu họ có một nền VHDN tương đối tốt.

Văn hóa doanh nghiệp như một hệ thống các giá trị chuẩn mực chung tạo nên sự đồng tâm thống nhất giữa các thành viên trong doanh nghiệp

Thực tế đã chứng minh: hầu hết các công ty đạt thành quả hàng đầu đều có tập hợp xác định rõ niềm tin và sứ mệnh. Mục địch kinh doanh được xác định rõ ràng sẽ tạo nên niềm tin trong lòng các thành viên.

Ngược lại, các công ty có thành tích kém hơn nhiều là một trong hai loại: không có tập hợp niềm tin nhất quán nào hoặc có mục tiêu rõ ràng và được thảo luận rộng rãi nhưng chỉ là những mục tiêu có thể có thể lượng hóa được (mục tiêu tài chính) mà không có những mục tiêu mang tính chất định tính.

Chiến lược kinh doanh được xác định rõ ràng sẽ tạo nên niềm tin trong các thành viên. Chiến lược kinh doanh được xây dựng thành công sẽ tạo ra được tính thống nhất, và thu hút mọi thành viên làm việc vì mục đích và mục tiêu chung.

Văn hóa doanh nghiệp giúp củng cố lòng trung thành của nhân viên và thu hút nhân tài

Thực tế cho thấy, những nhân viên đến và ở lại DN lâu dài không chỉ vì những mức lương, đãi ngộ cao mà quan trọng hơn là vì môi trường nội bộ của DN có thể tạo được hứng thú, tạo cảm giác gần gũi đối với họ hay không. Điều này củng cố thêm tầm quan trọng của VHDN, khi mà bản thân nó là những cách thức mà các nhân viên trao đổi về cách làm việc, cũng như là những hoạt động ngoài lề… giúp cho người lao động cảm giác được quan tâm, chăm sóc, từ đó giúp tăng cường sự gắn bó với DN.

Văn hóa doanh nghiệp khích lệ khả năng sáng tạo và quá trình đổi mới trong doanh nghiệp

Sáng tạo và đổi mới là yếu tố tiên quyết để duy trì vị thế cạnh tranh của DN trên thương trường. Tại những DN có môi trường văn hóa mạnh mẽ sẽ nảy sinh sự tự lập sáng tạo của các nhân viên ở mức cao nhất, họ được khuyến khích để đưa ra sáng kiến, thậm chí là ở cả những nhân viên cấp cơ sở.

1.3.2 Năng lực cạnh tranh ảnh hưởng tới văn hóa doanh nghiệp

VHDN là một công cụ lợi hại giúp DN đạt được mục tiêu là lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Nhìn chung, tất cả các yếu tố khách trong kinh doanh, không riêng gì VHDN, đều hướng tới mục tiêu này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngược lại, lợi thế cạnh tranh cao sẽ giúp cho DN duy trì và phát triển môi trường văn hóa của công ty. Bản thân các nhân viên khi làm việc cho một DN mạnh

sẽ có nhiều niềm tin hơn, sẵn sàng cống hiến hơn. Một nền tàng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến sẽ duy trì được niềm tin của mọi thành viên đối với tiềm lực của công ty. Nguồn tài chính mạnh sẽ tiếp sức cho việc duy trì và củng cố các yếu tố văn hóa trong công ty. Nhà quản lý giỏi cùng với đội ngũ nhân viên có trình độ cao và lòng nhiệt thành với tổ chức sẽ là những nhân tố quyết định, chủ động ngày một phát triển, sáng tạo và nâng cao những giá trị văn hóa truyền thống của DN.

Kết luận chung

Tóm lại, giữa VHDN và năng lực cạnh tranh của DN có mối quan hệ qua lại chặt chẽ, bổ sung, hỗ trợ cho nhau trên con đường phát triển và tự khẳng định mình của DN. Một DN có khả năng phát triển bền vững sẽ có khả năng bảo tồn và giữ gìn bản sắc văn hóa của mình. Ngược lại, DN có môi trường văn hóa lành mạnh sẽ thu hút được nhân tài, khiến cho chất lượng lao động được nâng cao, DN được phát triển bền vững.

Vậy thực trạng phát triển VHDN nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh ở Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng Viglacera được thực hiện ra sao? Chúng ta sẽ tìm hiểu về vấn đề này trong chương 2 của khóa luận.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CÔNG TY THỦY GỐM XÂY DỰNG (Trang 31)